Trắc nghiệm Hóa học 9 Bài 16 có đáp án năm 2021 - 2022

Để giúp học sinh có thêm tài liệu tự luyện môn Hóa học lớp 9 năm 2021 đạt kết quả cao, chúng tôi biên soạn Trắc nghiệm Hóa học 9 Bài 16 có đáp án mới nhất gồm các câu hỏi trắc nghiệm đầy đủ các mức độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng, vận dung cao.

411
  Tải tài liệu

Trắc nghiệm Hóa học 9 Bài 16: Tính chất hóa học của kim loại

Bài 1: Axit H2SO4 loãng phản ứng với tất cả các chất trong dãy nào dưới đây?

A. FeCl3, MgO, Cu, Ca(OH)2

B. NaOH, CuO, Ag, Zn

C. Mg(OH)2, CaO, K2SO3, SO2

D. Al, Al2O3, Fe(OH)3, BaCl2

Lời giải

Axit H2SO4 loãng phản ứng được với: Al, Al2O3, Fe(OH)3, BaCl2

Loại A vì Cu không phản ứng

Loại B vì Ag không phản ứng

Loại C vì SOkhông phản ứng

Đáp án: D

Bài 2: Chất nào sau đây không phản ứng với dung dịch HCl

A. Fe

B. Fe2O3

C. SO2

D. Mg(OH)2.

Lời giải

SO2 là oxit axit nên không phản ứng được với HCl

Đáp án: C

Bài 3: Axit sunfuric loãng tác dụng được với dãy chất nào sau đây?

A. Zn, CO2, NaOH

B. Zn, Cu, CaO

C. Zn, H2O, SO3

D. Zn, NaOH, Na2O

Lời giải

H2SO4 loãng tác dụng được với oxit bazơ, bazơ, kim loại đứng trước H, muối

A. Loại CO2

B. Loại Cu

C. Loại H2O, SO3

D. Thỏa mãn

Đáp án cần chọn là: D

Bài 4: Cho các kim loại Fe, Cu, Ag, Al, Mg. Trong các kết luận sau đây, kết luận nào sai ?

A. Kim loại tác dụng với dung dịch HCl, H2SO4 loãng: Cu, Ag

B. Kim loại tác dụng với dung dịch CuSO4 : Fe, Al, Mg

C. Kim loại không tác dụng với H2SO4 đặc nguội: Al, Fe         

D. Kim loại không tan trong nước ở nhiệt độ thường: Tất cả các kim loại trên

Lời giải

Kết luận sai là: Kim loại tác dụng với dung dịch HCl, H2SO4 loãng: Cu, Ag

Đáp án: A

Bài 5: Để tách riêng các chất khỏi hỗn hợp gồm Fe, Cu, Al cần phải dùng hóa chất nào sau đây là thích hợp nhất?

A.  HCl và HNO3

B. NaOH và HCl

C. HCl và CuCl2

D. H2O và H2SO4

Lời giải

Để tách riêng các chất khỏi hỗn hợp gồm Fe, Cu, Al cần phải dung : NaOH và HCl vì

Bài tập tính chất hóa học chung của kim loại

Đáp án: B

Hỏi đáp VietJack

Bài 6: Cho phản ứng: Zn + CuSO4 → muối X + kim loại Y. X là

A. ZnSO4

B. CuSO4

C. Cu

D. Zn

Lời giải

Zn + CuSO4 → ZnSO4 + Cu

=> muối X là ZnSO4

Đáp án: A

Bài 7: Nhúng một thanh sắt vào dung dịch đồng (II) sunfat. Phản ứng hóa học xảy ra là:

A. Fe + CuSO->  FeSO4 + Cu.   

B. Fe + Cu2SO4 ->  FeSO4 + 2Cu.

C. 2Fe + 3CuSO4 ->  Fe2(SO4)3 + 3Cu.

D. 2Fe + 3Cu2SO->  Fe2(SO4)3 + 6Cu.

Lời giải

Phản ứng hóa học xảy ra là:

Fe + CuSO4 -> FeSO4 + Cu.↓

Đáp án: A

Bài 8: Cho sơ đồ phản ứng sau:  A + NaOH → NaAlO2 + H2O. A là chất nào trong số các chất sau:

A. Al

B.  Al2O3

C. Al(OH)3

D. Cả B và C đều đúng

Lời giải

Al2O3+ 2NaOH →2 NaAlO2 + H2O

Hoặc Al(OH)3 + NaOH → NaAlO2 + 2H2O

Đáp án: D

Bài 9: Một bạn học sinh đã đổ nhầm dung dịch sắt (II) sunfat vào lọ chứa sẵn dung dịch kẽm sunfat. Để thu được dung dịch chứa duy nhất muối kẽm sunfat, theo em dùng kim loại nào ?

A. Đồng

B. Sắt

C. Kẽm

D. Nhôm

Lời giải

Để thu được dung dịch chứa duy nhất muối ZnSO4 thì cần loại bỏ được dung dịch FeSO4 và không tạo ra muối nào khác

=> kim loại sử dụng được là Zn

PTHH:  Zn + FeSO→ ZnSO4 + Fe

Đáp án: C

Bài 10: Dung dịch muối ZnSO4 có lẫn một ít tạp chất là CuSO4. Dùng kim loại nào sau đây để làm sạch dung dịch   ZnSO4 nêu trên là dễ dàng nhất?

A. Fe

B. Zn

C. Cu

D. Mg.

Lời giải

Ta dùng kim loại Zn để làm sạch

Zn + CuSO4 → ZnSO4 + Cu↓

Đáp án: B

Bài 11: Tính chất hóa học chung của kim loại gồm:

A. Tác dụng với phi kim, tác dụng với axit.

B. Tác dụng với phi kim, tác dụng với bazơ, tác dụng với muối.

C. Tác dụng với phi kim, tác dụng với axit, tác dụng với muối.

D. Tác dụng với oxit bazơ, tác dụng với axit.

Lời giải

Tính chất hóa học chung của kim loại gồm: tác dụng với phi kim, tác dụng với axit, tác dụng với muối.

Đáp án: C

Bài 12: Phương pháp nhiệt luyện dùng để điều chế

A. Các kim loại  hoạt động mạnh như Ca, Na, Al                

B. Các kim loại hoạt động yếu                                

C. Các kim loại hoạt động trung bình 

D. Các kim loại hoạt động trung bình và yếu

Lời giải

Phương pháp nhiệt luyện dùng để điều chế các kim loại hoạt động trung bình

Đáp án: C

Bài 13: Kim loại nhôm bị hòa tan bởi H2SO4 loãng, thu được muối sunfat và khí hiđro. Phản ứng mô tả hiện tượng trên là

A. 2Al + H2SO4 → Al2(SO4)3 + H2

B. 2Al + H2SO4 → Al2SO4 + H2

C. Al + 3H2SO4 → Al(SO4)3 + H2

D. 2Al + 3H2SO4 → Al2(SO4)+ 3H2

Lời giải

Phản ứng đúng là: 2Al + 3H2SO→ Al2(SO4)3 + 3H2

Đáp án: D

Bài 14: Ngâm một viên kẽm sạch trong dd CuSO4. Câu trả lời nào sau đây là đúng nhất cho hiện tượng quan sát được?

A. Không có hiện tượng nào xảy ra.

B. Một phần viên kẽm bị hòa tan, có một lớp màu đỏ bám ngoài viên kẽm và màu xanh lam của dung dịch nhạt dần.

C. Không có chất mới nào sinh ra, chỉ có một phần viên kẽm bị hòa tan.

D. Kim loại đồng màu đỏ bám ngoài viên kẽm, viên kẽm không bị hòa tan.

Lời giải

Kẽm đứng trước Cu trong dãy điện hóa do đó đẩy được đồng ra khỏi dung dịch muối

Zn + CuSO4 → Cu + ZnSO4

Đáp án: B

Bài 15: Thả một mảnh nhôm vào ống nghiệm chứa dung dịch CuSO4. Xảy ra hiện tượng:

A. Không có dấu hiệu phản ứng.

B. Có chất rắn màu trắng bám ngoài lá nhôm, màu xanh của dung dịch CuSOnhạt dần.

C. Có chất rắn màu đỏ bám ngoài lá nhôm, màu xanh của dung dịch CuSO nhạt dần.

D. Có chất khí bay ra, dung dịch không đổi mà

Lời giải

Nhôm đứng trước đồng trong dãy điện hóa do đó sẽ đẩy đồng ra khỏi muối

2CuSO4 + 2Al → 3Cu↓ + Al2(SO4)3

Đáp án: C

Bài viết liên quan

411
  Tải tài liệu