Giải Khoa học tự nhiên 7 (Kết nối tri thức) Bài 35: Thực hành: Cảm ứng ở sinh vật
Hoidapvietjack.com trân trọng giới thiệu: lời giải bài tập Khoa học tự nhiên lớp 7 Bài 35: Thực hành: Cảm ứng ở sinh vật sách Kết nối tri thức hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời câu hỏi và làm bài tập KHTN 7 Bài 35.
Giải bài tập Khoa học tự nhiên 7 Bài 35: Thực hành: Cảm ứng ở sinh vật
III. KẾT QUẢ
Câu hỏi trang 146 Khoa học tự nhiên 7:
1. Hoàn thành bảng ghi kết quả thí nghiệm và quan sát theo mẫu Bảng 35.1, 35.2, 35.3.
Bảng 35.1
Thí nghiệm |
Kết quả |
Chứng minh tính hướng nước |
? |
Chứng minh tính hướng sáng |
? |
Bảng 35.2
Tên cây |
Loại giá thể |
Mô tả |
Ý nghĩa |
? |
? |
? |
? |
? |
? |
? |
? |
Loài động vật |
Tập tính |
Mô tả |
Ý nghĩa |
? |
? |
? |
? |
? |
? |
? |
? |
2. Nhận xét, kết luận về kết quả của các thí nghiệm chứng minh tính hướng nước, hướng sáng, hướng tiếp xúc của cây.
Trả lời:
1.
Bảng 35.1
Thí nghiệm |
Kết quả |
Chứng minh tính hướng nước |
- Rễ cây trong chậu thí nghiệm mọc hướng về phía chậu nước. - Rễ cây trong chậu đối chứng mọc thẳng xuống phía dưới. |
Chứng minh tính hướng sáng |
- Cây trong hộp carton có khoét lỗ phía trên sẽ có ngọn mọc thẳng hướng lên trên. - Cây trong hộp carton có khoét lỗ phía bên cạnh sẽ có ngọn mọc cong về phía có lỗ khoét. |
Bảng 35.2
Tên cây |
Loại giá thể |
Mô tả |
Ý nghĩa |
Cây bầu |
Giàn tre |
Tua quấn của cây bầu quấn quanh giàn để cây bầu leo lên giàn. |
Giúp cây leo vượt khỏi mặt đất đảm bảo cây nhận được nhiều ánh sáng sáng, đồng thời tránh cạnh tranh nơi sống với các cây mọc ở mặt đất khác cũng như tránh các điều kiện bất lợi như ngập nước,… ở mặt đất. Điều đó giúp cây bầu sinh trưởng phát triển tốt và cho năng suất cao. |
Cây hoa giấy |
Khung sắt |
Thân cây hoa giấy quấn quanh giá thể để vươn lên. |
- Giúp cây hoa giấy vươn lên cao nhận ánh sáng để cây sinh trưởng và phát triển tốt hơn. - Lợi dụng hiện tượng cảm ứng hướng tiếp xúc của cây hoa giấy để tạo hình cho cây hoa giấy nhằm mục đích làm cảnh trang trí. |
Bảng 35.3
Loài động vật |
Tập tính |
Mô tả |
Ý nghĩa |
Nhện |
Giăng tơ |
Nhện thực hiện nhiều động tác để giăng tơ. |
Giúp nhện săn mồi và tự vệ. |
Mèo |
Săn mồi |
Mèo thực hiện nhiều động tác như rình mồi, rượt đuổi, vồ mồi, vờn mồi để bắt chuột. |
Giúp mèo tìm kiếm được nguồn thức ăn. |
Người |
Tập thể dục |
Người thực hiện nhiều động tác nhất định để tập thể dục. |
Giúp con người nâng cao sức khỏe. |
2. Nhận xét, kết luận về kết quả của các thí nghiệm chứng minh tính hướng nước, hướng sáng, hướng tiếp xúc của cây:
- Tính hướng nước: Ở thí nghiệm tính hướng nước, rễ cây có xu hướng hướng về phía nguồn nước: Ở chậu đối chứng, nước phân bố đều nên rễ cây mọc thẳng hướng xuống dưới; ở chậu thí nghiệm, nước phân bố lệch về phía có chậu nước nên rễ cây mọc lệch về phía đó nhằm tìm kiếm nguồn nước dễ dàng hơn. Từ đó, có thể kết luận: Rễ cây có tính hướng nước.
- Tính hướng sáng: Ở thí nghiệm tính hướng sáng, ở hộp khoét lỗ phía trên, ánh sáng phân bố đều từ trên xuống dưới nên ngọn cây mọc thẳng; ở hộp khoét lỗ phía bên cạnh, ánh sáng lệch về một phía nên ngọn cây cũng mọc lệch về phía có nhiều ánh sáng. Từ đó, có thể kết luận: Ngọn cây có tính hướng sáng.
- Hướng tiếp xúc: Các loài cây thân leo như cây nho, cây mướp, cây bầu, cây hoa giấy,… sẽ bám và leo lên giá thể (nếu có). Từ đó, có thể kết luận: Một số cây thân leo có tính hướng tiếp xúc.
Câu hỏi 1 trang 147 Khoa học tự nhiên 7: Tại sao trong thí nghiệm chứng minh tính hướng nước, người ta lại đặt chậu nước thủng lỗ nhỏ ở một phía của chậu cây và chỉ cho nước ngấm từ từ mà không để nước ngấm nhanh ra khắp chậu?
Trả lời:
Trong thí nghiệm chứng minh tính hướng nước, người ta lại đặt chậu nước thủng lỗ nhỏ ở một phía của chậu cây và chỉ cho nước ngấm từ từ mà không để nước ngấm nhanh ra khắp chậu để tạo ra điều kiện nước khác biệt ở chậu thí nghiệm so với chậu đối chứng: ở chậu thí nghiệm, nước chỉ có ở một phía còn ở chậu đối chứng, nước có đều trong chậu. Điều đó đảm bảo kiểm chứng được tính hướng nước của rễ cây.
Câu hỏi 2 trang 147 Khoa học tự nhiên 7: Trong thí nghiệm chứng minh tính hướng sáng, nếu thường xuyên xoay chậu theo các hướng khác nhau thì kết quả sẽ như thế nào? Giải thích.
Trả lời:
Trong thí nghiệm chứng minh tính hướng sáng, nếu thường xuyên xoay chậu theo các hướng khác nhau thì ngọn cây sẽ mọc thẳng do tất cả các phía của ngọn cây đều nhận được ánh sáng như nhau.