Giải Khoa học tự nhiên 7 (Kết nối tri thức) Bài 12: Sóng âm
Hoidapvietjack.com trân trọng giới thiệu: lời giải bài tập Khoa học tự nhiên lớp 7 Bài 12: Sóng âm sách Kết nối tri thức hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời câu hỏi và làm bài tập KHTN 7 Bài 12.
Giải bài tập Khoa học tự nhiên 7 Bài 12: Sóng âm
A/ Câu hỏi đầu bài
Mở đầu trang 60 Bài 12 Khoa học tự nhiên 7: Trong lịch sử, khi phương tiện truyền thông còn chưa phát triển, để phát hiện quân địch đang di chuyển bằng ngựa người ta lại áp tai xuống đất và có thể nghe được tiếng vó ngựa cách xa vài kilômét. Tại sao?
Trả lời:
Để phát hiện quân địch đang di chuyển bằng ngựa, người ta lại áp tai xuống đất và có thể nghe được tiếng vó ngựa cách xa vài kilomet vì âm thanh truyển trong môi trường chất rắn tốt hơn môi trường chất lỏng và chất khí.
B/ Câu hỏi giữa bài
I. Dao động và sóng
1. Dao động
Câu hỏi 1 trang 60 Khoa học tự nhiên 7: Tìm thêm ví dụ về dao động.
Trả lời:
Một số ví dụ về dao động
+ Dao động của dây đàn khi được gẩy.
+ Dao động của em bé khi chơi xích đu.
+ Dao động của con lắc đồng hồ.
2. Sóng
Câu hỏi 1 trang 61 Khoa học tự nhiên 7: Hãy tìm thêm ví dụ về sự truyền dao động tạo thành sóng.
Trả lời:
Một số ví dụ về sự truyền dao động tạo thành sóng:
+ Sóng trên mặt nước.
+ Sóng trên sợi dây cao su.
II. Nguồn âm
Hoạt động 1 trang 61 Khoa học tự nhiên 7: Hãy thực hiện thí nghiệm đơn giản sau đây: gảy đàn (Hình 12.4b), gõ vào âm thoa (Hình 12.4d) để chứng tỏ âm truyền được trong không khí.
Trả lời:
Khi gảy đàn, gõ vào âm thoa, âm thanh từ dây đàn và âm thoa qua môi trường không khí truyền đến tai ta. Vậy âm truyền được trong không khí.
Câu hỏi 2 trang 61 Khoa học tự nhiên 7: Tìm thêm ví dụ về vật dao động phát ra âm thanh.
Trả lời:
Một số ví dụ về vật dao động phát ra âm thanh:
+ Thổi sáo.
+ Gõ trống.
+ Nhảy dây.
III. Sóng âm
Câu hỏi 1 trang 62 Khoa học tự nhiên 7: Tìm thêm ví dụ cho thấy sóng âm truyền từ nguồn âm theo mọi phương ra môi trường xung quanh.\
Trả lời:
Ví dụ: Khi hết tiết học, bảo vệ sẽ đánh trống để báo hiệu đến giờ ra chơi, trống được đặt cố định tại một vị trí, các lớp học ở các vị trí khác nhau nhưng tất cả học sinh của toàn trường có thể nghe được tiếng trống. Vậy sóng âm truyền từ nguồn âm theo mọi phương ra môi trường.
IV. Các môi trường truyền âm
Câu hỏi 2 trang 62 Khoa học tự nhiên 7: Trong Hình 12.6, khi bạn A úp ốc vào tai thì nghe được tiếng bạn B nói, nhưng nếu bạn A đưa cốc ra xa tai thì không nghe được tiếng bạn B nói. Hiện tượng này chứng tỏ điều gì; có thể rút ra nhận xét gì về môi trường truyền âm?
Trả lời:
Hiện tượng này chứng tỏ âm thanh được truyền qua sợi dây giúp bạn A nghe được tiếng bạn B nói.
Nhận xét: Âm thanh truyền qua môi trường chất rắn.
Hoạt động 1 trang 62 Khoa học tự nhiên 7: Trong thí nghiệm mô tả ở Hình 12.7 khi nhúng hộp đựng đồng hồ báo thức đang kêu vào nước thì có còn nghe thấy tiếng chuông báo thức không? Làm thí nghiệm kiểm tra để chứng tỏ âm truyền được trong chất lỏng.
Trả lời:
Khi nhúng hộp đựng đồng hồ báo thức đang kêu vào nước thì có nghe thấy tiếng báo thức.
Câu hỏi 1 trang 63 Khoa học tự nhiên 7: Tìm thêm ví dụ về âm truyền trong chất khí, chất rắn và chất lỏng.
Trả lời:
Một số ví dụ:
+ Tiếng hát.
+ Khi ở trong nhà, chúng ta vẫn nghe thấy tiếng động cơ của các phương tiện giao thông như xe máy, ô tô.
Câu hỏi 2 trang 63 Khoa học tự nhiên 7: Hãy trả lời câu hỏi nêu ra ở phần mở đầu của bài học.
Trả lời:
Người ta làm như vậy vì âm thanh truyền trong môi trường chất rắn nhanh hơn trong chất khí.
Em có thể trang 63 Khoa học tự nhiên 7: Giải thích được việc không nghe được âm thanh của chuông đồng hồ khi để trong bình chân không (Hình 12.8).
Trả lời:
Ta không nghe được âm thanh của chuông đồng hồ khi để trong bình chân không vì trong chân không không có các hạt vật chất nên không có sự dao động và truyền dao động để truyền được âm thanh như trong chất rắn, chất lỏng và chất khí. Vậy sóng âm không truyền trong chân không.