Trắc nghiệm Hóa học 9 Bài 51 có đáp án năm 2021 - 2022
Để giúp học sinh có thêm tài liệu tự luyện môn Hóa học lớp 9 năm 2021 đạt kết quả cao, chúng tôi biên soạn Trắc nghiệm Hóa học 9 Bài 51 có đáp án mới nhất gồm các câu hỏi trắc nghiệm đầy đủ các mức độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng, vận dung cao.
Trắc nghiệm Hóa học 9 Bài 51: Saccarozơ
Bài 1: Dùng thuốc thử nào dưới đây để phân biệt dung dịch saccarozơ, rượu etylic và glucozơ?
A. Dung dịch Ag2O/NH3
B. Dung dịch Ag2O/NH3 và dung dịch HCl
C. Dung dịch HCl
D. Dung dịch Iot
Lời giải
- Cho lần lượt các dung dịch trên tác dụng với dung dịch Ag2O/NH3
+ Dung dịch nào xuất hiện kết tủa trắng là glucozơ
C6H12O6 + Ag2O C6H12O7+ 2Ag↓
+ Không có hiện tượng gì là saccarozơ và rượu etylic
- Đun nóng 2 dung dịch còn lại trong HCl, sau đó cho tác dụng với dung dịch Ag2O/NH3
+ Dung dịch nào xuất hiện kết tủa trắng là saccarozơ
C12H22O11 + H2O C6H12O6 + C6H12O6
C6H12O6 + Ag2O C6H12O7+ 2Ag↓
+ Dung dịch không có hiện tượng gì là rượu etylic
Đáp án: B
Bài 2: Khi đun nóng dung dịch saccarozơ với dung dịch axit, thu được dung dịch có phản ứng tráng gương, do
A. saccarozơ chuyển thành mantozơ.
B. saccarozơ bị thủy phân thành glucozơ và fructozơ.
C. phân tử saccarozơ có khả năng tham gia phản ứng tráng gương.
D. dung dịch axit đó có khả năng phản ứng.
Lời giải
Khi đun nóng dung dịch saccarozơ với dung dịch axit, thu được dung dịch có phản ứng tráng gương, do saccarozơ bị thủy phân thành glucozơ và fructozơ phương trình thủy phân:
C12H22O11 + H2O C6H12O6 + C6H12O6
C6H12O6 + Ag2O C6H12O7 + 2Ag↓
Đáp án: B
Bài 3: Dùng thuốc thử nào dưới đây để phân biệt dung dịch saccarozơ, axit axetic, benzen và glucozơ?
A. Dung dịch Ag2O/NH3
B. H2O, Quỳ tím, dung dịch Ag2O/NH3
C. Dung dịch HCl
D. Quỳ tím, dung dịch NaOH
Lời giải
- Cho 4 mẫu thử hòa tan vào nước và quan sát kĩ:
+ Dung dịch không tan trong nước là benzen
+ Các dung dịch còn lại tan trong nước
- Nhúng quỳ tím lần lượt các dung dịch trên:
+ Dung dịch nào làm quỳ tím chuyển sang màu đỏ là axit axetic
+ Không làm đổi màu quỳ tím là saccarozơ và glucozơ
- Cho 2 dung dịch còn lại tác dụng với tác dụng với dung dịch Ag2O/NH3:
+ Dung dịch nào xuất hiện kết tủa trắng là glucozơ
C6H12O6 + Ag2O C6H12O7+ 2Ag↓
+ Không có hiện tượng gì là saccarozơ
Đáp án: B
Bài 4: Thông thường nước mía chứa 13% saccarozơ. Nếu tinh chế 1 tấn nước mía trên thì hàm lượng saccarozơ thu được là bao nhiêu? Biết hiệu suất tinh chế đạt 80%
A. 105 kg
B. 104 kg
C. 110 kg
D. 114 kg
Lời giải
Về lí thuyết thì 1 tấn nước mía chứa 1000.13% = 130 kg saccarozơ
Nhưng hiệu suất = 80% => Lượng saccarozơ thu được là: 130.80% = 104 kg
Đáp án: B
Bài 5: Để tráng bạc một số ruột phích, người ta phải thuỷ phân 34,2 gam saccarozơ rồi tiến hành phản ứng tráng gương. Tính lượng Ag tạo thành sau phản ứng, biết hiệu suất cả quá trình tráng gương là 80%?
A. 27,64 gam
B. 43,90 gam
C. 34,56 gam
D. 56,34 gam
Lời giải
msaccarozơ =
C12H22O11 + H2O C6H12O6 + C6H12O6
0,1 mol → 0,1mol → 0,1 mol
Vì glucozơ và fructozơ đều có phản ứng tráng gương và có công thức phân tử giống nhau, nên ta gộp thành 1 phương trình:
C6H12O6 + Ag2O C6H12O7 + 2Ag↓
0,2 mol → 0,4 mol
=> mAg = 0,4.108.80% = 34,56 gam
Đáp án: C
Bài 6: Thuỷ phân hoàn toàn m gam saccarozơ thu được 270 gam hỗn hợp gồm glucozơ và fructozơ. Giá trị của m là
A. 270,0
B. 229,5
C. 243,0
D. 256,5
Lời giải
Gọi số mol saccarozơ đã thủy phân là x mol
C12H22O11 + H2O C6H12O6 + C6H12O6
x mol → x mol → x mol
=> mglucozơ + mfructozơ = 180x + 180x = 270 gam
=> x = 0,75 mol
=> msaccarozơ = 0,75.342 = 256,5 gam
Đáp án: D
Bài 7: Cần bao nhiêu gam saccarozơ để pha thành 500ml dung dịch saccarozơ 1M?
A. 85,5 gam
B. 171 gam
C. 342 gam
D. 684 gam
Lời giải
Ta có: nsaccarozơ = CM.V = 0,5.1 = 0,5 mol
=> msaccarozơ = 0,5.342 = 171 gam
Đáp án: B
Bài 8: Thuỷ phân hoàn toàn 62,5 gam dung dịch saccarozơ 17,1% trong môi trường axit (vừa đủ) ta thu được dung dịch A. Cho dung dịch AgNO3 trong amoniac vào dung dịch A và đun nhẹ thu được bao nhiêu gam Ag?
A. 6,75 gam
B. 13,5 gam
C. 7,65 gam
D. 6,65 gam
Lời giải
nsaccarozơ =
C12H22O11 + H2O C6H12O6 + C6H12O6
0,03125 → 0,03125 0,03125 mol
⇒nC6H12O6 = 0,03125.2 = 0,0625 mol
C6H12O6 + Ag2O C6H12O7 + 2Ag↓
0,0625 mol → 0,125 mol
=> mAg = 0,125.108 = 13,5 gam
Đáp án: B
Bài 9: Công thức phân tử của saccarozơ là
A. C6H12O6
B. C6H12O7
C. C12H22O11
D. (-C6H10O5-)n
Lời giải
Công thức phân tử của saccarozơ là C12H22O11
Đáp án: C
Bài 10: Đường mía là loại đường nào dưới đây?
A. Đường phèn
B. Glucozơ
C. Fructozơ
D. Saccarozơ
Lời giải
Đường mía là loại đường saccarozơ
Đáp án: D
Bài 11: Saccarozơ tham gia phản ứng hóa học nào sau đây?
A. Phản ứng tráng gương.
B. Phản ứng thủy phân.
C. Phản ứng xà phòng hóa.
D. Phản ứng este hóa.
Lời giải
Saccarozơ tham gia phản ứng thủy phân.
Đáp án: B
Bài 12: Saccarozơ có những ứng dụng trong thực tế là:
A. Nguyên liệu trong công nghiệp thực phẩm, thức ăn cho người, pha chế thuốc
B. Nguyên liệu sản xuất thuốc nhuộm, sản xuất giấy, là thức ăn cho người
C. Làm thức ăn cho người, tráng gương, tráng ruột phích
D. Làm thức ăn cho người, sản xuất gỗ, giấy, thuốc nhuộm
Lời giải
Saccarozơ có những ứng dụng trong thực tế là: Nguyên liệu trong công nghiệp thực phẩm, thức ăn cho người, pha chế thuốc
Đáp án: A
Bài 13: Khi đun nóng dung dịch đường saccarozơ có axit vô cơ xúc tác ta được dung dịch chứa:
A. glucozơ và mantozơ
B. glucozơ và glicozen
C. fructozơ và mantozơ
D. glucozơ và fructozơ
Lời giải
- Khi đun nóng dung dịch có axit làm xúc tác, saccarozơ bị thuỷ phân tạo ra glucozơ và fructozơ
C12H22O11 + H2O C6H12O6 + C6H12O6
Glucozơ Fructozơ
Đáp án: D