Công nghệ 11 Bài 5: Hình chiếu trục đo hay, chi tiết

Lý thuyết tổng hợp Công nghệ lớp 11 Bài 5: Hình chiếu trục đo, chọn lọc năm 2021 – 2022 mới nhất gồm tóm tắt lý thuyết và hơn 500 bài tập ôn luyện Công nghệ 11. Hy vọng bộ tổng hợp lý thuyết Công nghệ lớp 11 sẽ giúp học sinh củng cố kiến thức, ôn tập và đạt điểm cao trong các bài thi trắc nghiệm môn Công nghệ 11.

8149
  Tải tài liệu

Lý thuyết Công nghệ 11 Bài 5: Hình chiếu trục đo (hay, chi tiết)

I - KHÁI NIỆM

1. Thế nào là hình chiếu trục đo?

Để dễ nhận biết hình dạng vật thể, trên bản vẽ kĩ thuật thường dùng hình ba chiều như hình chiếu trục đo hoặc hình chiếu phối cảnh để bổ sung cho các hình chiếu vuông góc.

Lý thuyết Công nghệ 11 Bài 5: Hình chiếu trục đo (hay, chi tiết)

Một vật thể gắn vào hệ trục toạ độ vuông góc OXYZ với các trục toạ độ đặt theo ba chiều dài, rộng, cao của vật thể.

Chiếu vật thể cùng hệ trục toạ độ vuông góc lên mặt phắng hình chiếu P’ theo phương chiếu l (l không song song với P’ và bất cứ trục toạ độ nào). Kết quả thu được V’ trên P’ - đó chính là hình chiếu trục đo của V.

Vậy Hình chiếu trục đo là hình biểu diễn ba chiều của vật thể, được xây dựng bằng phép chiếu song song.

2. Thông số cơ bản của hình chiếu trục đo

a) Góc trục đo

Trong phép chiếu trên, hình chiếu của các trục toạ độ là các trục O’X’; O’Y’ O’Z’ gọi là các trục đo. Góc giữa các trục đo gọi là góc trục đo

b) Hệ số biến dạng

Hệ số biến dạng là tỉ số độ dài hình chiếu của một đoạn thẳng nằm trên trục toạ độ với độ dài thực của đoạn thẳng đó.

Lý thuyết Công nghệ 11 Bài 5: Hình chiếu trục đo (hay, chi tiết) là hệ số biến dạng theo trục O’X’

Lý thuyết Công nghệ 11 Bài 5: Hình chiếu trục đo (hay, chi tiết) là hệ số biến dạng theo trục O’Y’

Lý thuyết Công nghệ 11 Bài 5: Hình chiếu trục đo (hay, chi tiết) là hệ số biến dạng theo trục O’Z’

Góc trục đo và hệ số biến dạng là hai thông số cơ bản của hình chiếu trục đo. Trên bản vẽ kĩ thuật thường dùng hai loại hình chiếu trục đo vuông góc đều và hình chiếu trục đo xiên góc cân.

A. Lý thuyết

II - HÌNH CHIẾU TRỤC ĐO VUÔNG GÓC ĐỀU

Trong hình chiếu trục đo vuông góc đều, phương chiếu vuông góc với mặt phẳng hình chiếu và ba hệ số biến dạng bằng nhau.

1. Thông số cơ bản

a) Góc trục đo: Lý thuyết Công nghệ 11 Bài 5: Hình chiếu trục đo (hay, chi tiết)

Lý thuyết Công nghệ 11 Bài 5: Hình chiếu trục đo (hay, chi tiết)

b) Hệ số biến dạng: p = q = r

Để thuận tiện cho việc dựng hình, thường dùng hệ số biến dạng quy ước p = q = r = l và trục O’Z’ biểu thị chiều cao được đặt thẳng đứng.

2. Hình chiếu trục đo của hình tròn

Hình chiếu trục đo vuông góc đều của một hình tròn nằm trong các mặt phẳng song song với các mặt toạ độ là một hình Elip theo các hướng khác nhau.

Nếu vẽ theo hệ số biến dạng quy ước (p=q=r=1) thì các elip đó có trục dài bằng 1,22d và trục ngắn bằng 0,71d (d là đường kính của hình tròn)

Lý thuyết Công nghệ 11 Bài 5: Hình chiếu trục đo (hay, chi tiết)

Hình chiếu trục đo vuông góc đều được ứng dụng để biểu diễn các vật thể có các lỗ tròn.

II - HÌNH CHIẾU TRỤC ĐO XIÊN GÓC CÂN

Trong hình chiếu trục đo xiên góc cân, phương chiếu không vuông góc với mặt phẳng chiếu, mặt phẳng toạ độ XOZ đặt song song với mặt phẳng hình chiếu (XOZ // (P’)). Có các thông số cơ bản sau:

1. Góc trục đo: Lý thuyết Công nghệ 11 Bài 5: Hình chiếu trục đo (hay, chi tiết)

Lý thuyết Công nghệ 11 Bài 5: Hình chiếu trục đo (hay, chi tiết)

2. Hệ số biến dạng: p = r = 1; q = 0.5

Trong hình chiếu trục đo xiên góc cân, các mặt của vật thể song song với mặt phẳng toạ độ XOZ không bị biến dạng.

Hình 5.6 là hình chiếu trục đo xiên góc cân của tấm đệm.

III - CÁCH VẼ HÌNH CHIẾU TRỤC ĐO

Căn cứ vào đặc điểm hình dạng của vật thể để chọn cách vẽ thích hợp

Để thuận tiện cho việc dựng hình, thường đặt các trục toạ độ theo chiều dài, chiều rộng và chiều cao của vật thể, sau đó vẽ hình hộp ngoại tiếp theo các kích thước dài, rộng, cao của vật thể.

Lý thuyết Công nghệ 11 Bài 5: Hình chiếu trục đo (hay, chi tiết)

Bài viết liên quan

8149
  Tải tài liệu