Cho hai đa thức: F(x) = x^4 + x^3 – 3x^2 + 2x – 9 và G(x) = – x^4 + 2x^2 – x + 8

Lời giải Bài 27 trang 46 SBT Toán 7 sách Cánh diều hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Toán 7.

214


Giải SBT Toán 7 Cánh diều Bài 3. Phép cộng, phép trừ đa thức một biến

Bài 27 trang 46 SBT Toán 7 Tập 1: 

Cho hai đa thức:

F(x) = x4 + x3 – 3x2 + 2x – 9 và G(x) = – x4 + 2x2 – x + 8.

a) Tìm đa thức H(x) sao cho H(x) = F(x) + G(x).

b) Tìm bậc của đa thức H(x).

c) Kiểm tra xem x = 0, x = 1, x = –1 có là nghiệm của đa thức H(x) hay không.

d) Tìm đa thức K(x) sao cho H(x) – K(x) = 12x2.

Lời giải

a) Ta có:

H(x) = F(x) + G(x).

        = (x4 + x3 – 3x2 + 2x – 9) + (– x4 + 2x2 – x + 8)

        = x4 + x3 – 3x2 + 2x – 9 – x4 + 2x2 – x + 8

        = (x4– x4) + x3 + (– 3x2 + 2x2) + (2x – x) + (– 9 + 8)

        = x3 – x2 + x – 1.

Vậy H(x) = x3 – x2 + x – 1.

b) Đa thức H(x) = x3 – x2 + x – 1 có bậc là 3 do số mũ cao nhất của biến x là 3.

c) Xét đa thức H(x) = x3 – x2 + x – 1.

• Thay x = 0 vào đa thức H(x) ta được:

H(0) = 03 – 02 + 0 – 1 = –1 ≠ 0.

Do đó x = 0 không là nghiệm của đa thức H(x).

• Thay x = 1 vào đa thức H(x) ta được:

H(1) = 13 – 12 + 1 – 1 = 0.

Do đó x = 1 là nghiệm của đa thức H(x).

• Thay x = –1 vào đa thức H(x) ta được:

H(–1) = (–1)3 – (–1)2 + (–1) – 1 = –4 ≠ 0.

Do đó x = –1 không là nghiệm của đa thức H(x).

Vậy x = 1 là nghiệm của đa thức H(x) và x = 0, x = –1 không là nghiệm của đa thức H(x).

d) Ta có: H(x) – K(x) = 12x2.

Suy ra K(x) = H(x) – 12x2.

Hay K(x) = x3 – x2 + x – 1 – 12x2.

                = x3 + (– x2 – 12x2) + x – 1

                = x3 – 32x2 + x – 1.

Vậy K(x) = x3 – 32x2 + x – 1.

Bài viết liên quan

214