Công nghệ 11 Bài 15: Vật liệu cơ khí hay, chi tiết
Lý thuyết tổng hợp Công nghệ lớp 11 Bài 15: Vật liệu cơ khí , chọn lọc năm 2021 – 2022 mới nhất gồm tóm tắt lý thuyết và hơn 500 bài tập ôn luyện Công nghệ 11. Hy vọng bộ tổng hợp lý thuyết Công nghệ lớp 11 sẽ giúp học sinh củng cố kiến thức, ôn tập và đạt điểm cao trong các bài thi trắc nghiệm môn Công nghệ 11.
Lý thuyết Công nghệ 11 Bài 15: Vật liệu cơ khí (hay, chi tiết)
A. Lý thuyết
I - MỘT SỐ TÍNH CHẤT ĐẶC TRƯNG CỦA VẬT LIỆU
Muốn chọn đúng vật liệu cần phải biết tính chất đặc trưng của nó. Vật liệu có các tính chất cơ học, lí học và hoá học khác nhau. Ở đây chỉ giới thiệu ba tính chất đặc trưng về cơ học là độ bền, độ dẻo và độ cứng
1. Độ bền
Độ bền hiển thị khả năng chống lại biến dạng dẻo hay phá huỷ của vật liệu, dưới tác dụng ngoại lực. Độ bền là chỉ tiêu cơ bản của vật liệu. Giới hạn bền σb đặc trưng cho độ bền vật liệu. Vật liệu có giới hạn bền càng lớn thì độ bền càng cao. Giới hạn bền được chia làm 2 lọai:
- σbk (N/mm2) đặc trưng cho độ bền kéo vật liệu.
- σbn (N/mm2) đặc trưng cho độ bền nén vật liệu.
2. Độ dẻo
Độ dẻo hiển thị khả năng biến dạng dẻo của vật liệu dưới tác dụng của ngoại lực.
Độ dãn dài tương đối KH δ(%) đặc trưng cho độ dẻo vật liệu. Vật liệu có độ dãn dài tương đối δ(%) càng lớn thì độ dẻo càng cao.
3. Độ cứng
Là khả năng chống lại biến dạng dẻo của lớp bề mặt vật liệu dưới tác dụng của ngọai lực thông qua các đầu thử có độ cứng cao được gọi là không biến dạng.
Trong thực tế thường sử dụng các đơn vị đo độ cứng sau:
- Độ cứng Brinen ( ký hiệu HB) đo các vật liệu có độ cứng thấp. Vật liệu càng cứng có chỉ số đo HB càng lớn.
Ví dụ : Gang sám (180 – 240 HB).
- Độ cứng Roc ven ( ký hiệu HRC) đo các vật liệu có độ cứng trung bình hoặc độ cứng cao như thép đã luyện nhiệt. Vật liệu càng cứng có chỉ số Rocven càng cao.
Ví dụ : thép 45 (40 – 50 HRC).
- Độ cứng Vic ker ( ký hiệu HV) đo các loại vật liệu có độ cao. Vật liệu càng cứng thì có chỉ số đo HV càng lớn
Ví dụ: Hợp kim (13500 – 16500 HV)
Ngoài các vật liệu kim loại đã học ở lớp 8 như gang, thép,… bài này giới thiệu thêm một số loại vật liệu thông dụng khác.
Bài viết liên quan
- Công nghệ 11 Bài 13: Lập bản vẽ kĩ thuật bằng máy tính hay, chi tiết
- Công nghệ 11 Bài 14: Ôn tập phần - Vẽ kĩ thuật hay, chi tiết
- Công nghệ 11 Bài 16: Công nghệ chế tạo phôi hay, chi tiết
- Công nghệ 11 Bài 17: Công nghệ cắt gọt kim loạihay, chi tiết
- Công nghệ 11 Bài 18: Thực hành: Lập quy trình công nghệ chế tạo một chi tiết đơn giản trên máy tiệnhay, chi tiết