Cho tam giác ABC (AB < AC). Trên tia phân giác của góc A

Lời giải Bài 79 trang 92 SBT Toán 7 sách Cánh diều hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Toán 7.

419


Giải SBT Toán 7 Cánh diều Bài 11. Tính chất ba đường phân giác của tam giác

Bài 79 trang 92 SBT Toán 7 Tập 2: Cho tam giác ABC (AB < AC). Trên tia phân giác của góc A, lấy điểm E nằm trong tam giác ABC sao cho E cách đều hai cạnh AB, BC. Trong các phát biểu sau, phát biểu nào đúng, phát biểu nào sai?

a) Điểm E không nằm trên tia phân giác của góc B.

b) EBC^=ECB^.

c) Điểm E cách đều AB, BC, CA.

d) Điểm E nằm trên tia phân giác của góc C.

Lời giải

Sách bài tập Toán 7 Bài 11 (Cánh diều): Tính chất ba đường phân giác của tam giác  (ảnh 1) 

Gọi M, N, P lần lượt là hình chiếu của E trên BC, AB, AC.

Khi đó EM  BC, EN  AB, EP  AC và EN = EM.

 Xét ∆BNE và ∆BME có:

BNE^=BME^=90°,

EN = EM (giả thiết),

BE là cạnh chung

Do đó BNE = ∆BME (cạnh huyền – cạnh góc vuông)

Suy ra NBE^=MBE^ (hai góc tương ứng)

Nên điểm E nằm trên tia phân giác của góc ABC.

Do đó phát biểu a là sai.

 Vì AF là tia phân giác của góc BAC nên BAE^=CAE^

Xét ANE và APE có:

ANE^=APE^=90°,

AE là cạnh chung,

NAE^=PAE^ (chứng minh trên).

Do đó ANE = ∆APE (cạnh huyền – góc nhọn).

Suy ra EN = EP (hai cạnh tương ứng).

Mà EN = EM (giả thiết)

Nên EM = EN = EP hay điểm E cách đều ba cạnh AB, BC, CA.

Do đó phát biểu c là đúng.

• Xét hai ∆CPE và ∆CME có:

CPE^=CME^=90°,

EP = EM (chứng mình trên),

CE là cạnh chung

Do đó CPE = ∆CME (cạnh huyền – cạnh góc vuông)

Suy ra PCE^=MCE^ (hai góc tương ứng).

Nên điểm E nằm trên tia phân giác của góc ACB.

Do đó phát biểu d là đúng.

• Do AB < AC nên ACB^<ABC^ (trong một tam giác, góc đối diện với cạnh lớn hơn là góc lớn hơn).

Khi đó EBC^=12ABC^<12ACB^=ECB^. 

Do đó phát biểu b là sai.

Vậy a, b là phát biểu sai; c, d là phát biểu đúng.

Bài viết liên quan

419