Người ta sử dụng biểu thức T = (I – E) : 12 để biểu diễn số tiền tiết kiệm trung bình mỗi tháng

Lời giải Bài 8 trang 88 Toán 6 sách Cánh diều hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Toán 6.

244


Giải Toán 6 Cánh diều Bài tập cuối chương 2

Bài 8 trang 88 Toán lớp 6 Tập 1: Người ta sử dụng biểu thức T = (I – E) : 12 để biểu diễn số tiền tiết kiệm trung bình mỗi tháng của một người, trong đó I là tổng thu nhập và E là tổng chi phí trong một năm của người đó. Bác Dũng có số tiền tiết kiệm trung bình mỗi tháng là 3 triệu đồng và tổng chi phí cả năm là 84 triệu đồng. Tính tổng thu nhập cả năm của bác Dũng.

Lời giải:

Bác Dũng có số tiền tiết kiệm trung bình mỗi tháng là 3 triệu đồng hay T = 3 triệu đồng. 

Tổng chi phí cả năm của bác là 84 triệu đồng, hay E = 84 triệu đồng

Ta cần tìm tổng thu nhập I cả năm của bác Dũng.

Khi đó ta có biểu thức T = (I – E) : 12 với T = 3, E = 84

Thay T = 3 và E = 84 vào biểu thức trên ta được: 

3 = (I – 84) : 12 

Hay (I – 84) : 12 = 3 

         I – 84         = 3 . 12 

         I – 84          = 36 

         I                  = 36 + 84 

         I                  = 120. 

Vậy tổng thu nhập cả năm của bác Dũng là 120 triệu đồng. 

Bài viết liên quan

244