Trắc nghiệm Toán 10 Bài 3: Các số liệu đặc trưng đo mức độ phân tán cho mẫu số liệu không ghép nhóm

Bộ 15 bài tập trắc nghiệm Toán 10 Bài 3: Các số liệu đặc trưng đo mức độ phân tán cho mẫu số liệu không ghép nhóm có đáp án đầy đủ gồm các câu hỏi trắc nghiệm đầy đủ các mức độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng, vận dung cao sách Cánh diều giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Toán 10 Bài 3.

469
  Tải tài liệu

Trắc nghiệm Toán 10 Bài 3: Các số liệu đặc trưng đo mức độ phân tán cho mẫu số liệu không ghép nhóm - Cánh diều

Câu 1. Thời gian chạy 50 m của 20 học sinh được ghi lại trong bảng sau đây:

Thời gian

(giây)

8,3

8,4

8,5

8,7

8,8

Tần số

2

3

9

5

1

Hãy tìm độ lệch chuẩn của mẫu số liệu đã cho.

A. 0,14;

B. 0,0191;

C. 8,53;

D. 8,5.

Đáp án: A

Giải thích:

Ta có: x¯ = 2.8,3+3.8,4+9.8,5+5.8,7+1.8,820= 8, 53

Phương sai là: s2 =

2.(8,38,53)2+3.(8,48,53)2+9.(8,58,53)2+5.(8,78,53)2+(8,88,53)220= 0,0191

⇒ s = 0,01910,14.

Câu 2. Năng suất lúa hè thu (tạ/ha) năm 1998 của 31 tỉnh thành ở Việt Nam được thống kê trong bảng sau:

Năng suất lúa

(tạ/ha)

25

30

35

40

45

Tần số

4

7

9

6

5

Hãy tính khoảng biến thiên của mẫu số liệu trên.

A. 40;

B. 20;

C. 61;

D. 1.

Đáp án: B

Giải thích:

Theo bảng số liệu trên ta có: Giá trị lớn nhất của số liệu là 45; giá trị nhỏ nhất của số liệu là 25.

Khoảng biến thiên : R = 45 – 25 = 20.

Câu 3. Tìm khoảng tứ phân vị của mẫu số liệu sau:

200 240 220 210 225 235 225 270 250 280.

A. 80;

B. 20;

C. 30;

D. 10.

Đáp án: C

Giải thích:

Mẫu số liệu trên được sắp xếp theo thứ tự tăng dần như sau:

200 210 220 225 225 235 240 250 270 280

Trung vị của mẫu số liệu trên là: 225+2352= 230 ⇒ Q2 = 230

Nửa dãy phía dưới số 230 (nghĩa là những số nhỏ hơn 230) gồm: 200 210 220 225 225 có trung vị là 220 ⇒ Q1 = 220

Nửa dãy phía trên số 230 ( nghĩa là những số lớn hơn 230) gồm: 235 240 250 270 280 có trung vị là 250 ⇒ Q3 = 250

Do đó, tứ phân vị của mẫu số liệu: Q1 = 220; Q2 = 230; Q3 = 250

Vậy khoảng tứ phân vị của mẫu số liệu là: ∆Q = Q3 – Q1 = 250 – 220 = 30.

Câu 4. Tiến hành đo huyết áp của 8 người ta thu được kết quả sau:

77 105 117 84 96 72 105 124

Hãy tìm khoảng tứ phân vị của mẫu số liệu trên.

A. 10;

B. 20;

C. 10,5;

D. 30,5.

Đáp án: D

Giải thích:

Mẫu số liệu trên được sắp xếp theo thứ tự tăng dần như sau:

72 77 84 96 105 105 117 124

Trung vị của mẫu số liệu trên là: 96+1052= 100,5 ⇒ Q2 = 100,5

Nửa dãy phía dưới số 100,5 ( nghĩa là những số nhỏ hơn 100,5) gồm: 72 77 84 96 có trung vị là 77+842= 80,5 ⇒ Q1 = 80,5

Nửa dãy phía trên số 100,5 ( nghĩa là những số lớn hơn 100,5) gồm: 105 105 117 124 có trung vị là 105+1172=111 ⇒ Q3 = 111

Do đó, tứ phân vị của mẫu số liệu: Q1 = 80,5 ; Q2 = 100,5; Q3 = 111

Vậy khoảng tứ phân vị của mẫu số liệu là: ∆Q = Q3 - Q1 = 111 – 80,5 = 30,5

Câu 5. Nếu đơn vị của số liệu là hm thì đơn vị của phương sai là

A. m2;

B. ha;

C. m3;

D. hm.

Đáp án: B

Giải thích:

Nếu đơn vị của số liệu là hm thì đơn vị của phương sai là hm2

Mà 1 hm2 = 1 ha

Câu 6. Chọn khẳng định sai trong các khẳng định sau:

A. Phương sai luôn là một số không âm;

B. Phương sai là bình phương của độ lệch chuẩn;

C. Phương sai càng lớn thì độ phân tán so với số trung bình cộng càng lớn;

D. Phương sai luôn lớn hơn độ lệch chuẩn.

Đáp án: D

Giải thích:

Phương sai là s2 và độ lệch chuẩn s = s2 nhưng không thể khẳng định phương sai lớn hơn độ lệch chuẩn

Câu 7. Để đánh giá mức độ phân tán của các số liệu thống kê so với số trung bình, ta dùng đại lượng nào sau đây?

A. Số trung bình;

B. Số trung vị;

C. Mốt;

D. Phương sai.

Đáp án: D

Giải thích:

Dựa vào ý nghĩa của phương sai và độ lệch chuẩn để đo mức độ phân tán của các số liệu trong mẫu quanh số trung bình.

Câu 8. Phương sai của dãy số 2; 3; 4; 5; 6; 7 là.

A. 4.5;

B. 3,1;

C. 2,92;

D. 2.

Đáp án: C

Giải thích:

Ta có: x¯=2+3+4+5+6+76= 4,5

⇒ s2 = (24,5)2+(34,5)2+(44,5)2+(54,5)2+(64,5)2+(74,5)26≈2,92.

Câu 9. Sản lượng vải thiều (tạ) thụ hoạch được của 20 hộ gia đình trong một hợp tác xa được ghi ở bảng sau:

15

13

15

12

13

12

15

15

14

14

14

18

17

12

12

14

16

14

18

15

Tìm phương sai s2?

A. 3,4;

B. 1,84;

C. 1,8;

D. 3,24.

Đáp án: D

Giải thích:

Từ bảng số liệu trên ta suy ra được bảng phân bố tần số như sau:

Sản lượng

(tạ)

12

13

14

15

16

17

18

Số hộ gia đình

4

2

5

5

1

1

2

Sản lượng vải trung bình là: x¯=12.4+13.2+14.5+15.5+16.1+17.1+18.220= 14,4 (tạ)

Phương sai s2 là:

s2 =4.(1214,4)2+2.(1314,4)2+5.(1414,4)2+5.(1514,4)2+(1614,4)2+(1714,4)2+2.(1814,4)220= 3,24

Câu 10. Độ lệch chuẩn là:

A. Bình phương của phương sai;

B. Một nửa của phương sai;

C. Căn bậc hai của phương sai;

D. Nghịch đảo của phương sai.

Đáp án: C

Giải thích:

Căn bậc hai của phương sai được gọi là độ lệch chuẩn.

Câu 11. Theo thống kê điểm thi giữa kì 2 môn toán khối 11 của một trường THPT, người ta tính được phương sai của bảng thống kê đó là s2 = 0,573. Độ lệch chuẩn của bảng thống kê đó bằng:

A. 0,182;

B. 0,757;

C. 0,936;

D. 0,657.

Đáp án: B

Giải thích:

Ta có công thức tính độ lệch chuẩn là s = s20,573≈0,757.

Câu 12. Điều tra về số học sinh của một trường THPT như sau:

Khối lớp

10

11

12

Số học sinh

1120

1075

900

Khoảng biến thiên của mẫu số liệu trên là.

A. 220;

B. 45;

C. 175;

D. 3095.

Đáp án: A

Giải thích:

Giá trị lớn nhất của mẫu số liệu là 1120 và giá trị nhỏ nhất của mẫu số liệu là 900.

Vậy khoảng biến thiên: R = 1120 – 900 = 220.

Câu 13. Biểu đồ sau biểu diễn tốc độ tăng trưởng GDP của Nhật Bản trong giai đoạn 1990 đến 2005. Hãy tìm khoảng biến thiên của mẫu số liệu đó.

15 Bài tập Các số liệu đặc trưng đo mức độ phân tán cho mẫu số liệu không ghép nhóm (có đáp án) | Cánh diều Trắc nghiệm Toán 10

A. 5,1;

B. 5,5;

C. 0,4;

D. 4,7.

Đáp án: D

Giải thích:

Ta có giá trị lớn nhất của mẫu số liệu là 5,1 và giá trị nhỏ nhất của mẫu số liệu là 0,4

⇒ R = 5,1 – 0,4 = 4,7.

Câu 14. Cho mẫu số liệu: 10 7 8 5 4. Tính độ lệch chuẩn của mẫu số liệu đó.

A. 6,8;

B. 2,14;

C. 4,56;

D. 20,79.

Đáp án: B

Giải thích:

Ta có: x¯10+7+8+5+45= 6,8

s2 = (106,8)2+(76,8)2+(86,8)2+(56,8)2+(46,8)25= 4,56

⇒ s = 4,56 ≈ 2,14.

Câu 15. Nhiệt độ trung bình hàng tháng trong một năm được ghi lại trong bảng sau:

Tháng

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

Nhiệt độ

16

20

24

28

30

30

29

25

25

20

18

16

Tìm khoảng tứ phân vị của bảng số liệu trên.

A. 19,5;

B. 28,5;

C. 24,5;

D. 19.

Đáp án: B

Giải thích:

Mẫu số liệu trên được sắp xếp theo thứ tự tăng dần như sau:

16 16 18 20 20 24 25 25 28 29 30 30

Trung vị của mẫu số liệu trên là: 24+252= 25 ⇒ Q2 = 24,5

Nửa dãy phía dưới số 24,5 ( nghĩa là những số nhỏ hơn 24,5) gồm: 16 16 18 20 20 24 có trung vị là 18+202 = 19 ⇒ Q1 = 19.

Nửa dãy phía trên số 24,5 ( nghĩa là những số lớn hơn 24,5) gồm: 25 25 28 29 30 30 có trung vị là 28+292 = 28,5 ⇒ Q3 = 28,5.

Do đó, tứ phân vị của mẫu số liệu: Q1 = 19; Q2 = 24,5; Q3 = 28,5

Vậy khoảng tứ phân vị của mẫu số liệu là: ∆Q = Q3 - Q1 = 28,5 – 19 = 9,5

Các câu hỏi trắc nghiệm Toán 10 sách Cánh diều có đáp án, chọn lọc khác:

Bài viết liên quan

469
  Tải tài liệu