Trắc nghiệm Hóa 10 Bài 17: Tính chất vật lí và hóa học các đơn chất nhóm VIIA

Bộ 15 bài tập trắc nghiệm Hóa 10 Bài 17: Tính chất vật lí và hóa học các đơn chất nhóm VIIA có đáp án đầy đủ gồm các câu hỏi trắc nghiệm đầy đủ các mức độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng, vận dung cao sách Chân trời sáng tạo giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Hóa 10 Bài 17.

288
  Tải tài liệu

Trắc nghiệm Hóa 10 Bài 17: Tính chất vật lí và hóa học các đơn chất nhóm VIIA - Chân trời sáng tạo

Câu 1. Cho phản ứng: Cl2 + NaOH >70oC

Sản phẩm của phản ứng là

A. NaCl và H2O;

B. NaCl, NaClO và H2O;

C. NaCl, NaClO3 và H2O;

D. Không phản ứng.

Đáp án: C

Giải thích:

3Cl2 + 6NaOH >70oC 5NaCl + NaClO3 + 3H2O.

Do đó sản phẩm của phản ứng là: NaCl, NaClO3 và H2O.

Câu 2. Các khoáng chất fluorite, fluorapatite, cryolite đều chứa nguyên tố

A. F;

B. Cl;

C. Br;

D. I.

Đáp án: A

Giải thích:

Quặng fluorite (CaF2); quặng cryolite (Na3AlF6); quặng fluorapatite (Ca5F(PO4)3).

Do đó các khoáng chất này đều chứa nguyên tố F.

Câu 3. Nguyên tố halogen có hàm lượng nhiều nhất trong tự nhiên là

A. fluorine (F);

B. chlorine (Cl);

C. iodine (I)

D. bromine (Br).

Đáp án: B

Giải thích:

Nguyên tố chlorine (Cl) có nhiều trong nước biển mà 71% bề mặt Trái Đất được bao phủ bởi biển và đại dương nên trong các nguyên tố halogen thì chlorine có hàm lượng nhiều nhất trong tự nhiên.

Câu 4. Các nguyên tố nhóm VIIA gồm

A. fluorine, chlorine, bromine, iodine và hai nguyên tố phóng xạ astatine, tennessine;

B. sulfur, chlorine, bromine, indium và hai nguyên tố phóng xạ astatine, tennessine;

C. fluorine, chlorine, boron, iodine và hai nguyên tố phóng xạ astatine, tennessine;

D. fluorine, calcium, boron, iodine và hai nguyên tố phóng xạ astatine, tennessine.

Đáp án: A

Giải thích:

Các nguyên tố nhóm VIIA gồm: fluorine (F), chlorine (Cl), bromine (Br), iodine (I) và hai nguyên tố phóng xạ astatine (At), tennessine (Ts).

Câu 5. Phát biểu đúng là

A. Trong tự nhiên, halogen chỉ tồn tại ở dạng đơn chất;

B. Trong tự nhiên, halogen tồn tại ở chủ yếu ở dạng đơn chất;

C. Trong tự nhiên, halogen chỉ tồn tại ở dạng hợp chất. Hợp chất chủ yếu của halogen là muối halide;

D. Trong tự nhiên, halogen chỉ tồn tại ở dạng hợp chất là muối halide.

Đáp án: C

Giải thích:

Trong tự nhiên, halogen chỉ tồn tại ở dạng hợp chất. Hợp chất chủ yếu của halogen là muối halide.

Câu 6. Nhận định sai về đặc điểm lớp electron ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố halogen là

A. đều có 5 electron ở lớp ngoài cùng;

B. phân lớp s có 2 electron;

C. phân lớp p có 5 electron;

D. chưa đạt cấu hình electron bền vững như khí hiếm.

Đáp án: A

Giải thích:

Lớp electron ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố halogen có 7 electron, trong đó 2 electron trên phân lớp s và 5 electron trên phân lớp p; chưa đạt cấu hình electron bền vững như khí hiếm.

Vậy nhận định A sai.

Câu 7. Kết luận đúng là

A. Đơn chất halogen tồn tại ở dạng phân tử X2;

B. Liên kết trong phân tử đơn chất halogen là liên kết cộng hóa trị phân cực;

C. Liên kết trong phân tử đơn chất halogen là liên kết cộng hóa trị không phân cực;

D. Cả A và C đều đúng.

Đáp án: D

Giải thích:

Do nguyên tử các nguyên tố halogen đều có 7 electron lớp ngoài cùng, thiếu 1 electron để đạt cấu hình bền vững giống khí hiếm. Do đó mỗi hai nguyên tử halogen góp chung 1 cặp electron để hình thành phân tử.

Công thức cấu tạo: X – X; Công thức phân tử X2.

Liên kết trong phân tử đơn chất halogen là liên kết cộng hóa trị không phân cực.

Câu 8. Đơn chất halogen ở có màu vàng lục là

A. F2

B. Cl2

C. Br2

D. I2

Đáp án: B

Giải thích:

Đơn chất halogen có màu vàng lục là Cl2.

Câu 9. Kết luận sai là

A. Màu sắc của các đơn chất halogen đậm dần từ fluorine đến iodine;

B. Trạng thái tập hợp của đơn chất ở 20°C thay đổi: fluorine và chlorine ở thể khí, bromine ở thể lỏng, iodine ở thể rắn;

C. Nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi giảm dần fluorine đến iodine;

D. Các đơn chất halogen tan ít trong nước, tan nhiều trong các dung môi hữu cơ (riêng fluorine phản ứng mãnh liệt với nước).

Đáp án: C

Giải thích:

Nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi giảm dần fluorine đến iodine ⇒ sai.

Nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi của đơn chất halogen bị ảnh hưởng bởi tương tác van der Waals giữa các phân tử. Từ fluorine đến iodine, khối lượng phân tử và bán kính nguyên tử tăng, làm tăng tương tác van der Waals, dấn đến nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi tăng.

Câu 10. Phát biểu đúng là

A. Tính chất hóa học đặc trưng của halogen là tính oxi hóa mạnh, tính oxi hóa tăng dần từ fluorine đến iodine;

B. Tính chất hóa học đặc trưng của halogen là tính khử mạnh, tính khử tăng dần từ fluorine đến iodine;

C. Tính chất hóa học đặc trưng của halogen là tính khử mạnh, tính khử giảm dần từ fluorine đến iodine;

D. Tính chất hóa học đặc trưng của halogen là tính oxi hóa mạnh, tính oxi hóa giảm dần từ fluorine đến iodine.

Đáp án: D

Giải thích:

Tính chất hóa học đặc trưng của halogen là tính oxi hóa mạnh, tính oxi hóa giảm dần từ fluorine đến iodine.

Câu 11. Phản ứng nào dưới đây sai?

A. 2Fe + 3Cl2to 2FeCl3

B. H2 + I2 to,Pt2HI

C. Cl2 + H2O ⇄ HCl + HClO

D. F2 + H2O ⟶ HF + HFO

Đáp án: D

Giải thích:

Fluorine phản ứng mạnh với nước, bốc cháy trong hơi nước nóng theo phản ứng:

2F2 + 2H2O ⟶ 4HF + O2 ↑

Do đó, phản ứng D sai.

Câu 12. Vị trí của nhóm halogen trong bảng tuần hoàn là

A. nhóm VIIB;

B. nhóm IA;

C. nhóm VIIIA;

D. nhóm VIIA.

Đáp án: D

Giải thích:

Vị trí của nhóm halogen trong bảng tuần hoàn là nhóm VIIA.

Câu 13. Cho thí nghiệm: nhỏ vào ống nghiệm chứa 2 ml dung dịch sodium iodine (có sẵn vài giọt hồ tinh bột) vài giọt nước chlorine rồi lắc nhẹ. Hiện tượng xảy ra là

A. Không xảy ra hiện tượng;

B. Xuất hiện chất rắn màu đen tím;

C. Dung dịch chuyển màu vàng nâu;

D. Dung dịch chuyển màu xanh tím.

Đáp án: D

Giải thích:

Halogen mạnh đẩy halogen yếu hơn ra khỏi dung dịch muối (trừ F2).

Mà chlorine có tính oxi hóa mạnh hơn iodine nên đẩy được iodine ra khỏi dung dịch sodium iodine.

Cl2 (aq) + 2NaI (aq) ⟶ 2NaCl (aq) + I2 (aq)

I2 (aq) + hồ tinh bột ⟶ dung dịch có màu xanh tím.

Câu 14. Cho mẩu giấy màu ẩm vào bình khí chlorine. Hiện tượng xảy ra là

A. Giấy màu ẩm bị mất màu;

B. Giấy màu ẩm chuyển sang màu đen;

C. Giấy màu ẩm tan dần đến hết;

D. Không hiện tượng.

Đáp án: A

Giải thích:

Giấy màu ẩm làm cho khí chlorine tiếp xúc với giấy màu ẩm theo.

Mà khí chlorine ẩm có tính tẩy màu.

Cl2 + H2O ⇄ HCl + HClO (HClO có tính tẩy màu)

Do đó tờ giấy màu bị mất màu.

Câu 15. Sử dụng làm chất tẩy trắng và khử trùng nước là ứng dụng của

A. fluorine;

B. chlorine;

C. iodine;

D. bromine.

Đáp án: B

Giải thích:

Chlorine là chất oxi hóa mạnh, được sử dụng làm chất tẩy trắng và khử trùng nước.

Các câu hỏi trắc nghiệm Hóa 10 sách Chân trời sáng tạo có đáp án, chọn lọc khác:

Bài viết liên quan

288
  Tải tài liệu