Giải KTPL 10 Bài 17: Pháp luật và đời sống - Chân trời sáng tạo
Hoidapvietjack.com trân trọng giới thiệu: Lời giải bài tập Giáo dục Pháp luật 10 Bài 17: Pháp luật và đời sống sách Chân trời sáng tạo hay nhất, chi tiết giúp học sinh dễ dàng làm bài tập KTPL 10 Bài 17.
Giải KTPL 10 Bài 17: Pháp luật và đời sống
Mở đầu trang 117 Kinh tế và Pháp luật 10: Em hãy đọc và nêu ý nghĩa 2 câu thơ dưới đây:
“…Bảy xin Hiến pháp ban hành
Trăm điều phải có thần linh pháp quyền.”
(Nguyễn Ái Quốc, Việt Nam yêu cầu ca, 1922)
Trả lời
- Hai câu thơ khẳng định vai trò của pháp luật đối với đời sống xã hội.
- Theo Nguyễn Ái Quốc, “thần linh” ở đây không phải là một sức mạnh siêu nhân nào đó, mà là sức mạnh của pháp luật. Nhà nước dân chủ Việt Nam không thể thiếu pháp luật.
1. Khái niệm pháp luật
Câu hỏi trang 118 Kinh tế và Pháp luật 10: Em hãy đọc tình huống sau và trả lời câu hỏi.
- Vì sao cảnh sát giao thông lập biên bản và tạm giữ bằng lái xe của anh D?
Trả lời
Yêu cầu số 1: Cảnh sát lập biên bản tạm giữ bằng lái xe của anh D vì: anh D chạy quá tốc độ, vi phạm an toàn giao thông.
Yêu cầu số 2:
- Quy tắc xử sự chung là: Quy tắc xử sự chung là tập hợp bộ quy tắc điều chỉnh các quan hệ xã hội trong phạm vi rộng, được sử dụng rộng rãi và phổ biến trong đời sống hàng ngày, các quy tắc xử sự này sau khoảng thời gian lâu dài được áp dụng điều chỉnh các quan hệ xã hội và được nhà nước công nhận theo trình tự thủ tục theo luật định nó sẽ trở thành các quy phạm pháp luật, ở mỗi quan hệ nó điều chỉnh thì nó sẽ trở thành quy phạm pháp luật trong quan hệ pháp luật đó.
- Ý nghĩa:
+ Là phương tiện để nhà nước quản lí xã hội
+ Là phương tiện để công dân thực hiện và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình.
2. Đặc điểm của pháp luật
Câu hỏi trang 118 Kinh tế và Pháp luật 10: Em hãy đọc thông tin dưới đây và trả lời câu hỏi.
(Theo Báo Tổi trẻ Online, ngày 27/02/2017)
Trả lời
Yêu cầu số 1: Ủy ban An toàn giao thông quốc gia thực hiện chương trình hỗ trợ mũ bảo hiểm cho phụ nữ dân tộc Thái nhằm đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông cho phụ nữ Thái, đồng thời nhằm giúp họ trang bị thêm kiến thức về pháp luật.
Yêu cầu số 2: Tính quy phạm phổ biến, tính quyền lực bắt buộc chung của pháp luật được thể hiện: việc đội mũ bảo hiểm là bắt buộc, ai cũng phải tuân thủ không có tiền lệ với bất cứ lí do gì, mũ bảo hiểm bình thường phụ nữa Thái không đội được thì thiết kế mũ bảo hiểm khác sao cho phù hợp hơn.
Yêu cầu số 3: Để các quy phạm pháp luật được áp dụng phổ biến vào đời sống thì cần phải được thể hiện qua hình thức nhất định, nói cách khác những quy định pháp luật phải được chứa đựng trong các nguồn luật như tập quán pháp, tiền lệ pháp, văn bản quy phạm pháp luật, ...
3. Vai trò của pháp luật trong đời sống
Câu hỏi trang 119 Kinh tế và Pháp luật 10: Em hãy đọc trường hợp sau và trả lời câu hỏi.
Câu hỏi:
- Hành vi xả thải vào môi trường của Nhà máy xi măng A đã vi phạm quy định của luật nào?
- Việc xử phạt nhà máy xi măng A thể hiện vai trò của pháp luật trong đời sống như thế nào?
Trả lời
- Hành vi xả thải vào môi trường của Nhà máy xi măng A đã vi phạm quy định của luật: Bảo vệ môi trường.
- Việc xử phạt nhà máy xi măng A thể hiện vai trò của pháp luật trong đời sống: bảo vệ môi trường khỏi những ô nhiễm, bảo vệ sức khỏe của công dân.
Câu hỏi trang 119 Kinh tế và Pháp luật 10: Em hãy đọc trường hợp sau và trả lời câu hỏi.
- Pháp luật đã bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp đối với bà H như thế nào?
Trả lời
- Pháp luật đã bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp đối với bà H, như:
+ Bà H có quyền khởi kiện công ti Y
+ Tòa án đã tuyên quyết định của công ti Y là trái pháp luật, từ đó công ti Y phải trả lại công việc và các chế độ theo quy định của pháp luật cho bà H.
- Pháp luật là phương tiện bảo vệ lợi ích của các lực lượng xã hội, bảo vệ tính mạng, tài sản của người dân. Bởi lẽ:
+ Pháp luật xác lập, ghi nhận các quyền của công dân trong các lĩnh vực đời sống xã hội; tạo cơ sở pháp lí để thực hiện quyền và yêu cầu Nhà nước bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình.
+ Pháp luật ngăn ngừa, xử lý các hiện tượng tiêu cực trong đời sống xã hội, thiết lập và bảo vệ trật tự có lợi trong các quan hệ xã hội vì cuộc sống hạnh phúc, yên bình của nhân dân, vì sự nghiệp xây dựng, phát triển đất nước.
Luyện tập
Luyện tập 1 trang 120 Kinh tế và Pháp luật 10: Em hãy thảo luận cùng các bạn và chp biết ý kiến của em về các phát biểu sau:
a. Pháp luật do mọi cơ quan nhà nước ban hành.
b. Pháp luật là tiêu chuẩn duy nhất đánh giá hành vi của con người.
Trả lời
- Ý kiến A. Không đồng tình. Pháp luật do quốc hội ban hành.
- Ý kiến B. Không đồng tình. Ngoài pháp luật còn rất nhiều tiêu chuẩn khác để đánh giá con người, ví dụ như đạo đức, lối sống...
- Ý kiến C. Không đồng tình. Tính quy phạm phổ biến của pháp luật có nghĩa là pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự, khuôn mẫu, tiêu chuẩn cho hành vi, áp dụng nhiều lần với nhiều đối tượng.
- Ý kiến D. Đồng tình.
Trả lời
- Nội dung a. Nghiêm cấm việc trả thù người khiếu nại, tố cáo hoặc lợi dụng quyền khiếu nại, tố cáo để vu khống làm hại người khác (khoản 3 Điều 30 Hiến pháp năm 2013).
=> Phân tích đặc điểm của pháp luật:
+ Tính quy phạm phổ biến: được áp dụng nhiều lần, trong phạm vi hiệu lực mà nó tác động đến, với nhiều đối tượng
+ Tính quyền lực, bắt buộc chung: mọi tổ chức, cá nhân đều phải thực hiện; mọi hành vi vi phạm đều bị xử lí nghiêm.
+ Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức: được ghi trong khoản 3 Điều 30 Hiến pháp năm 2013
- Nội dung b. Nhà nước bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của nười lao động, người sử dụng lao động và tạo điều kiện xây dựng quan hệ lao động tiến bộ, hài hòa và ổn định (khoản 2 Điều 57 Hiến pháp 2013).
=> Phân tích đặc điểm của pháp luật:
+ Tính quy phạm phổ biến: được áp dụng nhiều lần, trong phạm vi hiệu lực mà nó tác động đến, với nhiều đối tượng
+ Tính quyền lực, bắt buộc chung: mọi tổ chức, cá nhân đều phải thực hiện; mọi hành vi vi phạm đều bị xử lí nghiêm.
+ Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức: được ghi trong khoản 2 Điều 57 Hiến pháp 2013
- Nội dung c. Nghiêm cấm kì thị, phân biệt đối xử với trẻ em vì đặc điểm cá nhân, hoàn cảnh gia đình, giới tính, dân tộc, quốc tịch, tín ngưỡng, tôn giáo của trẻ em (khoản 8 Điều 6 Luật Trẻ em năm 2016).
=> Phân tích đặc điểm của pháp luật:
+ Tính quy phạm phổ biến: được áp dụng nhiều lần, trong phạm vi hiệu lực mà nó tác động đến, với nhiều đối tượng
+ Tính quyền lực, bắt buộc chung: mọi tổ chức, cá nhân đều phải thực hiện; mọi hành vi vi phạm đều bị xử lí nghiêm.
+ Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức: được ghi trong khoản 8 Điều 6 Luật Trẻ em năm 2016
- Nội dung d. Nghiêm cấm phát tán, thải ra môi trường chất độc hại, vi rút độc hại có khả năng lây nhiễm cho con người, động vật, vi sinh vật chưa được kiểm định, xác xúc vật chết do dịch bệnh và tác nhân độc hại khác đối với sức khỏe con người, sinh vật và tự nhiên (khoản 3 Điều 6 Luật Bảo vệ môi trường năm 2020).
=> Phân tích đặc điểm của pháp luật:
+ Tính quy phạm phổ biến: được áp dụng nhiều lần, trong phạm vi hiệu lực mà nó tác động đến, với nhiều đối tượng
+ Tính quyền lực, bắt buộc chung: mọi tổ chức, cá nhân đều phải thực hiện; mọi hành vi vi phạm đều bị xử lí nghiêm.
+ Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức: được ghi trong khoản 3 Điều 6 Luật Bảo vệ môi trường năm 2020
Luyện tập 3 trang 121 Kinh tế và Pháp luật 10: Em hãy đọc câu chuyện sau và trả lời câu hỏi.
Tủ sách pháp luật - người bạn thân tình
Một hôm, chị K - cháu gái bác M, đến nhờ bác giúp đỡ giải quyết việc xô xát với nhà anh hàng xóm. Chị kể:
- Bao năm qua, nhà cháu với nhà anh H không điều tiếng gì. Mới đây, anh H phá
nhà cũ, xây nhà mới ba tầng khiến vách tường nhà cháu nứt sâu một đường dài, có
nguy cơ sập đổ. Anh H khẳng định không vi phạm pháp luật vì chỉ xây nhà trên đất
nhà mình.
Nghe vậy, bác M nói với chị K cùng lên Uỷ ban nhân dân xã để được tư vấn, giải đáp. Cán bộ xã cho biết người xây dựng công trình làm ảnh hưởng đến nhà, các công trình liên kể thì phải bồi thường. Sau khi được cán bộ xã tư vấn, bác M và chị K đến nhà anh H, dùng tình làng nghĩa xóm sẻ chia, lấy những quy định của pháp luật để trao đổi chân tình. Nhờ đó, hai nhà thoả thuận mức bồi thường căn cứ trên thiệt hại thực tế. Vách tường nhà chị K được gia cố chắc chắn hơn. Hàng xóm lại thuận hoà như xưa. Chị K rưng rưng: “May nhờ có Tủ sách pháp luật, tình làng nghĩa xóm lại như xưa”.
Câu hỏi:
- Hành vi của anh H có đáng phê phán không? Vì sao?
- Pháp luật có vai trò như thế nào đối với sự việc của chị K?
Trả lời
- Hành vi của anh H đáng phê phán. Vì theo như luật pháp quy định thì anh H phải bồi thường thiệt hại cho nhà chị K, tuy nhiên anh H còn khẳng định mình không vi phạm pháp luật và xô xát với nhà chị K là không nên.
- Vai trò của pháp luật trong tình huống trên: làm rõ sự việc đúng sai, phải trái, công bằng; bảo vệ quyền lợi của chị K.
Luyện tập 4 trang 122 Kinh tế và Pháp luật 10: Em hãy đọc trường hợp sau và trả lời câu hỏi.
- Theo em, hành vi của anh P và chị Q có vi phạm pháp luật không? Vì sao?
- Hành vi của anh P và chị Q ảnh hưởng như thế nào đến đời sống xã hội?
Trả lời
- Hành vi của anh P và chị Q là hành vi vi phạm pháp luật. Vì anh chị đã lấy đồ không phải của mình đem về cất giấu, chiếm đoạt tài sản của tài xế A.
- Hành vi của anh chị có ảnh hưởng đến đời sống xã hội: tạo thành 1 hình ảnh xấu trong mắt người khác gây mất thiện cảm; trẻ em có thể học theo những hành vi không tốt ấy; ảnh hưởng đến kinh tế của chủ xe tải.
Vận dụng
Vận dụng 1 trang 122 Kinh tế và Pháp luật 10: Em hãy cùng bạn làm việc nhóm, tìm hiểu 1 trường hợp pháp luật bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân trong thực tế cuộc sống.
Trả lời
- Trường hợp: Chị A là vợ anh B, thường xuyên bị anh B đánh đập lúc say rượu. Ban đầu chị nhẫn nhìn vì con cái. Sau đó, do bị đánh đạp dã man quá chị đã đến cơ quan công an trình báo. Cơ quan yêu cầu chị đến bệnh viện kiểm tra xác định mức độ nghiêm trọng của vết thương. Sau đó Tòa đồng ý yêu cầu khởi kiện li hôn của chị A, và yêu cầu anh B bồi hường thỏa đáng.
- Vai trò của pháp luật: Pháp luật cho phép người dân được bảo đảm về quyền nhân thân, danh dự. Công dân có quyền trình báo cơ quan chức năng khi danh dự, nhân phẩm, sức khỏe của mình bị xâm phạm:
Vận dụng 2 trang 122 Kinh tế và Pháp luật 10: Em hãy vẽ tranh tuyên truyền nội dung “Sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật.”
Trả lời
(*) Sản phẩm tham khảo