Giải Khoa học tự nhiên 7 (Kết nối tri thức) Bài 39: Sinh sản vô tính ở sinh vật
Hoidapvietjack.com trân trọng giới thiệu: lời giải bài tập Khoa học tự nhiên lớp 7 Bài 39: Sinh sản vô tính ở sinh vật sách Kết nối tri thức hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời câu hỏi và làm bài tập KHTN 7 Bài 39.
Giải bài tập Khoa học tự nhiên 7 Bài 39: Sinh sản vô tính ở sinh vật
A/ Câu hỏi mở đầu
Mở đầu trang 158 Bài 39 Khoa học tự nhiên 7: Những “nhành cây” với màu sắc rực rỡ trong hình bên là các tập đoàn san hô gồm hàng nghìn cá thể dính liền với nhau, được tạo thành nhờ hình thức sinh sản vô tính. Vậy sinh sản vô tính là gì?
Trả lời:
Sinh sản vô tính là hình thức sinh sản không có sự kết hợp của giao tử đực và giao tử cái, cơ thể con được tạo thành từ một phần của cơ thể mẹ.
B/ Câu hỏi giữa bài
I. SINH SẢN LÀ GÌ?
Câu hỏi trang 158 Khoa học tự nhiên 7: Quan sát Hình 39.1 kết hợp kiến thức đã biết, hãy nêu khái niệm sinh sản và lấy ví dụ.
Trả lời:
- Khái niệm sinh sản: Sinh sản là quá trình tạo ra những cá thể mới, đảm bảo sự phát triển liên tục của loài.
- Ví dụ:
+ Từ củ khoai tây mọc lên cây khoai tây con.
+ Từ hạt mướp mọc lên cây mướp.
+ Từ cơ thể thủy tức mẹ nảy chồi để tạo ra thủy tức con.
+ Người mẹ mang thai sinh ra con.
II. SINH SẢN VÔ TÍNH
1. Khái niệm
Câu hỏi 1 trang 159 Khoa học tự nhiên 7: Quan sát Hình 39.2, 39.3 và 39.4 kết hợp đọc thông tin trong mục II, đánh dấu X vào ô phù hợp theo mẫu Bảng 39.1.
Bảng 39.1
Con sinh ra có sự kết hợp của giao tử đực và giao tử cái |
Con sinh ra từ một phần cơ thể mẹ |
Con có các đặc điểm giống hệt mẹ |
Con có những đặc điểm khác mẹ |
|
Sinh sản ở trùng roi |
? |
? |
? |
? |
Sinh sản ở cây gừng |
? |
? |
? |
? |
Sinh sản ở thủy tức |
? |
? |
? |
? |
Trả lời:
Hoàn thành Bảng 39.1:
|
Con sinh ra có sự kết hợp của giao tử đực và giao tử cái |
Con sinh ra từ một phần cơ thể mẹ |
Con có các đặc điểm giống hệt mẹ |
Con có những đặc điểm khác mẹ |
Sinh sản ở trùng roi |
|
x |
x |
|
Sinh sản ở cây gừng |
|
x |
x |
|
Sinh sản ở thủy tức |
|
x |
x |
|
Câu hỏi 2 trang 159 Khoa học tự nhiên 7: Dựa vào kết quả ở câu 1, em hãy nêu các đặc điểm của sinh sản vô tính.
Trả lời:
Những đặc điểm của sinh sản vô tính:
- Không có sự kết hợp của giao tử đực và giao tử cái, cơ thể con sinh ra từ một phần của cơ thể mẹ.
- Con chỉ nhận chất di truyền của mẹ nên có các đặc điểm giống hệt mẹ.
2. Các hình thức sinh sản vô tính ở thực vật
Câu hỏi trang 159 Khoa học tự nhiên 7: Hãy kể tên một số loài cây khác có khả năng sinh sản bằng rễ, thân, lá mà em biết. Vì sao người ta gọi hình thức sinh sản từ rễ, thân, lá là sinh sản sinh dưỡng?
Trả lời:
- Một số loài cây có khả năng sinh sản bằng rễ, thân, lá:
Hình thức sinh sản |
Ví dụ |
Sinh sản bằng rễ |
Cây khoai lang, cây gừng, cây cỏ mần trầu, cây cỏ gà,… |
Sinh sản bằng thân |
Cây khoai lang, cây lá lốt, cây thanh long, cây dừa nước, cây rau nhút, cây rau má, cây rau muống,… |
Sinh sản bằng lá |
Cây bèo cái, cây lá bỏng, cây càng cua, cây sam,… |
- Gọi hình thức sinh sản từ thân, rễ, lá là sinh sản sinh dưỡng vì ở hình thức này cơ thể mới được hình thành từ cơ quan sinh dưỡng của cơ thể mẹ (thân, rễ, lá).
3. Các hình thức sinh sản vô tính ở động vật
Hoạt động trang 160 Khoa học tự nhiên 7: Đọc thông tin ở mục 3 và hoàn thành bảng theo mẫu Bảng 39.2.
Bảng 39.2
Đặc điểm Hình thức sinh sản |
Giống |
Khác |
Nảy chồi |
? |
? |
Phân mảnh |
? |
|
Trinh sản |
? |
Trả lời:
Hoàn thành bảng theo mẫu Bảng 39.2:
Bảng 39.2
Đặc điểm Hình thức sinh sản |
Giống |
Khác |
Nảy chồi |
- Đều hình thức sinh sản vô tính ở động vật: không có sự kết hợp giữa tế bào sinh dục cái và tế bào sinh dục đực, con non có đặc điểm di truyền giống mẹ. |
- Là hình thức sinh sản trong đó “chồi” được mọc ra từ cơ thể mẹ, lớn dần lên và tách khỏi cơ thể mới (thủy tức) hoặc vẫn dính trên cơ thể mẹ (san hô). - Gặp ở thủy tức, san hô,… |
Phân mảnh |
- Là hình thức sinh sản mà mỗi mảnh nhỏ riêng biệt của cơ thể mẹ có thể phát triển thành một cơ thể mới hoàn chỉnh. - Gặp ở giun dẹp, sao biển,… |
|
Trinh sản |
- Là hình thức sinh sản trong đó tế bào trứng không thụ tinh phát triển thành cơ thể mới. - Gặp ở rệp cây, ong, kiến, một số thằn lằn,… |
4. Vai trò và ứng dụng của sinh sản vô tính
Hoạt động trang 161 Khoa học tự nhiên 7: Em hãy tìm hiểu trên sách, báo, internet hoặc từ người thân về những hạn chế của hình thức sinh sản vô tính ở sinh vật.
Trả lời:
Hạn chế của hình thức sinh sản vô tính ở sinh vật: Cơ thể con chỉ nhận vật chất di truyền từ cơ thể mẹ nên hầu như không có sự đổi mới vật chất di truyền ở đời con, làm hạn chế tính đa dạng di truyền của loài, bất lợi trong điều kiện môi trường thay đổi (khi điều kiện sống thay đổi, có thể dẫn đến hàng loạt cá thể bị chết).
Hoạt động 1 trang 163 Khoa học tự nhiên 7: Đọc thông tin ở mục 4 và hoàn thành bảng theo mẫu Bảng 39.3.
Bảng 39.3
Phương pháp nhân giống |
Áp dụng với các cây |
Ưu điểm |
Giâm cành |
? |
? |
Chiết cành |
? |
? |
Ghép |
? |
? |
Nuôi cấy tế bào, mô |
? |
? |
Trả lời:
Hoàn thành Bảng 39.3:
Bảng 39.3
Phương pháp nhân giống |
Áp dụng với các cây |
Ưu điểm |
Giâm cành |
Thường áp dụng để nhân giống đối với một số cây như sắn, mía, các cây hoa (hoa hồng, hoa cúc,…) và cây ăn quả (dâu tằm, chanh,…). |
Tạo cây con dễ dàng, nhanh chóng, không tốn chi phí. |
Chiết cành |
Thường áp dụng để nhân giống các loài cây ăn quả lâu năm như hồng xiêm, cam,… |
Duy trì các dặc tính tốt của cây, rút ngắn thời gian sinh trưởng, sớm thu hoạch. |
Ghép cây |
Thường áp dụng để ghép các cây khác nhau nhưng cùng loài như mít với mít, bơ với bơ,… hoặc đối với các cây cùng giống như cam với bưởi, chanh với bưởi, hoa quỳnh với thanh long,… |
Giúp phối hợp các đặc tính tốt của các cây khác nhau theo mong muốn của con người. |
Nuôi cấy tế bào, mô |
Thường áp dụng đối với những cây khó nhân giống bằng phương pháp thông thường như hoa phong lan, sâm ngọc linh, trầm hương,… |
Giúp tạo ra số lượng lớn các cây con đồng đều, sạch bệnh, giữ được các đặc tính tốt của cây mẹ và hiệu quả kinh tế cao. |
Hoạt động 2 trang 163 Khoa học tự nhiên 7: Tại sao cành được sử dụng để giâm cần phải có đủ mắt, chồi?
Trả lời:
Cành được sử dụng để giâm cần phải có đủ mắt, chồi vì cành giâm phải có đủ mắt, chồi mới có thể phát triển thành cây mới trong đó mắt sẽ mọc ra rễ mới, chồi sẽ mọc nên mầm non mới.
Hoạt động 3 trang 163 Khoa học tự nhiên 7: Để khôi phục các loài thực vật quý hiếm đang có nguy cơ tuyệt chủng, phương pháp nhân giống nào được sử dụng có hiệu quả nhất? Vì sao?
Trả lời:
Để khôi phục các loài thực vật quý hiếm đang có nguy cơ tuyệt chủng, phương pháp nhân giống được sử dụng hiệu quả nhất là nuôi cấy tế bào và mô thực vật. Vì những cây thực vật quý hiếm thường rất khó nhân giống bằng phương pháp thông thường đồng thời nhân giống bằng phương pháp nuôi cấy tế bào và mô thực vật sẽ tạo ra số lượng lớn cây con từ một phần nhỏ của cơ thể thực vật mẹ (vừa tiết kiệm giống gốc vừa tạo ra số lượng lớn cây con).