Giải Khoa học tự nhiên 7 (Kết nối tri thức) Bài 31: Trao đổi nước và chất dinh dưỡng ở động vật

Hoidapvietjack.com trân trọng giới thiệu: lời giải bài tập Khoa học tự nhiên lớp 7 Bài 31: Trao đổi nước và chất dinh dưỡng ở động vật sách Kết nối tri thức hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời câu hỏi và làm bài tập KHTN 7 Bài 31.

508
  Tải tài liệu

Giải bài tập Khoa học tự nhiên 7 Bài 31: Trao đổi nước và chất dinh dưỡng ở động vật

A/ Câu hỏi mở đầu

Mở đầu trang 131 Bài 31 Khoa học tự nhiên 7: Có bao giờ em tự hỏi chiếc bánh mì thơm ngon, hấp dẫn sẽ biến đổi như thế nào sau khi em ăn nó?

Trả lời:

Sự biến đổi của chiếc bánh mì khi ăn:

- Chiếc bánh mì được đưa vào miệng và bắt đầu quá trình biến đổi trong ống tiêu hóa.

- Trong ống tiêu hóa, chiếc bánh mì được biến đổi thành các chất dinh dưỡng đơn giản và được hấp thụ vào máu.

- Các chất cạn bã còn lại được thải ra ngoài dưới dạng phân qua hậu môn.

B/ Câu hỏi giữa bài

I. CON ĐƯỜNG THU NHẬN VÀ TIÊU HÓA THỨC ĂN TRONG ỐNG TIÊU HÓA Ở ĐỘNG VẬT

Câu hỏi trang 132 Khoa học tự nhiên 7Quan sát Hình 31.1, hãy mô tả con đường thu nhận và tiêu hóa thức ăn trong ống tiêu hóa ở người.

Tài liệu VietJack

Trả lời:

Con đường thu nhận và tiêu hóa thức ăn trong ống tiêu hóa ở người trải qua 3 giai đoạn:

- Giai đoạn 1: Thức ăn được đưa vào miệng và bắt đầu quá trình biến đổi trong ống tiêu hóa.

- Giai đoạn 2: Thức ăn (các chất dinh dưỡng có trong thức ăn như carbohydrate, protein, lipid,…) được biến đổi trong ống tiêu hóa để trở thành các chất đơn giản và được hấp thụ vào máu.

- Giai đoạn 3: Các chất cặn bã còn lại không được cơ thể hấp thụ sẽ được thải ra ngoài dưới dạng phân qua hậu môn.

II. NHU CẦU SỬ DỤNG NƯỚC VÀ CON ĐƯỜNG TRAO ĐỔI NƯỚC Ở ĐỘNG VẬT

Hoạt động trang 133 Khoa học tự nhiên 7: Đọc thông tin trên và thảo luận để trả lời các câu hỏi sau:

1. Em có thể bổ sung nước cho cơ thể bằng cách nào?

2. Quan sát Hình 31.3 và 31.4, cho biết nước đào thải ra khỏi cơ thể như thế nào?

Tài liệu VietJack

3. Theo khuyến nghị năm 2012 của Viện Dinh dưỡng Quốc gia, trẻ em ở tuổi vị thành niên cần 40 mL nước/1kg thể trọng mỗi ngày. Dựa vào khuyến nghị này, hãy tính lượng nước cần uống mỗi ngày của bản thân để đảm bảo nhu cầu nước cho cơ thể.

Trả lời:

1. Các cách bổ sung nước cho cơ thể: Con người lấy nước vào cơ thể chủ yếu qua thức ăn và nước uống. Ngoài ra, một số trường hợp đặc biệt như sốt cao, tiêu chảy,… có thể bổ sung nước bằng cách truyền dịch.

2. Nước được đào thải ra khỏi cơ thể chủ yếu qua nước tiểu và mồ hôi. Trong đó:

- Nước tiểu được tạo ra nhờ quá trình lọc máu ở thận, sau đó được ống dẫn nước tiểu đưa xuống bàng quang và thải ra ngoài qua ống đái.

- Môi hôi được bài tiết trực tiếp qua da.

3.

- Cân nặng của em hiện tại là 35 kg.

- Theo khuyến nghị năm 2012 của Viện Dinh dưỡng Quốc gia, trẻ em ở tuổi vị thành niên cần 40 mL nước/1kg thể trọng mỗi ngày.

Vậy lượng nước cần uống mỗi ngày để đảm bảo nhu cầu nước cho cơ thể là:

35 x 40 = 1400 (mL)

III. SỰ VẬN CHUYỂN CÁC CHẤT Ở ĐỘNG VẬT

Câu hỏi trang 133 Khoa học tự nhiên 7: Đọc thông tin mục III kết hợp quan sát Hình 31.5, mô tả con đường vận chuyển các chất ở động vật và người.

Tài liệu VietJack

Trả lời:

- Con đường vận chuyển các chất ở động vật được thực hiện thông qua hệ tuần hoàn:

+ Oxygen được lấy từ phổi còn chất dinh dưỡng do cơ quan tiêu hóa cung cấp sẽ được máu vận chuyển đến từng tế bào trong cơ thể.

+ Chất thải (trong đó có carbon dioxide) từ hoạt động sống của tế bào sẽ được máu vận chuyển đến phổi và cơ quan bài tiết để thải ra ngoài.

- Ở người, các chất được vận chuyển theo hai vòng tuần hoàn:

+ Vòng tuần hoàn nhỏ đưa máu đỏ thẫm nghèo O2 từ tim đến phổi, tại đây máu nhận O2 và thải ra CO2 trở thành máu đỏ tươi và trở về tim.

+ Vòng tuần hoàn lớn đưa máu đỏ tươi giàu O2 và các chất dinh dưỡng đi nuôi cơ thể. Tại các tế bào, mô, cơ quan, máu nhận các chất bài tiết và CO2 trở thành máu đỏ thẫm và trở về tim.

IV. VẬN DỤNG HIỂU BIẾT VỀ TRAO ĐỔI CHẤT VÀ CHUYỂN HÓA NĂNG LƯỢNG Ở ĐỘNG VẬT VÀO THỰC TIỄN

1. Những nguy cơ khi thiếu hụt hoặc thừa chất dinh dưỡng

Hoạt động 1 trang 134 Khoa học tự nhiên 7: Liên hệ các kiến thức đã học và thảo luận nhóm, trả lời các câu hỏi sau: Giải thích vì sao chúng ta nên ăn đa dạng các loại thức ăn mà không nên chỉ ăn một loại thức ăn dù loại thức ăn đó rất bổ dưỡng.

Trả lời:

Chúng ta nên ăn đa dạng các loại thức ăn mà không nên chỉ ăn một loại thức ăn dù loại thức ăn đó rất bổ dưỡng vì: Một loại thức ăn không thể cung cấp đầy đủ số lượng và số loại chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Do đó, nếu chỉ ăn một loại thức ăn thì cơ thể sẽ bị thiếu hụt chất dinh dưỡng nào đó. Điều đó sẽ khiến cơ thể sẽ không thể hoạt động bình thường.

Hoạt động 2 trang 134 Khoa học tự nhiên 7: Liên hệ các kiến thức đã học và thảo luận nhóm, trả lời các câu hỏi sau: Xây dựng thực đơn cho mỗi bữa ăn trong một ngày để đảm bảo chế độ ăn cân đối và đầy đủ chất dinh dưỡng.

Trả lời:

Chế độ dinh dưỡng đủ chất và cân đối cần đảm bảo cân bằng giữa ba nguồn năng lượng (từ carbohydrate, protein, lipid) và vitamin, chất khoáng. Thực đơn cho mỗi bữa ăn trong một ngày:

- Bữa sáng: Bún bò Huế, 1 cốc nước chanh.

- Bữa trưa: Cơm, canh cua rau đay, cà muối, mực nhồi thịt sốt cà chua, xoài tráng miệng.

- Bữa tối: Cơm, thịt kho củ cải, canh chua cá khoai, rau bí xào tỏi, sữa chua tráng miệng.

2. Vệ sinh ăn uống

Hoạt động 3 trang 134 Khoa học tự nhiên 7: Thảo luận với bạn và hoàn thành nội dung theo mẫu Bảng 31.1.

Tài liệu VietJack

Trả lời:

Hoạt động giữ vệ sinh trong ăn uống

Tác dụng

Vệ sinh răng miệng đúng cách sau bữa ăn

Giúp bảo vệ răng, tránh sâu răng

Ăn chín, uống sôi

Tiêu diệt vi sinh vật gây bệnh và kí sinh trùng gây ô nhiễm trong thức ăn, nước uống

Rửa tay trước khi ăn

Loại bỏ vi trùng gây bệnh còn bám dinh trên tay, tránh nhiễm khuẩn đường tiêu hóa

Tạo không khí thoải mái khi ăn

Nâng cao hiệu suất thu nhận và hấp thụ chất dinh dưỡng từ thức ăn

Thức ăn chứa đầy đủ các nhóm chất dinh dưỡng

Đảm bảo cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cho cơ thể

 

Bài viết liên quan

508
  Tải tài liệu