Trắc nghiệm Hóa học 9 Bài 29 có đáp án năm 2021 - 2022

Để giúp học sinh có thêm tài liệu tự luyện môn Hóa học lớp 9 năm 2021 đạt kết quả cao, chúng tôi biên soạn Trắc nghiệm Hóa học 9 Bài 29 có đáp án mới nhất gồm các câu hỏi trắc nghiệm đầy đủ các mức độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng, vận dung cao.

494
  Tải tài liệu

Trắc nghiệm Hóa học 9 Bài 29: Axit cacbonic và muối cacbonat

Bài 1: Tính thể tích khí CO2 (đktc) tạo thành để dập tắt đám cháy nếu trong bình chữa cháy có dung dịch chứa 980 gam H2SO4 tác dụng hết với dung dịch NaHCO3.

A. 22,4 lít.

B. 224 lít.

C. 44,8 lít.

D. 448 lít.

Lời giải

H2SO4 + 2NaHCO→ Na2SO4 + 2CO2 + 2H2O

98 gam                        →               2.22,4 lít

980 gam                     → Bài tập axit cacbonic và muối cacbonat  = 448 lít

Vậy thể tích CO2 tạo thành là 448 lít

Đáp án: D

Bài 2: Hãy xác định công thức hóa học của muối natri cacbonat ngậm nước biết rằng khi nung 3,1 gam tinh thể này đến khối lượng không đổi được chất rắn có khối lượng là 2,65 gam

A. Na2CO3.H2O

B. Na2CO3.2H2O

C. 2Na2CO3.H2O

D. Na2CO3.3H2O

Lời giải

Đặt CTPT của muối cacbonat ngậm nước là: x.Na2CO3.yH2O

Khi nung thu được muối khan:

x.Na2CO3.yH2O Bài tập axit cacbonic và muối cacbonatxNa2CO3 + yH2O

Chất rắn có khối lượng 2,65 gam là Na2CO3 

=> Bài tập axit cacbonic và muối cacbonat

Bảo toàn khối lượng: mtinh thể = mH2O + m Na2CO3

mH2O = 3,1 - 2,65 = 0,45 gam => nH2O = 0,025 mol

Tỉ lệ x : y = Bài tập axit cacbonic và muối cacbonat

Vậy CTPT của muối cacbonat ngậm nước là Na2CO3.H2O

Đáp án: A

Bài 3: Cho 4,41 gam hỗn hợp 3 muối: K2CO3, Na2CO3 và BaCO3 tác dụng vừa đủ với dung dịch HCl. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được 4,74 gam muối khan. Thể tích khí CO2 sinh ra là:

A. 0,224 lít

B. 0,448 lít

C. 0,672 lít

D. 0,448 lít

Lời giải

K2CO3 + 2HCl → 2KCl + CO2 + H2O

Na2CO3 + 2HCl → 2NaCl + CO2 + H2O

BaCO3 + 2HCl → BaCl2 + CO2 + H2O

=> PTTQ: R2(CO3)n + 2n HCl → 2RCln + nCO2 + nH2O

                      n                        → 2n    →n

Ta thấy chênh lệch khối lượng hai muối là

mCl - mCO3 = 2.n35,5 - n.60

Với n là số mol của muối ban đầu

Áp dụng công thức tính nhanh:

Bài tập axit cacbonic và muối cacbonat

=> V = 0,03.22,4 = 0,672 lít

Đáp án: C

Bài 4: Hòa tan 10 gam hỗn hợp muối XCO3 và Y2(CO3)3 bằng dung dịch HCl dư thu được dung dịch A và 0,672 lít khí ở đktc. Khối lượng muối khan thu được sau phản ứng là

A. 10,3 gam

B. 10,33 gam

C. 30 gam

D. 13 gam

Lời giải

Bài tập axit cacbonic và muối cacbonat

*Cách 1.                    

- Khi chuyển từ muối cacbonat thành muối clorua, thì cứ 1 mol CO2 sinh ra khối lượng muối tăng 11 gam

Áp dụng công thức: Bài tập axit cacbonic và muối cacbonat

=> Tống khối lượng muối clorua = 10 + 0,03.11 = 10,33 gam

*Cách 2:

Muối cacbonat tác dụng với axit HCl thì 

nHCl = 2.nCO2 = 0,06 mol

Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng: 10 + 0,06.36,5 = mmuối + 0,03.44 + 0,03.18

=> mmuối = 10,33 gam

Đáp án: B

Bài 5: Cho m gam hỗn hợp muối A2CO3 và MCO3 tác dụng hết với 300 ml dung dịch H2SO4 0,5M. Thể tích khí CO2 sinh ra ở đktc là

A. 2,24 lít

B. 4,48 lít

C. 3,36 lít

D. 6,72 lít   

Lời giải

nH2SO4 = 0,3.0,5 = 0,15 mol

Hỗn hợp muối cacbonat tác dụng với dung dịch H2SO4 thu được  

=> V = 0,15.22,4 = 3,36 lít

Đáp án: C

Hỏi đáp VietJack

Bài 6: Cho 3,69 gam hỗn hợp 3 muối: K2CO3; Na2CO3 và ZnCOtác dụng vừa đủ với dung dịch H2SO4. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được 4,77 gam muối khan. Thể tích khí CO2 sinh ra là:

A. 0,224 lít

B. 0,448 lít

C. 0,672 lít

D. 0,896 lít   

Lời giải

Áp dụng công thức:

Bài tập axit cacbonic và muối cacbonat

=> VCO2 = 0,03.22,4 = 0,672 lít

Đáp án: C

Bài 7: Hòa tan 14 gam hỗn hợp 2 muối MCO3 và N2CO3 bằng dung dịch HCl dư, thu được dung dịch A và 0,672 lít khí (đktc). Cô cạn dung dịch A thu được m gam muối khan. Giá trị của m là

A. 16,33

B. 14,33

C. 9,265

D. 12,65

Lời giải

Bài tập axit cacbonic và muối cacbonat

Áp dụng công thức: Bài tập axit cacbonic và muối cacbonat

=> mmuốiclorua = mmuốicacbonat + 11.nCO2 = 14 + 11.0,03 = 14,33 gam

Đáp án: B

Bài 8: Hòa tan hoàn toàn 5 gam hỗn hợp 2 muối cacbonat kim loại hóa trị I và hóa trị II bằng dung dịch HCl thu được dung dịch M và 1,12 lít khí CO2 (đktc). Khi cô cạn dung dich M thu được khối lượng muối khan là:

A. 5,55 gam

B. 11,1 gam

C. 16,5 gam

D. 22,2 gam

Lời giải

Bài tập axit cacbonic và muối cacbonat

Áp dụng công thức: Bài tập axit cacbonic và muối cacbonat

=> mRCln = mmuốicacbonat + 11.nCO2 = 5 + 11.0,05 = 5,55 gam

Đáp án: A

Bài 9: Cho 2,44 gam hỗn hợp muối Na2CO3 và K2CO3 tác dụng vừa đủ với dung dịch H2SO4 0,5M, sau phản ứng thu được 0,448 lít COở đktc. Thể tích dung dịch H2SO4 0,5M cần dùng là:

A. 100 ml

B. 40 ml

C. 30 ml

D. 25 ml

Lời giải

Bài tập axit cacbonic và muối cacbonat

Đặt x, y lần lượt là số mol của Na2CO3 và K2CO3 (x, y > 0)

=> mmuối = 106x + 138y = 2,44   (1)

Na2CO3  +  H2SO4  → Na2SO4  +  CO2  +  H2O

x mol            x mol          x mol         x mol

K2CO3  +  H2SO4   →  K2SO4  + CO2  + H2

y mol         y mol          y mol        y mol

⇒∑nCO2 = x + y = 0,02 mol  (2)

Từ 2 PT ta có: ∑nH2SO4 = ∑nCO2 = x + y = 0,02 mol

Bài tập axit cacbonic và muối cacbonat lít = 40 ml

Đáp án: B

Bài 10: Cho 3,28 gam hỗn hợp 3 muối K2CO3, Na2CO3 và MgCO3 tác dụng vừa đủ với 60 ml dung dịch H2SO4 0,5M. Thể tích khí CO2 sinh ra ở đktc là

A. 0,224 lít

B. 0,448 lít

C. 0,336 lít

D. 0,672 lít

Lời giải

nH2SO4 = 0,5.0,06 = 0,03 mol

Ta có: nCO2 = nH2SO4 = 0,03 mol

=> V = 0,03.22,4 = 0,672 lít

Đáp án: D

Bài 11: Sự tạo thành thạch nhũ trong các hang động của mỏ đá vôi là do có phản ứng:

A. CaCO+ CO2 + H2O → Ca(HCO3)2.

B. Ca(OH)2 + Na2CO3 → CaCO3 + 2NaOH.

C. CaCO3 → CaO + H2O.

D. Ca(HCO3)2 → CaCO3 + CO2 + H2O.

Lời giải

Thạch nhũ là CaCO3

Sự tạo thành thạch nhũ trong các hang động của mỏ đá vôi là do có phản ứng :

Ca(HCO3)2 → CaCO3 + CO2 + H2O

Đáp án: D

Bài 12: Hãy cho biết trong các cặp chất sau đây, cặp nào không thể tác dụng với nhau?

A. H2SO4 và KHCO3

B. K2CO3 và NaCl

C. MgCO3 và HCl

D. CaCl2 và Na2CO3

Lời giải

Những cặp chất tác dụng với nhau:

A. H2SO4+ 2KHCO3 → K2SO4 + 2CO2 ↑ + 2H2O

C. MgCO3+ 2HCl → MgCl2 + CO2 ↑ + H2O

D. CaCl2+ Na2CO3 → CaCO3 ↓ + 2NaCl

Cặp chất không tác dụng với nhau là B. K2CO3 và NaCl

Đáp án: B

Bài 13: Quá trình thổi khí CO2 vào dung dịch NaOH, muối tạo ra theo thứ tự là :

A. NaHCO3, Na2CO3

B. Na2CO3, NaHCO3

C. Na2CO3

D. Không đủ dữ liệu xác định

Lời giải

Ban đầu tạo muối NaCO3

CO+ 2NaOH → Na2CO3 + H2O

Sau đó, CO2 dư tiếp tục xảy ra phản ứng:

CO+ Na2CO3 + H2O → 2NaHCO3

Đáp án: B

Bài 14: Có 4 chất rắn: NaCl, Na2CO3, CaCO3, BaSO4 chỉ dùng thêm một cặp chất nào dưới đây để nhận biết ?

A. H2O và CO2

B. H2O và NaOH

C. H2O và HCl

D. H2O và BaCl2

Lời giải

- Cho nước cất vào cả 4 mẫu chất rắn trên, mẫu không tan trong nước là CaCO3 và BaSO4 (nhóm I), 2 mẫu tan trong nước là NaCl và Na2CO3 (nhóm II)

- Cho dung dịch HCl vào các mẫu ở cả 2 nhóm.

+ Nhóm I: mẫu xuất hiện khí thoát ra là CaCO3, mẫu không hiện tượng là BaSO4

PTHH: CaCO3 + 2HCl → CaCl2 + CO2 + H2O

+ Nhóm II: mẫu xuất hiện khí thoát ra là Na2CO3, mẫu không hiện tượng là NaCl

PTHH: Na2CO3 + 2HCl → 2NaCl + CO2 + H2O

Đáp án: C

Bài 15: Có các chất rắn màu trắng, đựng trong các lọ riêng biệt không nhãn : CaCO3, NaCl, NaOH. Nếu dùng quỳ tím và nước thì có thể nhận ra

A. 1 chất

B. 2 chất

C. 3 chất

D. không nhận được

Lời giải

- Cho nước vào các mẫu chất rắn, mẫu không tan trong nước là CaCO3, 2 mẫu tan trong nước là NaCl và NaOH

- Dùng quỳ tím để nhận biết 2 dung dịch của 2 mẫu tan, dung dịch không làm đổi màu quỳ là NaCl, dung dịch làm đổi màu quỳ là NaOH

Đáp án: C

Bài viết liên quan

494
  Tải tài liệu