Giải Khoa học tự nhiên 7 (Kết nối tri thức) Bài 41: Một số yếu tố ảnh hưởng và điều hòa, điều khiển sinh sản ở sinh vật

Hoidapvietjack.com trân trọng giới thiệu: lời giải bài tập Khoa học tự nhiên lớp 7 Bài 41: Một số yếu tố ảnh hưởng và điều hòa, điều khiển sinh sản ở sinh vật sách Kết nối tri thức hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời câu hỏi và làm bài tập KHTN 7 Bài 41.

458
  Tải tài liệu

Giải bài tập Khoa học tự nhiên 7 Bài 41: Một số yếu tố ảnh hưởng và điều hòa, điều khiển sinh sản ở sinh vật

A/ Câu hỏi mở đầu

Mở đầu trang 169 Bài 41 Khoa học tự nhiên 7: Sự sinh sản của sinh vật có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với chăn nuôi và trồng trọt. Liệu con người có thể chủ động điều khiển quá trình sinh sản của vật nuôi và cây trồng theo ý muốn để nâng cao năng suất chăn nuôi và trồng trọt không? Nếu có thì tiến hành ra sao?

Trả lời:

- Con người có thể chủ động điều khiển quá trình sinh sản của vật nuôi và cây trồng theo ý muốn để nâng cao năng suất chăn nuôi và trồng trọt.

- Trong chăn nuôi và trồng trọt, để điều khiển quá trình sinh sản của vật nuôi và cây trồng theo ý muốn, người ta có thể điều chỉnh các yếu tố bên ngoài như ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm,… hoặc sử dụng các hormone sinh sản nhân tạo.

B/ Câu hỏi giữa bài

I. MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SINH SẢN Ở SINH VẬT

Câu hỏi trang 169 Khoa học tự nhiên 7: Em hãy lấy ví dụ về ảnh hưởng của một số yếu tố môi trường đến sự sinh sản của sinh vật.

Trả lời:

Ví dụ về ảnh hưởng của một số yếu tố môi trường đến sự sinh sản của sinh vật:

- Nếu dưa leo trồng ở điều kiện đất quá ẩm ướt, ánh sáng và độ ẩm quá thấp thì phấn hoa bị kết dính mà không thể thụ phấn được. Ngược lại, nếu đất quá khô, thiếu nước, nhiệt độ và ánh nắng quá gắt sẽ khiến cây bị thiếu dinh dưỡng, hoa teo lại, phấn hoa quá khô sẽ không thể thụ phấn để ra trái.

- Cây hoa tulip ra hoa trong điều kiện độ ẩm đất khoảng 80%, nhiệt độ khoảng 10 – 20oC.

- Cây thanh long ra hoa trong điều kiện ngày dài và ánh sáng mạnh (mùa hè).

- Thiếu chất khoáng, vịt gà giảm tỉ lệ đẻ trứng.

III. VẬN DỤNG NHỮNG HIỂU BIẾT VỀ SINH SẢN HỮU TÍNH TRONG THỰC TIỄN ĐỜI SỐNG

1. Trong trồng trọt

Hoạt động 1 trang 171 Khoa học tự nhiên 7: Dựa vào thông tin trên và liên hệ kiến thức đã học để thực hiện các yêu cầu và câu hỏi sau: Trình bày các biện pháp điều khiển sinh sản ở thực vật. Lấy ví dụ trong thực tế.

Trả lời:

- Các biện pháp điều khiển sinh sản ở thực vật:

+ Sử dụng hormone kích thích sinh sản.

+ Điều chỉnh nhiệt độ, chế độ chiếu sáng, chế độ dinh dưỡng để kích thích cây ra hoa, tạo quả trái vụ,…

+ Trực tiếp thụ phấn cho cây đồng thời chủ động bảo vệ và phát triển các loài côn trùng thụ phấn trong tự nhiên nhằm nâng cao hiệu quả thụ phấn, giúp tăng năng suất quả và hạt.

+ Sử dụng phương pháp chăm sóc thích hợp như ngắt ngọn để kích thích phát triển nhiều chồi, nhánh giúp cây ra nhiều quả hơn,…

- Ví dụ trong thực tế:

+ Giảm lượng nước tưới để kích thích cây quất ra hoa đồng loạt.

+ Tưới nước ấm để kích thích cây đào ra hoa.

+ Bổ sung chất khoáng từ vỏ trứng, ốc, hến,… cho vịt để tăng tỉ lệ đẻ trứng.

+ Thắp đèn chiếu sáng cho thanh long tạo quả vào mùa đông.

+ Ngắt ngọn bầu, bí trước thời điểm cây ra hoa để phát triển nhiều chồi, nhánh giúp cây ra nhiều quả hơn.

+ Dùng khói hun cho cây dưa chuột kích thích ra nhiều hoa cái.

+ Khi cây dưa leo ra nhiều hoa đực, nên bấm ngọn chính của cây, kích thích phát triển cành bên để cho ra nhiều hoa cái hơn.

+ Thực hiện thụ phấn nhân tạo cho cây ngô để tạo ra sản lượng hạt cao hơn.

Hoạt động 2 trang 171 Khoa học tự nhiên 7: Dựa vào thông tin trên và liên hệ kiến thức đã học để thực hiện các yêu cầu và câu hỏi sau: Giải thích tại sao cần phải bảo vệ một số loài côn trùng như ong mật, ong bắp cày.

Trả lời:

Các loài côn trùng như ong mật và ong bắp cày là tác nhân thụ phấn tích cực cho nhiều loài thực vật thụ phấn nhờ côn trùng. Như vậy, việc tồn tại của các loài côn trùng sẽ quyết định sự sinh sản, duy trì nòi giống của các thực vật này. Do đó, cần phải bảo vệ một số loài côn trùng như ong mật, ong bắp cày.

Hoạt động 3 trang 171 Khoa học tự nhiên 7: Dựa vào thông tin trên và liên hệ kiến thức đã học để thực hiện các yêu cầu và câu hỏi sau: Giải thích cơ sở của việc tạo thành quả không hạt và kể tên một số loại quả không hạt mà em biết.

Trả lời:

- Cơ sở của việc tạo thành quả không hạt: Quả không hạt là quả được hình thành do không có sự thụ tinh hoặc quả được hình thành có sự thụ tinh nhưng hạt bị thoái hóa. Do đó, trong thực tế, để thực hiện việc tạo quả không hạt, người ta thường ngăn không cho hoa thụ phấn rồi sử dụng hormone kích thích bầu nhụy phát triển thành quả không hạt.

- Một số loại quả không hạt: dưa hấu, nho, cam,…

Hoạt động 4 trang 171 Khoa học tự nhiên 7: Dựa vào thông tin trên và liên hệ kiến thức đã học để thực hiện các yêu cầu và câu hỏi sau: Việc trồng cây đúng thời vụ có ý nghĩa gì đối với quá trình sinh sản ở thực vật? Giải thích.

Trả lời:

Ý nghĩa của việc trồng cây đúng thời vụ đối với quá trình sinh sản ở thực vật: Quá trình tạo giao tử, thụ phấn, thụ tinh của cây trồng chịu ảnh hưởng nhiều từ điều kiện môi trường như độ ẩm, nhiệt độ, ánh sáng,… Ví dụ: Nếu dưa leo trồng ở điều kiện đất quá ẩm ướt, ánh sáng và độ ẩm quá thấp thì phấn hoa bị kết dính mà không thể thụ phấn được. Bởi vậy, trồng cây đúng thời vụ sẽ đảm bảo cây được sinh trưởng và phát triển trong điều kiện môi trường thuận lợi, tạo tiền đề cho cây sinh sản tốt, giúp nâng cao được năng suất cây trồng đặc biệt là những cây lấy quả và hạt.

2. Trong chăn nuôi

Câu hỏi 1 trang 172 Khoa học tự nhiên 7: Điều khiển số con và giới tính của đàn con có ý nghĩa như thế nào trong chăn nuôi?

Trả lời:

- Ý nghĩa của việc điều khiển số con trong chăn nuôi: Tạo ra số lượng con trong đàn phù hợp với mục tiêu chăn nuôi, đem lại hiệu quả kinh tế cao.

- Ý nghĩa của việc điều khiển giới tính trong chăn nuôi: Giúp con người tạo ra được tỉ lệ đực : cái trong đàn đáp ứng mục đích sản xuất. Ví dụ: Nếu mục đích nhân giống nhanh thì cần nhiều con cái; còn để đáp ứng nhu cầu cung cấp thịt, lông, tơ,… thì cần nhiều con đực.

Câu hỏi 2 trang 172 Khoa học tự nhiên 7: Em hãy nêu một số thành tựu về điều khiển sinh sản ở động vật trong chăn nuôi?

Trả lời:

Một số thành tựu về điều khiển sinh sản ở động vật trong chăn nuôi:

- Người ta đã sử dụng các hormone kích thích trứng chín và rụng, cho trứng đó thụ tinh với tinh tùng trong ống nghiệm để phát triển thành phôi, tùy từng đối tượng mà người ta đem cấy ngay phôi đó vào tử cung con cái hoặc tách phôi thành nhiều phần, mỗi phần phát triển thành một phôi mới rồi cấy vào tử cung của các con cái để tạo ra số lượng con lớn.

- Thay đổi thời gian chiếu sáng để gà nuôi công nghiệp đẻ 2 trứng/ngày.

- Sử dụng máy ấp trứng công nghiệp để tăng tỉ lệ ấp nở của trứng gà vịt.

- Sử dụng hormone hoặc lọc, tách tinh trùng và lựa chọn loại tinh trùng đem thụ tinh với trứng để tạo đàn con có giới tính mong muốn như tạo ra đàn lợn, bò, dê đực phục vụ nhu cầu lấy thịt hoặc đàn bò và dê cái phục vụ nhu cầu nhân giống và lấy sữa,…

Bài viết liên quan

458
  Tải tài liệu