Trắc nghiệm Hóa học 9 Bài 1 có đáp án năm 2021 - 2022

Để giúp học sinh có thêm tài liệu tự luyện môn Hóa học lớp 9 năm 2021 đạt kết quả cao, chúng tôi biên soạn Trắc nghiệm Hóa học 9 Bài 1 có đáp án mới nhất gồm các câu hỏi trắc nghiệm đầy đủ các mức độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng, vận dung cao.

693
  Tải tài liệu

Trắc nghiệm Hóa học 9 Bài 1: Tính chất hóa học của oxit. Khái quát về sự phân loại oxit

Bài 1: Oxit nào sau đây phản ứng với nước ở điều kiện thường?

A. Al2O3

B. CuO

C. Na2O

D. MgO

Lời giải

Các oxit bazơ của kim loại kiềm và kiềm thổ (trừ BeO, MgO) tác dụng được với nước ở điều kiện thường.

Na2O + H2O → 2NaOH

Đáp án: C

Bài 2: Trong những dãy oxit sau, dãy gồm những chất tác dụng được với nước để tạo ra dung dịch kiềm là:

A. CuO, CaO, Na2O, K2O

B. CaO, Na2O, K2O, BaO

C. CuO, Na2O, BaO, Fe2O3

D. PbO, ZnO, MgO, Fe2O3

Lời giải

Ghi nhớ: các oxit của kim loại kiềm và kiềm thổ (trừ BeO, MgO) tác dụng được với nước ở điều kiện thường tạo ra dung dịch bazo

A. loại CuO

B. thỏa mãn

C. loại CuO; Fe2O3

D. loại tất cả

Đáp án cần chọn là: B

Bài 3: Dãy các chất nào tác dụng được với nước?

A. SO2, CO2, Na2O, CaO                                                        

B. NO,CO, Na2O, CaO

C. SO2, CO2, FeO, CaO                                                          

D. NO, CO, Na2O, FeO

Lời giải

A đúng

B sai do NO,CO là không tác dụng với nước

C sai do FeO không tác dụng với nước

D sai do NO, CO, FeO không tác dụng với nước

Đáp án: A

Bài 4: Khí cacbon monooxit (CO) có lẫn tạp chất là khí cacbon đioxit (CO2) và lưu huỳnh đioxit (SO2). Dùng dung dịch nào sau đây để tách được những tạp chất ra khỏi CO?

A. Dung dịch HCl

B. Dung dịch Ca(OH)2

C. Dung dịch H2SO4

D. Dung dịch NaCl

Lời giải

Dẫn hỗn hợp khí qua dung dịch bazơ dư, các tạp chất là oxit axit bị giữ lại. Khí đi ra khỏi dung dịch là CO (oxit trung tính không tác dụng với bazơ)

PTHH: CO+ Ca(OH)→ CaCO3 ↓ + H2O

SO2 + Ca(OH)2 → CaSO3 ↓ + H2O

Đáp án: B

Bài 5: Cho 15,3 gam oxit của kim loại hóa trị II vào nước thu được 200 gam dung dịch bazơ với nồng độ 8,55%. Công thức của oxit trên là

A. Na2O

B. CaO

C. BaO

D. K2O

Lời giải

Đặt công thức hóa học của oxit là MO

PTHH: MO + H2O → M(OH)2

Ta có: 

mM(OH)2 = Dạng 1: Bài tập tính chất hóa học của oxit và khái quát phân loại oxitgam

Theo phương trình, ta có: 

Dạng 1: Bài tập tính chất hóa học của oxit và khái quát phân loại oxit

=> kim loại M là Ba

=> công thức oxit là BaO

Đáp án: C

Hỏi đáp VietJack

Bài 6: Hòa tan hoàn toàn 10 gam MgO cần dùng vừa đủ 400 ml dung dịch HCl aM thu được dung dịch X. Giá trị của a là

A. 1,50M

B. 1,25M

C. 1,35M

D. 1,20M

Lời giải

nMgO = 0,25 mol

MgO  +  2HCl → MgCl2 + H2O

0,25  →  0,5 mol

=> Nồng độ của dung dịch HCl là  

Dạng 1: Bài tập tính chất hóa học của oxit và khái quát phân loại oxit

Đáp án: B

Bài 7: 0,05 mol FeO  tác dụng vừa đủ với:

A. 0,02mol HCl

B. 0,1mol HCl

C. 0,05mol HCl

D. 0,01mol HCl

Lời giải

FeO + 2HCl → FeCl2 + H2O

nFeO = 0,05 mol

theo phương trình nHCl = 2 nFeO = 0,1 mol

Đáp án: B

Bài 8: Hòa tan 4,88 gam hỗn hợp A gồm MgO và FeO trong 200 ml dung dịch H2SO4 0,45M loãng thì phản ứng vừa đủ, thu được dung dịch B. Phần trăm khối lượng của MgO trong A là

A. 59,02%

B. 61,34%

C. 40,98%

D. 38,66%

Lời giải

Gọi số mol của MgO và FeO trong hỗn hợp A là x và y mol

Vì mA = mMgO + mFeO = 40x + 72y

→ 40x + 72y = 4,88 (1)

Phương trình hóa học

MgO + H2SO4 → MgSO4 + H2O  (*)

  x    →     x

FeO + H2SO4 → FeSO4 + H2O    (**)

 y    →      y

Theo phương trình (*):

nH2SO4 = 0,2.0,45 = 0,09 mol

→ x + y = 0,09 (2)

Từ (1) và (2) ta có hệ phương trình:

Dạng 1: Bài tập tính chất hóa học của oxit và khái quát phân loại oxit

=> mMgO = 40.0,05 = 2gam => % mMgO =Dạng 1: Bài tập tính chất hóa học của oxit và khái quát phân loại oxit

Đáp án: C

Bài 9: Cho 20 gam hỗn hợp Na2O và CuO tác dụng hết với 3,36 lít SO2(đktc). Sau phản ứng thấy thu được một chất rắn không tan. Thành phần phần trăm theo khối lượng của 2 oxit trong hỗn hợp lần lượt là:

A. 46,5% và 53,5%

B. 53,5% và 46,5%

C. 23,25% và 76,75%

D. 76,75% và 23,25%

Lời giải

PTPƯ: Na2O + SO→ Na2SO3

nNa2O = nSO2 = 3,36:22,4 = 0,15(mol)

Dạng 1: Bài tập tính chất hóa học của oxit và khái quát phân loại oxit

Đáp án: A

Bài 10: Hòa tan hoàn toàn 53,6 gam hỗn hợp A gồm (FeO, CuO) cần dùng vừa đủ 500 ml dung dịch H2SO4 1,4M (D = 1,2g/ml) thu được dung dịch X. Giả thiết thể tích của dung dịch sau phản ứng thay đổi không đáng kể. Nồng độ phần trăm của muối FeSO4 trong dung dịch X là

A. 7,04%

B. 6,06%

C. 9,30%

D. 6,98%

Lời giải

Gọi số mol của FeO và CuO lần lượt là x và y mol

=> mhỗnhợp = mFeO + mCuO => 72x + 80y = 53,6   (1)

nH2SO4 = 0,5.1,4 = 0,7 mol

FeO + H2SO4 → FeSO4 + H2O

x   →    x       →   x

CuO + H2SO4 → CuSO+ H2O

   y  →    y

=> nH2SO4 = x + y = 0,7  (2)

Từ (1) và (2) => x = 0,3 mol; y = 0,4 mol

Dạng 1: Bài tập tính chất hóa học của oxit và khái quát phân loại oxit

Ta có: m dung dịch H2SO4 = D.V = 1,2.500 = 600 gam

=> m dd trước phản ứng = m hỗn hợp A + m dd H2SO4 = 53,6 + 600 = 653,6 gam

Vì phản ứng không tạo chất khí hay chất kết tủa 

=> m dd sau phản ứng = m dd trước phản ứng = 653,6 gam

Dạng 1: Bài tập tính chất hóa học của oxit và khái quát phân loại oxit

Đáp án: D

Bài 11: Cho 20 gam hỗn hợp X gồm CuO và Fe2O tác dụng vừa đủ với 0,2 lít dung dịch HCl có nồng độ 3,5M. Thành phần phần trăm theo khối lượng của CuO và Fe2O3  trong hỗn hợp X lần lượt là :

A. 25% và 75%

B. 20% và 80%

C. 22% và 78%

D. 30% và 70%

Lời giải

Gọi a là số mol của CuO và b là số mol của Fe2Ocó trong 20 gam

hh 200 ml dd HCl 3,5 M => nHCl = 0,2 . 3,5 = 0,7 mol 

CuO    + 2HCl → CuCl2 + H2O

a mol → 2a mol 

Fe2O3 + 6HCl → 2FeCl3 + 3H2

b mol → 6b mol 

Ta có hệ PT: 

m hh = m CuO + m Fe2O3 = 80a + 160b = 20 

nHCl = 2a + 6b = 0,7 

Giải hệ trên ta được 

a = 0,05 mol b = 0,1 mol => mCuO = 0,05 . 80 = 4g

=> %CuO = 20% => %Fe2O3 = 80%

Đáp án: B

Bài 12: Sục 3,36 lít khí SO3 (đktc) vào 400 ml nước thu được dung dịch A. Biết DH2O = 1 g/ml ). Nồng độ phần trăm của chất tan trong dung dịch A là

A. 2,91%

B. 1,94%

C. 3,49%

D. 3,57%

Lời giải

nSO3 = 0,15 mol

SO3 + H2O → H2SO4

0,15        →       0,15    mol

mH2O = D.V = 400 gam

Dạng 1: Bài tập tính chất hóa học của oxit và khái quát phân loại oxit

Đáp án: D

Bài 13: Hòa tan hết 12,4 gam Natrioxit vào nước thu được 500ml dung dịch A . Nồng độ mol của dung dịch A là :

A. 0,8M

B. 0,6M

C. 0,4M

D. 0,2M

Lời giải

nNa2O = 12,4 : 62 = 0,2 mol

PTHH:   Na2O + H2O   → 2NaOH

                 1                             2

                 0,2            →        0,4

CM NaOH = nNaOH : V = 0,4 : 0,5 = 0,8M

Đáp án: A

Bài 14: Hòa tan 6,2 g Na2O vào nước được 2 lít dung dịch. Nồng độ mol của dung dịch thu được là:

A. 0,1M

B. 0,2 M

C. 0,3M

D. 0,4M

Lời giải

nNa2O = mNa2O : MNa2O = 6,2 : (23 . 2 + 16) = 0,1 mol

PTHH:               Na2O + H2O → 2NaOH

Tỉ lệ                    1                    2

Phản ứng           0,1                 ? mol

Từ PTHH => nNaOH = 2 nNa2O = 0,2 mol

Dạng 1: Bài tập tính chất hóa học của oxit và khái quát phân loại oxit

Đáp án: A

Bài 15: Biết rằng 1,12 lít khí cacbon đioxit (đktc) tác dụng vừa đủ với 100 ml dung dịch NaOH tạo ra muối trung hòa. Nồng độ mol của dung dịch NaOH đã dùng là

A. 1M

B. 2M

C. 0,1M

D. 0,2M

Lời giải

CO2 + 2NaOH → Na2CO3 + H2O

Từ phương trình, ta có:

Dạng 1: Bài tập tính chất hóa học của oxit và khái quát phân loại oxit

=> nồng độ mol của dung dịch NaOH là:

Dạng 1: Bài tập tính chất hóa học của oxit và khái quát phân loại oxit

Đáp án: A

Bài 16: Cho 38,4 gam một oxit axit của phi kim X có hóa trị IV tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH thu được 400 gam dung dịch muối có nồng độ 18,9%. Công thức của oxit là

A. CO2

B. SO3

C. NO2

D. SO2

Lời giải

Đặt công thức của oxit là XO2

mMuối = Dạng 1: Bài tập tính chất hóa học của oxit và khái quát phân loại oxit

XO2 + 2NaOH → Na2XO3 + H2O

Theo phương trình hóa học:

Dạng 1: Bài tập tính chất hóa học của oxit và khái quát phân loại oxit

=> X = 32 => công thức oxit là SO2

Đáp án: D

Bài 17: Trong những cặp chất sau, cặp chất nào phản ứng được với nhau?

A. CO và Na2O

B. K2O và CO2

C. CO2 và P2O5

D. NO và K2O

Lời giải

K2O + CO→ K2CO3

Đáp án: B

Bài 18: Hai oxit tác dụng với nhau tạo thành muối là:

A. COvà BaO

B. K2O và NO

C. Fe2O3 và SO3

D. MgO và CO

Lời giải

Một số oxit bazơ tác dụng với oxit axit tạo thành muối, thông thường đó là các oxit tác dụng được với nước (Na2O, CaO, K2O, BaO)

Đáp án: A

Bài 19: Các oxit nào sau đây phản ứng với nhau từng đôi một: CaO(1); K2O(2); CuO(3); FeO(4); CO2(5); SO2(6)

A. (1) và (5); (1) và (6); (2) và (5); (2) và (4)

B.  (1) và (5); (1) và (6); (2) và (5); (2) và (3)

C. (2) và (5); (2) và (6); (3) và (5); (3) và (6)

D. (1) và (5); (1) và (6); (2) và (5); (2) và (6)

Lời giải

CaO; K2O là những oxit bazo tan nên pư được với oxit axit CO2; SO2

Đáp án: D

Bài 20: Oxit bazơ K2O có thể tác dụng được với oxit axit là:

A. CO

B. NO

C. SO2

D. CaO

Lời giải

Oxit bazo tan có thể tác dụng với oxit axit tạo muối

 K2O + SO2 → K2SO3

Đáp án: C

Bài 21: Chất tác dụng với nước tạo ra dung dịch bazơ là:

A. CO2

B. Na2O

C. SO2

D. CuO

Lời giải

Na2O + H2O → NaOH (dd bazơ)

Đáp án: B

Bài 22: Chất tác dụng với nước tạo ra dung dịch bazơ là:

A. K2O

B. CuO

C. CO

D. SO2

Lời giải

Oxit tác dụng được với nước tạo ra dd bazo là oxit bazo

Đáp án: A

Bài 23: Oxit tan trong nước tạo thành dung dịch làm quỳ tím chuyển sang màu đỏ là:

A. CuO

B. BaO

C. CO

D. SO3

Lời giải

CuO không tan trong nước

BaO tan trong nước làm quỳ chuyển xanh

CO không tan trong nước

SO3 tan trong nước tạo thành dung dịch làm quỳ tím chuyển sang màu đỏ

Đáp án: D

Bài 24: Dãy chất sau đây chỉ gồm các oxit:

A. MgO, Ba(OH)2, CaSO4, HCl. 

B. MgO, CaO, CuO, FeO.

C. SO2, CO2, NaOH, CaSO4

D. CaO, Ba(OH)2, MgSO4, BaO.

Lời giải

A. Chỉ có MgO là oxit

B. đúng

C. Chỉ có SO2, CO2 là oxit

D. Chỉ có CaO, BaO là oxit

Đáp án: B

Bài 25: Dãy chất gồm các oxit axit là:

A. CO2, SO2, NO, P2O5

B. CO2, SO3, Na2O, NO2

C. SO2, P2O5, CO2, SO3

D. H2O, CO, NO, Al2O3

Lời giải

A: NO là oxit trung tính

B: Na2O là oxit bazo

D: CO và NO là oxit trung tính, Al2O3 là oxit lưỡng tính

Đáp án: C

Bài 26: Dãy chất gồm các oxit bazơ:

A. CuO, NO, MgO, CaO

B. CuO, CaO, MgO, Na2O

C. CaO, CO2, K2O, Na2O

D. K2O, FeO, P2O5, Mn2O7

Lời giải

A. NO là oxit trung tính

C. CO2 là oxit axit

D. P2O5 là oxit axit

Đáp án: B

Bài 27: Oxit khi tác dụng với nước tạo ra dung dịch axit sunfuric là:

A. CO2

B. SO3

C. SO2

D. K2O

Lời giải

SO+ H2O → H2SO4

Đáp án: B

Bài 28: Oxit bazơ không có tính chất hóa học nào sau đây?

A. Một số oxit bazơ tác dụng được với nước ở điều kiện thường.

B. Oxit bazơ tác dụng được với dung dịch axit.

C. Oxit bazơ tác dụng được với tất cả kim loại.

D. Một số oxit bazơ tác dụng được với oxit axit. 

Lời giải

Oxit bazơ không có tính chất tác dụng được với tất cả kim loại.

Đáp án: C

Bài 29: Dãy các chất tác dụng được với oxit bazơ Na2O là:

A. H2O, SO2, HCl

B. H2O, CO, HCl

C. H2O, NO, H2SO4

D. H2O, CO, H2SO4 

Lời giải

A tác dụng với Na2O

B có CO không tác dụng

C có NO không tác dụng

D có CO không tác dụng

Đáp án: A

Bài 30: Tính chất hóa học của oxit axit là

A. tác dụng với nước

B. tác dụng với dung dịch bazơ

C. tác dụng với một số oxit bazơ

D. cả 3 đáp án trên.

Lời giải

Tính chất hóa học của oxit axit là

- Tác dụng với nước.

- Tác dụng với dung dịch bazơ.

- Tác dụng với một số oxit bazơ.

Đáp án: D

Bài 31: Oxit axit có thể tác dụng được với

A. oxit bazơ

B. nước

C. bazơ

D. cả 3 hợp chất trên

Lời giải

Tính chất hóa học của oxit axit là

+ Tác dụng với nước tạo thành dung dịch axit

+ Tác dụng với dung dịch bazơ tạo thành muối và nước

+ Tác dụng với một số oxit bazơ tạo thành muối

Đáp án: D

Bài 32: Cho các oxit bazơ sau: Na2O, FeO, CuO, Fe2O3, BaO. Số oxit bazơ tác dụng với nước ở nhiệt độ thường là

A. 2

B. 3

C. 4

D. 5

Lời giải

Các oxit bazơ tác dụng được với nước ở nhiệt độ thường là: Na2O và BaO

Na2O + H2O → 2NaOH

BaO + H2O → Ba(OH)2

Đáp án: A

Bài viết liên quan

693
  Tải tài liệu