Trắc nghiệm Hóa 10 Bài 18: Hydrogen halide và một số phản ứng của ion halide
Bộ 15 bài tập trắc nghiệm Hóa 10 Bài 18: Hydrogen halide và một số phản ứng của ion halide có đáp án đầy đủ gồm các câu hỏi trắc nghiệm đầy đủ các mức độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng, vận dung cao sách Chân trời sáng tạo giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Hóa 10 Bài 18.
Trắc nghiệm Hóa 10 Bài 18: Hydrogen halide và một số phản ứng của ion halide - Chân trời sáng tạo
Câu 1. Dung dịch hydrohalic acid nào không được bảo quản trong lọ thủy tinh?
A. HCl;
B. HF;
C. HBr;
D. HI.
Đáp án: B
Giải thích:
Hydrofluoric acid (HF) có tính chất đặc biệt là ăn mòn thủy tinh theo phản ứng:
SiO2 + 4HF ⟶ SiF4 + 2H2O
Do đó không bảo quản dung dịch HF trong lọ thủy tinh.
Câu 2. Quá trình ion halide bị oxi hóa thành đơn chất tương ứng là
A. ⟶ + 2e;
B. + 2e ⟶ ;
C. + 2e ⟶ ;
D. ⟶ + 2e.
Đáp án: A
Giải thích:
Câu 3. Nhận định sai khi nói về tính acid của các dung dịch HCl, HBr, HI là
A. làm quỳ tím chuyển màu xanh;
B. tác dụng với kim loại đứng trước hydrogen trong dãy hoạt động hóa học;
C. tác dụng với basic oxide, base;
D. tác dụng với một số muối.
Đáp án: A
Giải thích:
Các dung dịch HCl, HBr, HI có tính acid nên làm quỳ tím chuyển màu đỏ.
Do đó, nhận định A sai.
Câu 4. Hydrogen halide là
A. đơn chất halogen (X2);
B. hợp chất của hydrogen với halogen (HX);
C. hợp chất của hydrogen với chlorine (HCl);
D. hợp chất của hydrogen với halogen và oxygen (HXO).
Đáp án: B
Giải thích:
Câu 5. Cho phản ứng: KI + H2SO4⟶ I2 + H2S + K2SO4 + H2O
Hệ số cân bằng của H2SO4 là
A. 8
B. 5
C. 4
D. 3
Đáp án: B
Giải thích:
+ ⟶ + + K2SO4 + H2O
⇒ 8 + 5 ⟶ 4 + + 4K2SO4 + 4H2O
Câu 6. Cho phản ứng: NaCl + H2SO4 đặc
Sản phẩm thu được là
A. NaHSO4 và HCl;
B. Cl2, SO2, Na2SO4 và H2O;
C. Na2SO4 và HCl;
D. Không phản ứng.
Đáp án: C
Giải thích:
Câu 7. Khi phản ứng với sulfuric acid đặc thì:
(1) Ion Cl− khử H2SO4 trong dung dịch H2SO4 đặc thành SO2.
(2) Ion Br− khử H2SO4 trong dung dịch H2SO4 đặc thành SO2.
(3) Ion I− khử H2SO4 trong dung dịch H2SO4 đặc thành H2S, S, SO2 tùy vào điều kiện phản ứng.
Khẳng định đúng là
A. (1)
B. (1), (2) và (3)
C. (2) và (3)
D. (1) và (2)
Đáp án: C
Giải thích:
Khi phản ứng với sulfuric acid đặc thì:
(1) Ion Cl− khử H2SO4 trong dung dịch H2SO4 đặc thành SO2 ⇒ sai. Vì ion Cl− không khử được H2SO4 nên chỉ xảy ra phản ứng trao đổi.
(2) Ion Br− khử H2SO4 trong dung dịch H2SO4 đặc thành SO2 ⇒ đúng.
(3) Ion I− khử H2SO4 trong dung dịch H2SO4 đặc thành H2S, S, SO2 tùy vào điều kiện phản ứng ⇒ đúng.
Câu 8. Hydrohalic acid có tính acid mạnh nhất là
A. Hydrochloric acid;
B. Hydrofluoric acid;
C. Hydrobromic acid;
D. Hydroiodic acid.
Đáp án: D
Giải thích:
Tính acid của các hydrohalic acid tăng dần từ hydrochloric acid (HF) đến hydroiodic acid (HI).
Do đó hydroiodic acid có tính acid mạnh nhất.
Câu 9. Nguyên nhân chủ yếu làm tăng độ mạnh của các acid theo dãy từ HF đến HI là do
A. sự tăng khối lượng phân tử từ HF đến HI;
B. sự giảm độ phân cực của liên kết từ HF đến HI;
C. sự giảm độ bền liên kết từ HF đến HI;
D. sự tăng kích thước từ HF đến HI.
Đáp án: C
Giải thích:
Câu 10. Phản ứng nào dưới đây chứng minh tính khử của các ion halide?
A. BaCl2 + H2SO4 ⟶ BaSO4 ↓ + 2HCl;
B. HI + NaOH ⟶ NaI + H2O;
C. 2HBr + H2SO4 ⟶ Br2 + SO2 ↑ + 2H2O;
D. CaO + 2HCl ⟶ CaCl2 + H2O.
Đáp án: C
Giải thích:
+ H2SO4 ⟶ BaSO4 ↓ + 2
+ NaOH ⟶+ H2O
CaO + 2⟶+ H2O
Phản ứng chứng minh tính khử của các ion halide là:
2+ H2SO4 ⟶ + SO2 ↑ + 2H2O
Bromide có số oxi hóa tăng từ − 1 lên 0, thể hiện tính khử trong phản ứng.
Câu 11. Trong các ion halide X-, ion có tính khử mạnh nhất là
A. F−
B. I−
C. Br−
D. Cl−
Đáp án: B
Giải thích:
Câu 12. Hydrogen halide có nhiệt độ sôi cao nhất là
A. HF;
B. HCl;
C. HBr;
D. HI.
Đáp án: A
Giải thích:
Từ HCl đến HI nhiệt độ sôi tăng dần. Riêng HF có nhiệt độ sôi cao nhất, cao bất thường do tạo được liên kết hydrogen liên phân tử.
… H – F … H – F …
Câu 13. Nhỏ vài giọt dung dịch silver nitrate vào ống nghiệm chứa dung dịch hydrohalic acid thì thấy không có hiện tượng xảy ra. Công thức của hydrohalic acid đó là
A. HCl;
B. HF;
C. HBr;
D. HI.
Đáp án: B
Giải thích:
AgNO3 (aq) + HF (aq) ⟶ Không xảy ra phản ứng.
Do đó, không có hiện tượng xảy ra.
Câu 14. Thuốc thử để phân biệt dung dịch NaCl và NaNO3 là
A. Dùng quỳ tím;
B. Dùng dung dịch H2SO4;
C. Dùng dung dịch Ca(OH)2;
D. Dùng dung dịch AgNO3.
Đáp án: D
Giải thích:
AgNO3(aq)+ NaNO3(aq)⟶ không phản ứng.
Do đó không hiện tượng.
AgNO3(aq)+ NaCl(aq) ⟶ NaNO3(aq)+ AgCl (s)↓ (trắng)
Hiện tượng: xuất hiện kết tủa trắng.
Vậy thuốc thử để phân biệt dung dịch NaCl và NaNO3 là dung dịch AgNO3.
Câu 15. Dùng để loại bỏ gỉ thép; sản xuất chất tẩy rửa nhà vệ sinh, các hợp chất vô cơ và hữu cơ phục vụ cho đời sống, sản xuất… là ứng dụng của
A. hydrogen fluoride;
B. hydrogen chloride;
C. hydrogen bromide;
D. hydrogen iodide;
Đáp án: B
Giải thích:
Các câu hỏi trắc nghiệm Hóa 10 sách Chân trời sáng tạo có đáp án, chọn lọc khác: