Có nhiều vụ tai nạn giao thông xảy ra do người lái xe uống rượu

Lời giải Bài 12.20* trang 48 SBT Hóa học 10 sách Chân trời sáng tạo hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Hóa học 10.

327


Giải SBT Hóa học 10 Chân trời sáng tạo Bài 12: Phản ứng oxi hóa – khử và ứng dụng trong cuộc sống

Bài 12.20* trang 48 SBT Hóa học 10: Có nhiều vụ tai nạn giao thông xảy ra do người lái xe uống rượu. Theo luật định, hàm lượng ethanol trong máu người lái xe không vượt quá 0,02% theo khối lượng. Để xác định hàm lượng ethanol trong máu của người lái xe cần chuẩn độ ethanol bằng K2Cr2O7 trong môi trường acid. Khi đó Cr+6 bị khử thành Cr+3, ethanol (C2H5OH) bị oxi hóa thành acetaldehyde (CH3CHO).

a) Hãy viết phương trình hóa học của phản ứng.

b) Khi chuẩn độ 25 g huyết tương máu của một lái xe cần dùng 20 mL dung dịch K2Cr2O7 0,01M. Người lái xe đó có vi phạm luật hay không? Tại sao? Giả sử rằng trong thí nghiệm trên chỉ có ethanol tác dụng với K2Cr2O7.

Lời giải:

Chú ý: Muốn biết lái xe có vi phạm luật hay không cần phải tính hàm lượng ethanol

trong máu người lái xe, sau đó so sánh với tiêu chuẩn cho phép để kết luận.

a) Phương trình hóa học của phản ứng chuẩn độ:

3CH3CH2OH+K2Cr2O7+4H2SO43CH3CHO+Cr2SO43+K2SO4+7H2O

b) Theo phương trình hóa học có:

Số mol ethanol = 3nK2Cr2O7=3 × 0,01 × 0,02 = 0,0006 mol. 

C% (ethanol) = 46.0,000625.100%= 0,11% > 0,02%

Vậy người lái xe phạm luật.

Bài viết liên quan

327