Bài 2: Một số điều luật cơ bản về sân tập, dụng cụ và thi đấu bóng rổ

Hoidap.vietjack.com trân trọng giới thiệu: lời giải bài tập Giáo dục thể chất lớp 10 Bài 2: Một số điều luật cơ bản về sân tập, dụng cụ và thi đấu bóng rổ sách Chân trời sáng tạo hay nhất, chi tiết giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Giáo dục thể chất 10 Bài 2. Mời các bạn đón xem:

208


Giải bài tập Giáo dục thể chất 10 Bài 2: Một số điều luật cơ bản về sân tập, dụng cụ và thi đấu bóng rổ

i 1 trang 21 Giáo dục thể chất 10: Kích thước của sân và chiều cao của rổ là bao nhiêu?

Trả lời:

- Sân thi đấu là một mặt phẳng, cứng và không có chướng ngại vật, có chiều dài 28m và chiều rộng 15m được tính từ mép trong đường biên.

- Rổ được đặt trên cao cách mặt sân 3,05 m, có đường kính trong là 45cm.

Bài 2 trang 21 Giáo dục thể chất 10: Thời gian thi đấu chính thức của một trận đấu Bóng rổ là bao lâu? Chia làm mấy hiệp?

Trả lời:

– Mỗi trận đấu bao gồm bốn hiệp, mỗi hiệp 10 phút.

– Thời gian nghỉ giữa hiệp thứ nhất và hiệp thứ hai, giữa hiệp thứ ba và hiệp thứ tư và giữa các hiệp phụ đều là 2 phút. 

– Thời gian nghỉ giữa hiệp thứ hai và hiệp thứ ba là 15 phút.

– Nếu trận đấu có tỉ số hoà khi kết thúc thời gian thi đấu của hiệp thứ tư thì trận đấu sẽ được tiếp tục bằng các hiệp phụ. Thời gian của mỗi hiệp phụ là 5 phút tới khi trận đấu có tỉ số thắng thua cách biệt.

Bài 3 trang 21 Giáo dục thể chất 10: Em hiểu thế nào về luật chạy bước trong Bóng rổ?

Trả lời: 

Chạy bước là di chuyển trái luật theo bất kì hướng nào của một hoặc cả hai chân, vượt quá những quy định của điều luật này trong khi đang cầm bóng sống trên sân thi đấu.

Luật quy định hình thành chân trụ đối với một đấu thủ bắt bóng sống trên sân khi:

– Đứng bằng cả hai chân trên sân thi đấu: Khi một bàn chân được nhấc lên thì
bàn chân kia trở thành chân trụ.

– Di chuyển hay dẫn bóng:

+ Nếu một chân chạm sân thi đấu thì chân đó trở thành chân trụ.

+ Nếu cả hai chân đều nhấc khỏi mặt sân và đồng thời chạm mặt sân bằng hai bàn
chân, một bàn chân được nhấc lên thì bàn chân kia trở thành chân trụ.

+ Nếu một đấu thủ có thể nhảy lên bằng hai chân và tiếp sân thi đấu bằng một chân thì chân đó trở thành chân trụ. Nếu một đấu thủ nhảy lên và tiếp sân thi đấu bằng cả hai chân thì không có chân nào là chân trụ.

Bài viết liên quan

208