Trắc nghiệm Hóa học 9 Bài 8 có đáp án năm 2021 - 2022
Để giúp học sinh có thêm tài liệu tự luyện môn Hóa học lớp 9 năm 2021 đạt kết quả cao, chúng tôi biên soạn Trắc nghiệm Hóa học 9 Bài 8 có đáp án mới nhất gồm các câu hỏi trắc nghiệm đầy đủ các mức độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng, vận dung cao.
Trắc nghiệm Hóa học 9 Bài 8: Một số bazơ quan trọng
Bài 1: Để nhận biết dd KOH và dd Ba(OH)2 ta dùng thuốc thử là:
A. Phenolphtalein
B. Quỳ tím
C. dd H2SO4
D. dd HCl
Lời giải
KOH và Ba(OH)2 đều làm đổi màu phenolphtalein và quì tím
KOH và Ba(OH)2 tác dụng với HCl không có hiện tượng
KOH tác dụng với H2SO4 không có hiện tượng; Ba(OH)2 tác dụng với H2SO4 xuất hiện kết tủa trắng
KOH + HCl → KCl + H2O
Ba(OH)2 + 2HCl → BaCl2 + H2O
2KOH + H2SO4 → K2SO4 + H2O
Ba(OH)2 + H2SO4→ BaSO4↓ + H2O
Đáp án: C
Bài 2: NaOH có tính chất vật lý nào sau đây ?
A. Natri hiđroxit là chất rắn không màu, ít tan trong nước.
B. Natri hiđroxit là chất rắn không màu, hút ẩm mạnh, tan nhiều trong nước và tỏa nhiệt.
C. Natri hiđroxit là chất rắn không màu, hút ẩm mạnh và không tỏa nhiệt.
D. Natri hiđroxit là chất rắn không màu, không tan trong nước, không tỏa nhiệt.
Lời giải
NaOH có tính chất vật lí là: NaOH là chất rắn không màu, hút ẩm mạnh, tan nhiều trong nước và tỏa nhiệt.
Đáp án: B
Bài 3: Cặp chất không thể tồn tại trong một dung dịch (tác dụng được với nhau) là:
A. Ca(OH)2, Na2CO3
B. Ca(OH)2, NaCl
C. Ca(OH)2, NaNO3
D. NaOH, KNO3
Lời giải
Cặp chất không thể tồn tại trong một dung dịch (tác dụng được với nhau) là: Ca(OH)2, Na2CO3 vì xảy ra phản ứng:
Ca(OH)2 + Na2CO3 → CaCO3 ↓ + 2NaOH
Đáp án: A
Bài 4: Để điều chế dung dịch KOH, người ta cho:
A. K2CO3 tác dụng với dung dịch Ca(OH)2
B. K2SO4 tác dụng với dung dịch NaOH
C. K2SO3 tác dụng với dung dịch CaCl2
D. K2CO3 tác dụng với dung dịch NaNO3
Lời giải
Để điều chế KOH ta cho muối của kali tác dụng với bazo nhưng sau phản ứng phải có kết tủa tạo thành
K2CO3 + Ca(OH)2 → 2KOH + CaCO3↓
Đáp án: A
Bài 5: Nếu rót 200 ml dung dịch NaOH 1M vào ống nghiệm đựng 100 ml dung dịch H2SO4 1M thì dung dịch tạo thành sau phản ứng sẽ:
A. Làm quỳ tím chuyển đỏ
B. Làm quỳ tím chuyển xanh
C. Làm dung dịch phenolphtalein không màu chuyển đỏ.
D. Không làm thay đổi màu quỳ tím.
Lời giải
Phương trình hóa học:
2NaOH + H2SO4 → Na2SO4 + 2H2O
Xét tỉ lệ:
=> NaOH và H2SO4 phản ứng vừa đủ với nhau
=> dung dịch thu được có môi trường trung tính => không làm thay đổi màu quỳ tím.
Đáp án: D
Bài 6: Cho 100ml dung dịch Ba(OH)2 0,1M vào 100ml dung dịch HCl 0,1M. Dung dịch thu được sau phản ứng:
A. Làm quỳ tím hoá xanh
B. Làm quỳ tím hoá đỏ
C. Phản ứng được với magiê giải phóng khí hidrô
D. Không làm đổi màu quỳ tím
Lời giải
nBa(OH)2 = VBa(OH)2 . CMBa(OH)2 = 0,1 . 0,1 = 0,01 mol
nHCl= VHCl. CM HCl = 0,1 . 0,1 = 0,01 mol
PTHH: Ba(OH)2 + 2HCl → BaCl2 + H2O
1 2
0,01 0,01
Từ phương trình ta có tỉ lệ
=> Ba(OH)2 dư => dd có môi trường bazo
=> dd sau phản ứng làm quỳ hóa xanh
Đáp án: A
Bài 7: Dung dịch NaOH và dung dịch KOH không có tính chất nào sau đây?
A. Làm đổi màu quỳ tím và phenophtalein
B. Bị nhiệt phân hủy khi đun nóng tạo thành oxit bazơ và nước
C. Tác dụng với oxit axit tạo thành muối và nước
D. Tác dụng với axit tạo thành muối và nước
Lời giải
Dung dịch NaOH và dung dịch KOH không có tính chất : bị nhiệt phân hủy khi đun nóng tạo thành oxit bazơ và nước.
Vì NaOH và KOH đều là bazơ tan.
Đáp án: B
Bài 8: Dung dịch KOH không có tính chất hoá học nào sau đây?
A. Làm quỳ tím hoá xanh
B. Tác dụng với oxit axit tạo thành muối và nước
C. Tác dụng với axit tạo thành muối và nước
D. Bị nhiệt phân huỷ tạo ra oxit bazơ và nước
Lời giải
KOH là bazo tan do đó không bị nhiệt phân
Đáp án: D
Bài 9: Cặp oxit phản ứng với nước ở nhiệt độ thường tạo thành dung dịch bazơ là:
A. K2O, Fe2O3
B. Al2O3, CuO
C. Na2O, K2O
D. ZnO, MgO.
Lời giải
Cặp oxit phản ứng với nước ở nhiệt độ thường tạo thành dung dịch bazơ là: Na2O, K2O.
Đáp án : C
Bài 10: Dãy các bazơ bị phân hủy ở nhiệt độ cao:
A. Ca(OH)2, NaOH, Zn(OH)2, Fe(OH)3
B. Cu(OH)2, NaOH, Ca(OH)2, Mg(OH)2
C. Cu(OH)2, Mg(OH)2, Fe(OH)3, Zn(OH)2
D. Zn(OH)2, Ca(OH)2, KOH, NaOH
Lời giải
Dãy các bazơ bị phân hủy ở nhiệt độ cao là: Cu(OH)2, Mg(OH)2, Fe(OH)3, Zn(OH)2
Đáp án: C
Bài 11: Thuốc thử để nhận biết dung dịch Ca(OH)2 là:
A. Na2CO3
B. KCl
C. NaOH
D. NaNO3
Lời giải
Thuốc thử để nhận biết dung dịch Ca(OH)2 là Na2CO3 vì Na2CO3 tạo kết tủa trắng với Ca(OH)2
Na2CO3 + Ca(OH)2 → CacO3 ↓ + 2NaOH
Đáp án: A
Bài 12: Có 2 dung dịch không màu là Ca(OH)2 và NaOH. Để phân biệt 2 dung dịch này bằng phương pháp hoá học dùng
A. HCl
B. CO2
C. phenolphtalein
D. nhiệt phân
Lời giải
Cho 2 dung dịch qua CO2, dd nào xuất hiện kết tủa trắng là Ca(OH)2, còn lại không có hiện tượng là NaOH
CO2 + Ca(OH)2→ CaCO3↓ + H2O
CO2 + NaOH → NaOH + H2O (xảy ra phản ứng nhưng không quan sát được hiện tượng, vì không có gì đặc trưng của phản ứng)
Đáp án: B
Bài 13: Dung dịch có độ bazơ mạnh nhất trong các dung dịch có giá trị pH sau:
A. pH = 8
B. pH = 12
C. pH = 10
D. pH = 14
Lời giải
pH > 7: dung dịch có tính bazơ, pH càng lớn độ bazơ càng lớn
=> pH = 14 có độ bazơ mạnh nhất
Đáp án: D
Bài 14: Nhóm các dung dịch có pH > 7 là:
A. HCl, NaOH
B. H2SO4, HNO3
C. NaOH, Ca(OH)2
D. BaCl2, NaNO3
Lời giải
Nhóm các dung dịch có pH > 7 là các dung dịch bazơ: NaOH, Ca(OH)2
Đáp án: C
Bài 15: Để phân biệt hai dung dịch NaOH và Ba(OH)2 đựng trong hai lọ mất nhãn ta dùng thuốc thử:
A. Quỳ tím
B. HCl
C. NaCl
D. H2SO4
Lời giải
Để phân biệt NaOH và Ba(OH)2 ta dùng dung dịch H2SO4
NaOH không có hiện tượng gì còn Ba(OH)2 tạo kết tủa màu trắng
Ba(OH)2 + H2SO4 → BaSO4 + 2H2O
Đáp án: D