Giải Khoa học tự nhiên 7 (Kết nối tri thức) Bài 28: Trao đổi khí ở sinh vật

Hoidapvietjack.com trân trọng giới thiệu: lời giải bài tập Khoa học tự nhiên lớp 7 Bài 28: Trao đổi khí ở sinh vật sách Kết nối tri thức hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời câu hỏi và làm bài tập KHTN 7 Bài 28.

470
  Tải tài liệu

Giải bài tập Khoa học tự nhiên 7 Bài 28: Trao đổi khí ở sinh vật

A/ Câu hỏi mở đầu

Mở đầu trang 118 Bài 28 Khoa học tự nhiên 7: Hình bên thể hiện sự trao đổi khí ở người. Trao đổi khí là gì? Quá trình trao đổi khí diễn ra như thế nào ở cơ thể động vật và thực vật?

Tài liệu VietJack

Trả lời:

- Trao đổi khí là quá trình lấy O2 hoặc CO2 từ môi trường và thải ra ngoài môi trường khí CO2 hoặc O2.

- Quá trình trao đổi khí diễn ra theo cơ chế khuếch tán:

+ Quá trình trao đổi khí ở động vật thực hiện thông qua quá trình hô hấp: Các chất khí khuếch tán ra vào cơ thể thông qua bề mặt trao đổi khí.

+ Quá trình trao đổi khí ở thực vật thực hiện ở quá trình quang hợp và hô hấp: Các chất khí khuếch tán ra vào lá thông qua khí khổng của lá.

B/ Câu hỏi giữa bài

I. TRAO ĐỔI KHÍ Ở SINH VẬT

Câu hỏi 1 trang 118 Khoa học tự nhiên 7: Đọc thông tin trên rồi hoàn thành nội dung theo mẫu Bảng 28.1.

Tài liệu VietJack

Trả lời:

Hoàn thành nội dung theo mẫu Bảng 28.1:

Trao đổi khí

Khí lấy vào

Khí thải ra

Ở thực vật

Quang hợp

Carbon dioxide

Oxygen

Hô hấp

Oxygen

Carbon dioxide

Ở động vật

Hô hấp

Oxygen

Carbon dioxide

 

Câu hỏi 2 trang 118 Khoa học tự nhiên 7: Trao đổi khí có liên quan gì với hô hấp tế bào?

Trả lời:

Quá trình trao đổi khí và hô hấp tế bào có mối quan hệ chặt chẽ, nguyên liệu của quá trình này là sản phẩm của quá trình kia:

- Quá trình trao đổi khí lấy khí oxygen từ môi trường ngoài cung cấp cho hoạt động hô hấp tế bào.

- Ngược lại, khí carbon dioxide – sản phẩm của quá trình hô hấp tế bào sẽ được quá trình trao đổi khí để thải ra ngoài môi trường.

→ Nếu một trong hai quá trình dừng lại thì quá trình còn lại cũng không thể diễn ra.

II. TRAO ĐỔI KHÍ Ở THỰC VẬT

Câu hỏi 1 trang 119 Khoa học tự nhiên 7: Cấu tạo tế bào khí khổng phù hợp với chức năng trao đổi khí ở thực vật như thế nào?

Trả lời:

Cấu tạo tế bào khí khổng phù hợp với chức năng trao đổi khí ở thực vật:

- Tế bào khí khổng gồm hai tế bào hình hạt đậu nằm úp sát nhau tạo thành khe khí khổng. Khe khí khổng có thể mở rộng hoặc khép lại tùy thuộc vào độ no nước của khí khổng → Có thể đáp ứng cường độ trao đổi khí nhanh hay chậm:

+ Khi tế bào hình hạt đậu trương nước, thành mỏng của tế bào hình hạt đậu căng ra làm cho thành dày cong theo → Khí khổng mở rộng giúp thực hiện quá trình trao đổi khí nhanh.

+ Khi tế bào hình hạt đậu mất nước, thành mỏng hết căng và thành dày duỗi thẳng → Khe khí khổng khép lại → Quá trình trao đổi khí diễn ra hạn chế.

- Khe khí khổng không bao giờ đóng hoàn toàn → Quá trình trao đổi khí có thể diễn ra liên tục suốt ngày đêm.

Câu hỏi 2 trang 119 Khoa học tự nhiên 7Quan sát Hình 28.1, cho biết sự khác nhau giữa quá trình trao đổi khí qua khí khổng trong hô hấp và quang hợp?

Tài liệu VietJack

Trả lời:

Sự khác nhau giữa quá trình trao đổi khí qua khí khổng trong hô hấp và quang hợp:

 

Khí lấy vào

Khí thải ra

Quang hợp

CO2

O2

Hô hấp

O2

CO2

Câu hỏi 3 trang 119 Khoa học tự nhiên 7Quá trình trao đổi khí chịu ảnh hưởng của những yếu tố nào? Cây bị thiếu nước ảnh hưởng như thế nào đến quá trình trao đổi khí?

Trả lời:

- Quá trình trao đổi khí phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. Trong đó, 2 yếu tố ảnh hưởng nhiều nhất là: hàm lượng nước và ánh sáng.

- Ảnh hưởng của hiện tượng thiếu nước của cây đến quá trình trao đổi khí: Cây bị thiếu nước thì khí khổng sẽ đóng lại khiến quá trình trao đổi khí cũng sẽ bị chậm lại.

III. TRAO ĐỔI KHÍ Ở ĐỘNG VẬT

Hoạt động 1 trang 121 Khoa học tự nhiên 7Thảo luận nhóm, trả lời các câu hỏi và yêu cầu sau: Quan sát Hình 28.2, cho biết tên cơ quan trao đổi khí ở giun đất, cá, châu chấu và mèo.

Tài liệu VietJack

Trả lời:

Cơ quan trao đổi khí của các động vật trong hình 28.2:

- Giun đất có cơ quan trao đổi khí là da.

- Châu chấu có cơ quan trao đổi khí là hệ thống ống khí.

- Cá có cơ quan trao đổi khí là mang.

- Mèo có cơ quan trao đổi khí là phổi.

Hoạt động 2 trang 121 Khoa học tự nhiên 7Thảo luận nhóm, trả lời các câu hỏi và yêu cầu sau: Quan sát Hình 28.3, mô tả đường đi của khí qua cơ quan trao đổi khí ở động vật.

Tài liệu VietJack

Trả lời:

Đường đi của khí qua cơ quan trao đổi khí ở động vật:

- Khí O2 qua cơ quan trao đổi khí (da, hệ thống ống khí, mang, phổi) vào cơ thể rồi được mang đến cung cấp cho tất cả các tế bào trong cơ thể.

- Các tế bào thải ra khí CO2, khí CO2 này được vận chuyển đến cơ quan trao đổi khí rồi được đẩy ra ngoài môi trường.

Hoạt động 3 trang 121 Khoa học tự nhiên 7Thảo luận nhóm, trả lời các câu hỏi và yêu cầu sau: Quan sát Hình 28.4, mô tả đường đi của khí O2 và CO2 qua các cơ quan của hệ hô hấp ở người.

Tài liệu VietJack

Trả lời:

- Khi hít vào, không khí mang nhiều O2 đi qua khoang mũi tới hầu, khí quản, phế quản (đường dẫn khí) để vào phổi. Tại phổi, O2 khuếch tán vào máu. Máu mang O2 đến cung cấp cho các tế bào trong cơ thể.

- Hoạt động của tế bào thải ra CO2, CO2 này sẽ khuếch tán vào máu. Máu vận chuyển CO2 đến phổi. Khi thở ra, không khí mang nhiều khí CO2 từ phổi đến phế quản, khí quản, hầu rồi tới mũi và được đưa ra môi trường ngoài môi trường ngoài qua động tác thở ra.

Hoạt động 4 trang 121 Khoa học tự nhiên 7: Thảo luận nhóm, trả lời các câu hỏi và yêu cầu sau: Điều gì sẽ xảy ra nếu đường dẫn khí bị nghẽn? Nêu những việc làm có lợi cho quá trình trao đổi khí ở người.

Trả lời:

- Nếu đường dẫn khí bị nghẽn thì sẽ không có quá trình trao đổi khí O2 và CO2 giữa cơ thể và môi trường: sẽ không có O2 để cung cấp cho sự hô hấp của các tế bào khiến tế bào không có năng lượng để sử dụng, đồng thời COcũng không được đào thải ra ngoài môi trường khiến tế bào bị đầu độc. Nếu hiện tượng này kéo dài, tế bào sẽ chết, gây nguy hiểm cho tính mạng của con người.

- Những việc làm có lợi cho quá trình trao đổi khí ở người:

+ Tập luyện và lao động vừa sức, đều đặn.

+ Tập luyện các bài tập hít thở để tăng dung tích sống của phổi.

+ Giữ vệ sinh hệ hô hấp: đeo khẩu trang khi ra ngoài, vệ sinh mũi họng đúng cách, tránh nơi không khí bị ô nhiễm, sử dụng các thiết bị lọc không khí (nếu có),…

+ Giữ môi trường sống trong sạch: trồng cây, hạn chế các hành động gây ô nhiễm không khí,…

Bài viết liên quan

470
  Tải tài liệu