Khi nào thì AM + MB = AB? Với ba điểm phân biệt A, B, M, ta có ba đoạn thẳng MA, MB, AB và MA + MB  ≥ AB

Lời giải Tìm tòi và mở rộng trang 88 Toán 6 sách Cánh diều hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Toán 6.

191


Giải Toán 6 Cánh diều Bài 3: Đoạn thẳng

Tìm tòi và mở rộng trang 88 Toán lớp 6 Tập 2:

Khi nào thì AM + MB = AB?

Với ba điểm phân biệt A, B, M, ta có ba đoạn thẳng MA, MB, AB và MA + MB  ≥ AB.

- Nếu M nằm giữa hai điểm A và B (tức là M thuộc đoạn thẳng AB) thì MA + MB = AB. Ngược lại, nếu MA + MB = AB thì điểm M nằm giữa hai điểm A và B (Hình 52).

- Nếu M không nằm giữa hai điểm A và B (tức là M không thuộc đoạn thẳng AB) thì MA + MB > AB. Ngược lại, nếu MA + MB > AB thì điểm M không nằm giữa hai điểm A và B.

Khi nào thì AM + MB = AB? Với ba điểm phân biệt A, B, M, ta có ba đoạn

Áp dụng. Bạn Bình đi từ nhà đến trường theo một đường thẳng. Trên đường đến trường, bạn Bình lần lượt đi qua nhà bạn Cường và nhà bạn Long. Khoảng cách từ nhà bạn Bình đến nhà bạn Cường là 200 m, khoảng cách từ nhà bạn Cường đến nhà bạn Long là 300 m. Khoảng cách từ nhà bạn Bình đến trường là 1 200 m. Nhà bạn Cường và nhà bạn Long cách trường bao nhiêu mét?

Lời giải:

Khi nào thì AM + MB = AB? Với ba điểm phân biệt A, B, M, ta có ba đoạn

Đặt điểm A là vị trí nhà Bình, B là vị trí nhà Cường, C là vị trí nhà Long, D là vị trí trường học. 

Do quãng đường từ nhà Bình đến trường lần lượt đi qua nhà bạn Cường và nhà bạn Long nên điểm B nằm giữa điểm A và điểm C. Khi đó, ta có:

AB + BC = AC 

200 + 300 = AC

AC = 500.

Vì B nằm giữa A và D nên ta có AB + BD = AD

Mà AB = 200, AD = 1 200 

Suy ra 200 + BD = 1 200

BD = 1 200 – 200

BD = 1 000.

Suy ra quãng đường từ nhà Cường đến trường là 1 000 m.

Ta lại có C nằm giữa A và D nên AC + CD = AD.

Mà AC = 500 m, AD = 1 200 m.

Suy ra 500 + CD = 1 200

CD = 1 200 – 500

CD = 700 m.

Suy ra quãng đường từ nhà Long đến trường là 700 m.

Vậy quãng đường từ nhà Cường đến trường là 1 000 m và quãng đường từ nhà Long đến trường là 700 m.

Bài viết liên quan

191