Em hãy đọc thông tin dưới đây và trả lời câu hỏi. Thông tin: Hoạt động của Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Trả lời Câu hỏi trang 96 Kinh tế và Pháp luật 10 sách Chân trời sáng tạo hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 10  Chân trời sáng tạo

278


Giải KTPL 10 Bài 14: Quốc hội, chủ tịch nước, chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Câu hỏi trang 96 Kinh tế và Pháp luật 10Em hãy đọc thông tin dưới đây và trả lời câu hỏi.

Thông tin: Hoạt động của Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam được thể hiện dưới 3 hình thức:

Thông qua phiên họp của thành viên Chính phủ. Chính phủ họp thường kì mỗi tháng 1 phiên và chỉ được tiến hành khi có 2/3 thành viên Chính phủ tham dự. Ngoài ra có thể họp bất thường theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ hoặc theo yêu cầu của ít nhất 1/3 tổng số thành viên Chính phủ. Nghị quyết của phiên họp của Chính phủ phải được quá nửa tổng số thành viên Chính phủ biểu quyết tán thành, trường hợp biểu quyết ngang nhau thì thực hiện theo ý kiến của Thủ tướng đã biểu quyết. Phiên họp Chính phủ là hình thức hoạt động tập thể duy nhất của Chính phủ, trên cơ sở bàn bạc dân chủ, công khai.

Thông qua hoạt động của Thủ tướng Chính phủ. Thủ tướng Chính phủ lãnh đạo, điều hành và chịu trách nhiệm về mọi hoạt động của Chính phủ. Với vai trò là người đứng đầu Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ có những quyền hạn: triệu tập, chủ toạ phiên họp Chính phủ; quy định chế độ làm việc của Thủ tướng với các thành viên Chính phủ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; lãnh đạo công tác của Chính phủ, thành viên của Chính phủ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp; đề nghị hoặc bãi bỏ các Bộ cơ quan ngang Bộ; trình Quốc hội phê chuẩn đề nghị việc bổ nhiệm, miễn nhiệm hoặc cách chức cho từ chức đối với Phó thủ tướng, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ. Trong thời gian Quốc hội không họp thi Thủ tướng Chính phủ có quyền trình Chủ tịch nước quyết định tạm đình chỉ công tác của Phó Thủ tướng, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ; chỉ đạo xây dựng các dự án trình Quốc hội, Uỷ Ban Thường vụ Quốc hội các văn bản quy phạm thuộc thẩm quyền của Chính phủ và Thủ tướng thành lập Hội đồng và Uỷ ban thường xuyên hoặc làm thời khi cần thiết. Trong lĩnh vực pháp chế, Thủ tướng Chính phủ có các quyền: đình chỉ việc thi hành hoặc bãi bỏ những quyết định thông tư của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ.

Thông qua hoạt động của Bộ trưởng và Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ. Bộ trưởng và thủ trưởng cơ quan ngang Bộ thực hiện chức năng quản lí nhà nước đối với ngành hoặc lĩnh vực hoặc công tác trong phạm vi cả nước. Bộ trưởng và thủ trưởng cơ quan ngang Bộ là thành viên Chính phủ, lãnh đạo công tác của Bộ và cơ quan ngang Bộ, phụ trách một số công tác của Chính phủ, Bộ trưởng chịu trách nhiệm trước Thủ tướng và trước Quốc hội về hoạt động quản lí nhà nước trong phạm vi ngành, lĩnh vực được phân công.

Câu hỏi:

Cho biết, hoạt động của Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam được thể hiện thông qua những hình thức nào.

Trình bày hoạt động của Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Trả lời

Yêu cầu số 1: Hình thức hoạt động của Chính phủ:

+ Thông qua phiên họp của thành viên Chính phủ.

+ Thông qua hoạt động của Thủ tướng Chính phủ.

+ Thông qua hoạt động của Bộ trưởng và Thủ tướng cơ quan ngang Bộ.

Yêu cầu số 2: Hoạt động của Chính phủ:

* Thông qua phiên họp của thành viên Chính phủ:

- Tại phiên họp, Chính phủ thảo luận và quyết định những vấn đề quan trọng thuộc nhiệm vụ, quyền hạn như:

+ chương trình hoạt động hàng năm của Chính phủ, các dự án luật, pháp lệnh và các dự án khác trình Quốc hội hoặc Ủy ban thường vụ Quốc hội;

+ dự án chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội ngắn hạn và dài hạn, các công trình quan trọng, dự toán ngân sách nhà nước;

+ các chính sách cụ thể phát triển kinh tế - xã hội, tài chính, quốc phòng, an ninh, đối ngoại.

- Nội dung phiên họp Chính phủ do Thủ tướng đề nghị và thông báo đến các thành viên Chính phủ. Các quyết định của phiên họp Chính phủ phải được quá nửa tổng số thành viên Chính phủ biểu quyết tán thành, trong trường hợp biểu quyết ngang nhau, thực hiện theo ý kiến mà Thủ tướng đã biểu quyết.

* Thông qua hoạt động của Thủ tướng Chính phủ: Thủ tướng Chính phủ căn cứ vào Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội, lệnh, quyết định của Chủ tịch nước, văn bản của Chính phủ, ban hành văn bản pháp luật để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của luật và kiểm tra việc thực hiện văn bản đó.

* Thông qua hoạt động của Bộ trưởng và Thủ tướng cơ quan ngang Bộ: Bộ trưởng và Thủ tướng cơ quan ngang Bộ thực hiện chức năng quản lý, chịu trách nhiệm quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực được phân công; tổ chức thi hành và theo dõi việc thi hành pháp luật liên quan đến ngành, lĩnh vực trong phạm vi toàn quốc.

 

Xem thêm lời giải bài tập Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 10 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Bài viết liên quan

278