Quảng cáo
5 câu trả lời 4905
Kể về một ngày hội mà em biết - mẫu 1
Lễ hội chọi trâu được tổ chức tại Đồ Sơn, Hải Phòng. Có lần thăm quê vào đúng ngày lễ đó, em được bố mẹ cho đi xem hội. Trên sân lúc này là hai chú trâu đã được đánh số. Con nào con nấy rất hung hăng. Khi vừa có hiệu lệnh của trọng tài là lập tức các chú lao vào nhau húc lấy húc để. Không con nào chịu nhường con nào. Sau một hồi đấu đá, trâu mang số báo danh 07 đã thua trâu có số báo danh 11. Tiếp theo đó lại là những cặp trâu khác. Những trận đấu diễn ra rất sôi nổi hấp dẫn trong tiếng hò hét cổ vũ của những người xem.
Kể về một ngày hội mà em biết - mẫu 2
“Hội khỏe Phù Đổng” của trường em tổ chức vào ngày chủ nhật tuần trước thật là sôi động. Từ môn bóng đá, cầu lông, chạy tiếp sức đến đá cầu, kéo co… đều diễn ra với sự góp mặt của các vận động viên tiêu biểu của mỗi lớp. Em ở trong đội kéo co của lớp – lớp 3A. Sau vòng đấu loại, ban tổ chức công bố hai đội vào vòng chung kết để giành giải nhất, nhì. Đội 3A của em và đội 3D được vào chung cuộc. Mỗi đội gồm mười người. Em là người đứng đầu của đội 3A, bởi các bạn trong lớp thường gọi em là “đầu máy xe lửa”.
Cuộc giằng co giữa hai đội kéo dài năm phút mà chưa phân thắng bại. Lúc đó, em đã cảm thấy hai bàn tay của mình đã đau lắm, chỉ cần một chút lơi lỏng là thất bại liền. Em nghiến răng chịu đựng rồi dồn tất cả sức lực vào hai chân và hai tay, gồng mình, bấm sâu hai bàn chân xuống nền đất, bất ngờ giật mạnh một cái.
Hình như không chịu đựng được cú giật bất ngờ ấy, toàn bộ đội 3D bị nhào tới, trượt qua khỏi vạch ranh giới, rồi đè lên nhau. Tiếng la hét cổ vũ của các bạn nổ tung lên, vang động cả sân trường. Chiến thắng đã thuộc về đội 3A của em.
Kể về một ngày hội mà em biết - mẫu 3
Vào ngày mùng sáu tết hàng năm làng tôi thường tổ chức những trận kéo co để tìm ra xóm có sức dẻo dai nhất. Hôm đó tôi đang ngồi nhà chơi thì được chị gái kéo đi xem kéo co. Đó là trận kéo co giữa xóm Đông và xóm Bến.
Trận đấu sắp được bắt đầu, tôi và chị nắm chặt tay nhau chen qua làn người đông đúc và cuối cùng cũng vào được bên trong trung tâm. Ở đó là hai đội với lực lượng cực kì hùng mạnh mỗi bên là tám chàng trai cực kì khỏe mạnh. Người cầm cờ lúc này đang hô to để hai đội vào tư thế chuẩn bị. Một phút sau là cờ của người trọng tài phất báo biểu trận kéo co đã bắt đầu.
Hai đội lúc này như hai con trâu ra sức kéo cho bằng được về phía mình. Sợi dây vẫn không di chuyển hai đội đang trong thế ngang tài ngang sức bất phân thắng bại. Tiếng hò reo bên ngoài mỗi lúc một thêm to bên này thì “xóm Đông cố lên”, bên kia cũng không chịu thua cũng hô to không kém gì “xóm Hát cố lên”. Trong khi đó trận đấu diễn ra ngày một kịch tính hơn khi mà phía bên đội xóm Đông có vẻ đã yếu dần.
Và rồi bên đội xóm Hát bỗng người dẫn đầu ngã xuống tay không còn nắm được chặt sợi dây nữa. Dường như anh này đã kiệt sức. Nhân cơ hội ấy đội xóm Đông giật mạnh sợi dây về phía mình và kết quả là làm cho tất cả những thành viên bên đội xóm Hát đang mải chú ý đến người đội trưởng, họ ngã nhào ra đất và phần thắng đương nhiên thuộc về phía những người thanh niên xóm Đông.
Cuối buổi kéo co ban tổ chức trao giải thưởng cho cả hai đội. Dù có thất bại hay thành công thì họ cũng đã cố gắng hết sức và họ dù thế nào thì họ cũng nên tự hào vì điều đó. Đây là một trận kéo co gay cấn và hay nhất mà tôi từng được xem.
Kể về một ngày hội mà em biết - mẫu 4
Năm nào cũng vậy, cứ vào ngày 16 tháng Giêng là quê em lại tổ chức hội đua thuyền. Dòng sông uốn lượn như một dải lụa đào. Hai bên sông những chùm bóng bay, băng rôn, khẩu hiệu được trang hoàng rực rỡ. Mở đầu là phần tế lễ ở đình làng. Các bô lão dâng hương và lễ vật để tế Thành Hoàng làng. Nghi lễ diễn ra trang trọng trong khói hương nghi ngút. Tiếp theo là hội đua thuyền. Trên sông là hàng chục chiếc thuyền đua nhau nằm chờ ở điểm xuất phát.
Mỗi thuyền có mười chàng trai khỏe mạnh sẵn sàng trong tư thế chèo thuyền. Họ mặc những bộ đồng phục thật đẹp với màu sắc của mỗi đội khác nhau. Những cánh tay lực lưỡng, vững chãi cầm chắc mái chèo. Khi tiếng còi báo hiệu cuộc đua bắt đầu, những con thuyền lao nhanh vun vút về phía đích.
Hai bên bờ sông người đứng chen nhau cổ vũ cho hội đua. Tiếng hò reo xen lẫn tiếng trống, tiếng chiêng tiếng vỗ tay vang động cả một khúc sông. Những chiếc thuyền về đích trước tiên đều được khán giả tặng hoa chúc mừng. Em mong năm nào cũng được về quê chơi để lại được chứng kiến lễ hội đua thuyền truyền thống ở quê hương em.
Kể về một ngày hội mà em biết - mẫu 5
Rằm tháng Tám, ở quê em đẹp lắm, mặt trăng to tròn, sáng vằng vặc, màu vàng nhàn nhạt của ánh trăng chiếu xuống mặt đất làm mọi vật như đều được dát vàng. Không khí đêm nay mát mẻ lạ kỳ, thỉnh thoảng có vài cơn gió dịu dàng thổi qua mang theo một mùi thơm lạ lùng, là mùi bánh, mùi hoa hay mùi của sự viên mãn, đủ đầy? Chúng em trông đợi ngày này lắm, chỉ mong đi học về thật nhanh để được diện đồ đẹp, đi rước đèn.
Mới 7 giờ tối, em đã nghe tiếng nhạc rộn ràng “Tùng dinh dinh… tùng tùng tùng dinh dinh”, bài hát huyền thoại của tuổi thơ, em cùng các bạn trong làng, vội vàng ùa về nhà văn hóa của xóm, tay ai cũng đều xách một chiếc đèn lồng đủ hình dáng màu sắc, nào là hình ông sao, hình con cá, hoặc hình lồng đèn, có bạn mang theo chiếc đèn chạy bằng pin, vừa phát ra cả tiếng nhạc, vừa nhấp nháy trông rất đẹp.
Đến nơi chúng em rất trật tự ngồi thành hàng, xem mấy tiết mục văn nghệ xóm tự chuẩn bị, rồi sau đó lần lượt lên nhận phần thưởng, mặc dù chỉ là quyển vở, cây bút, với vài cái bánh, cái kẹo, nhưng chúng em cảm thấy rất hạnh phúc. Chờ mong mãi mới đến màn rước đèn, cả đoàn nối đuôi nhau xách đèn đi khắp xóm, vừa đi vừa hát vang “Tết trung thu rước đèn đi chơi, em rước đèn đi khắp phố phường” không khí thật náo nhiệt, hạnh phúc làm sao.
Kể về một ngày hội mà em biết - mẫu 6
Nhân ngày hội truyền thống các nhà giáo Việt Nam 20-11, Trường Tiểu học Bến Tre cùng Trường Tiểu học Vĩnh Phúc tổ chức những trận thi đấu thể thao: đá cầu, cầu lông, đá bóng, bóng bàn… Em thích nhất là môn đá cầu nên đến địa điểm đá cầu để động viên đội. Mỗi đội gồm hai cầu thủ, đá cặp với nhau. Đội của trường em có Hùng ở lớp 3A và anh Thi ở lớp 3G, còn đội Vĩnh Phúc, em không biết tên hết các cầu thủ.
Cả hai đội đang vào trận quyết liệt. Các cổ động viên của hai trường đứng chật cả vòng trong vòng ngoài. Từ phía sàn bên phải, anh Thi vuốt nhẹ quả cầu bằng chân trái, cầu bay nhanh sang bên kia. Đội bạn vội đón đường bay của quả cầu, đá nhanh trở lại. Tiếng lạch xạch đều đặn và quả cầu cũng vun vút bay qua bay lại.
Bất thần Hùng xoay người, đá móc, quả cầu sượt trên mặt lưới làm cho hai anh ở trường Vĩnh Phúc lỡ đà ngả, nhúi vào nhau. Một tràng pháo tay rộ lên tán thưởng pha cầu lắt léo của Hùng đã đo ván đối phương một cách ngoạn mục.
Kể về một ngày hội mà em biết - mẫu 7
Năm nào cũng vậy, cứ mỗi dịp Tết Nguyên đán là em lại được theo mẹ về quê ngoại để xem hội thi nấu cơm mừng lúa mới.
Trên sân đình, người từ khắp nơi đổ về xem hội rất đông. Mọi người đều mặc đồ mới, lịch sự và sạch đẹp. Biểu ngữ “Chào Xuân mới – Vui mùa lúa mới” treo ở cổng đình màu đỏ thắm chào đón mọi người. Hội được khai mạc bằng lễ dâng hương và văn nghệ có chủ đề về nghề nông.
Bà con nông dân diễn kịch, mặt mũi phấn son rất hài hước. Dân làng diễn vở kịch trồng cây lúa nước để tưởng nhớ Thần Nông. Ngày hôm sau, dân làng tổ chức hội thi nấu cơm. Mỗi đội nấu cơm có ba người, xúm xít nấu nồi cơm bé tẹo sao cho chín thơm ngon trong ba hồi trống thúc. Bà con xem hội hò reo cổ vũ. Không khí ngày hội thật náo nức
Ngày Tết, được đi chơi đã vui, được dự hội thi nấu cơm sôi động còn vui hơn. Em yêu biết bao nhiêu cánh đồng xuân đang bước vào mùa gặt hái.
Kể về một ngày hội mà em biết - mẫu 8
Cuối tuần vừa rồi, nhân ngày 10 tháng 3 âm lịch, em đã được cùng bố mẹ tham gia hội Đền Hùng, Phú Thọ.
Lúc xuống xe, em choáng ngợp trước lượng người tham gia ngày lễ này, thực sự rất đông đúc. Ai cũng ăn mặc kín đáo, lịch sự. Các kiểu áo dài truyền thống, áo tứ thân được chọn sử dụng rất nhiều. Ai trên tay cũng mang theo những mâm lễ đẹp, đầy đặn để mang lên núi lễ các vua Hùng. Lúc ở dưới chân núi, mọi người cười nói rôm rả, đúng như một ngày hội. Nhưng khi bắt đầu đi lên gần tới đền thờ, ai cũng tự động nói khẽ lại, để giữ gìn sự trang nghiêm cho nơi đây.
Kể về một ngày hội mà em biết - mẫu 9
Phóng tầm mắt ra xa, em choáng ngợp trước núi non hùng vĩ, cùng những chiếc cờ lớn, sặc sỡ trang trí quanh đền. Nơi đây chứa đựng sự uy nghi, oai nghiêm của nơi thờ các vị vua Hùng đã có công lập nước. Sau khi lễ xong, mọi người xuống núi tham gia vào các hoạt động vui chơi khác. Ở đó có các trò chơi dân gian thú vị như kéo co, ném gòn, nhảy sạp… Và có các món ăn ngon của vùng núi rừng cùng các món đồ lưu niệm đáng yêu.
Kết thúc ngày hội, em trở về nhà với tâm trạng vô cùng vui vẻ. Đây thực sự là một ngày hội ý nghĩa và hoành tráng.
Ở quê em có một hội lớn lắm. Đó là lễ hội chọi trâu ở Đồ Sơn – Hải phòng, nổi tiếng trên khắp các vùng miền cả nước. Nhân dân ta có câu:”Dù ai buôn đâu bán đâu, mồng chín tháng tám thì về chọi trâu”. Vào ngày hội du khách khắp nơi đổ về xem hội rất đông. Trước khi bắt đầu chọi trâu có một màn múa cờ truyền thống rất đặc sắc.
Sau đó các cụ già làng dắt trâu ra thế là bắt đầu một ngày hội chọi trâu. Ông trâu thứ nhất mang số 87. Ông trâu thứ hai là sô 89. Ông trâu số 89 là con trâu của làng em. Hai ông trâu hùng hổ đánh nhau. Sau bao nhiêu trận đấu quyết liệt là những tiếng reo hò của khán giả. Ông trâu số 89 của làng em đã chiến thắng. Ông trâu ấy sẽ mang vinh quang, tự hào và cả sự sung túc cho làng em. Em rất thích hội chọi trâu bởi hội chọi trâu chứng minh sự thịnh vượng của quê hương em.
Kể về một ngày hội mà em biết - mẫu 10
Vào ngày rằm tháng giêng, em được theo bà tham gia hội xuân do làng em tổ chức.
Hội xuân được tổ chức ở đình làng. Từ mấy ngày hôm trước, mọi người đã trang trí và chuẩn bị sẵn các dụng cụ để ngày hội được diễn ra suôn sẻ. Vì thế, khi em và bà đến nơi, đình làng đã thay đổi bộ dáng hoàn toàn, với những câu đối, tấm vải màu sắc sặc sỡ, tươi vui. Dọc lối đi, còn được đặt các chậu cúc vàng tươi. Các cửa nhỏ thì đặt các bình hoa mai vàng, hoa đào hồng thắm nữa. Trông tràn đầy sức sống. Mọi người đến chơi hội ai cũng mặc thật đẹp và tươm tất.
Các chiếc áo dài, áo tứ thân được mặc nhiều hơn cả. Không ai bảo ai, mọi người tự chọn chỗ rồi ngồi xuống, nghe lời phát biểu của trưởng làng. Những lời chúc tụng thật ý nghĩa và chân thành khiến ai cũng vỗ tay vui mừng. Sau đó, mọi người tản ra tham gia các hoạt động khác nhau. Nơi thì nhảy sạp, bên thì đánh đu, góc thì ném pao… Sân bày bán các món ngon, đồ chơi, đồ kỉ niệm… cũng tấp nập không kém. Khắp nơi đều là tiếng cười, tiếng nói, rộn ràng vui tươi.
Lễ hội xuân là ngày hội vô cùng ý nghĩa. Nó đem lại niềm vui và tạo nguồn năng lượng để cho người dân chuẩn bị bước vào một năm làm việc phía trước.
Kể về một ngày hội mà em biết - mẫu 11
Cứ vào ngày rằm tháng Giêng hằng năm, quê em lại tổ chức ngày hội làng.
Để chuẩn bị cho ngày hội rộn ràng ấy, mọi người đã ríu rít chuẩn bị từ hai, ba hôm trước đó. Nào là các món bánh, kẹo ngon để soạn mâm lễ, và biếu tặng các cụ già, bô lão. Nào là váy áo, giày mũ sao cho thật xinh đẹp và tươm tất. Và tất nhiên là cả việc cử người đến lau chùi dọn dẹp mái đình làng, chuẩn bị cho ngày hội.
Ngày hôm đó, từ tờ mờ sáng, khắp làng đã vang lên những âm thanh xao động. Mọi người thức dậy sớm, sửa soạn tươm tấp, mang theo đồ lễ, hoa quả, bánh kẹo, kéo nhau đến đình làng. Ở đó, được trang trí những cờ, những hoa xinh đẹp, rực rỡ. Khắp sân, là những ô, những phần sân được chia ra để tổ chức các hoạt động.
Sau khi làm xong phần lễ ở trong đình, thì phần hội được bắt đầu. Các quầy hàng với đủ món ăn ngon, hấp dẫn, cùng các sạp hàng với nhiều món đồ xinh xắn đáng yêu thu hút đông người ghé qua. Ở phần sân tổ chức các trò chơi dân gian như nhảy sạp, ô ăn quan, múa xòe, ném gòn… thì tiếng cười nói vang lên không ngớt. Khắp nơi, ai cũng tươi vui và phấn khởi. Cảm giác như chẳng biết mệt mỏi là gì cả.
Mãi đến khi ông mặt trời khuất núi, mọi người mới bịn rịn mà ngừng lại để dọn dẹp và trở về nhà. Tuy lễ hội đã kết thúc nhưng dư âm thì vẫn còn mãi trong lòng những người tham gia.
Kể về một ngày hội mà em biết - mẫu 12
Hàng năm, cứ sau Tết Nguyên Đán làng em lại mở lễ hội Đền Voi Phục.
Hội được tổ chức tại sân đền, người từ tứ xứ về dự lễ hội đông như nước chảy, mọi người đều trong trang phục rất đẹp. Những người trong đội nghi thức mặc lễ phục truyền thống của làng. Không khí của lễ hội rất trang nghiêm và quang cảnh được trang hoàng rất đẹp với cờ ngũ sắc tung bay trước gió. Mở đầu là lễ dâng hương đọc văn tế, sau đó là lễ rước Thánh đi du xuân.
Kiệu của Thánh đi đến đâu, trống giong cờ mở đến đó. Mọi người vừa đi theo kiệu Thánh vừa lễ. Trẻ con, người lớn thay phiên nhau chui qua kiệu Thánh để mong ước Thánh ban cho nhiều điều tốt lành cho cả năm. Có những lúc kiệu của Thánh tự nhiên quay vòng tròn, em nghe người lớn nói đó là những lúc Thánh vui. Em rất thích lúc được chui qua kiệu Thánh vừa vui lại vừa được Thánh phù hộ cho mạnh khỏe học giỏi, ngoan ngoãn. Lễ hội được diễn ra từ 9 giờ sáng đến 1giờ chiều thì kết thúc.
Em rất thích được tham dự lễ hội truyền thống của làng. Đó cũng là nét đẹp truyền thống đậm đà bản sắc dân tộc của quê hương.
Kể về một ngày hội mà em biết - mẫu 13
Đất nước Việt Nam thân yêu của em rất giàu truyền thống lễ hội. Nhất là sau dịp tết Nguyên Đán, khi mùa xuân tới, đâu đâu cũng có lễ hội như Hội Lim – Bắc Ninh, hội Đền Gióng – Phù Đổng, hội Đền Hùng – Phú Thọ, hội Yên Tử – Quảng Ninh,… Trong các lễ hội đó, hội Đền Gióng đã để lại cho em nhiều ấn tượng sâu sắc nhất. Lễ hội Đền Gióng được tổ chức vào tháng giêng âm lịch hàng năm.
Sáng nay 30-1 (tức mùng 6), hàng ngàn người dân cùng du khách thập phương trẩy hội đền Sóc (hội Gióng) tại xã Phù Linh, huyện Sóc Sơn, Hà Nội. Hội Gióng chính thức khai hội, kéo dài đến hết mùng 8 âm lịch, là một trong những lễ hội lớn của Hà Nội. Ngay từ sáng sớm, người dân Phù Linh rước 8 lễ vật truyền thống của các thôn làng gồm giò hoa tre, ngựa sắt, voi chiến, trầu cau, ngà voi, cỏ voi, kiệu tướng, cầu húc về khu di tích. Cuối cùng, mọi người sẽ đến cửa cung đền Thượng để xin tán lộc. Lễ hội diễn ra hết sức sôi động và nghiêm trang.
Em rất tự hào về lễ hội đền Gióng này. Lễ hội đã tưởng niệm và ca ngợi chiến công của người anh hùng truyền thuyết. Qua đây em thấy được sự gắn kết tình yêu quê hương, sự tự hào của dân tộc Việt Nam. Em thấy yêu quê hương mình tha thiết.
Kể về một ngày hội mà em biết - mẫu 14
Mỗi mùa xuân về, bố mẹ lại cho em về quê đi hội. Lúc mới đi qua đình đã nghe thấy tiếng nhạc. Nhạc vang lên làm cho mọi người thấy vui. Lúc mới về đến nhà bà, em đã bảo mẹ cho ra đình chơi. Mẹ đưa em ra đến đình thì em thấy những trò chơi dân gian như là kéo co, đánh đu, chọi gà, ô ăn quan và nhiều trò khác. Trong đó, em thích nhất là trò chơi chọi gà.
Có hai con gà đang đánh nhau, con này bay lên để cào con kia. Còn con kia mổ lại. Còn khán giả đứng xem thì hò reo cổ vũ. Cuối cùng hai con hòa nhau. Theo nhịp trống, người xem hội hò reo cổ vũ thật hào hứng, sôi nổi. Trò chơi này vốn là một phần không thể thiếu của hội đình làng sau dịp Tết Nguyên Đán ở quê em, góp phần làm cho không khí thêm tưng bừng, rộn rã, dân làng càng thêm yêu thương, gắn bó với quê hương.
Kể về một ngày hội mà em biết - mẫu 15
Đấu vật vốn là một trò vui rất phổ biến trong các lễ hội đầu xuân ở quê tôi. Sân đấu thường là những bãi đất rộng, bằng phẳng, có thể là sân đình làng. Trên đó người ta trải một tấm bạt lớn có vẽ hai vòng tròn đồng tâm, một to một nhỏ để làm ranh giới thi đấu. Người tham gia đấu vật thường là những người đàn ông trai tráng to lớn, có sức vóc đến từ các làng xã, khác nhau. Vào ngày diễn ra hội thi cả làng đông vui lắm, già trẻ lớn bé, ai cũng gác lại hết công việc dắt nhau ra đình làng xem vật, quây kín cả sân đấu.
Các đô vật cởi trần, chỉ mặc mỗi một chiếc quần đùi ngắn, có màu sắc khác nhau để phân biệt. Khi trọng tài ra hiệu bắt đầu trận vật, hai đô vật cơ bắp lực lưỡng lập tức lao vào, ra sức vật ngã đối phương trong tiếng hò hét cổ vũ của người xem. Trên sân lúc này, hai đô vật không ai nhường ai. Người nào người nấy, mắt long sòng sọc, hàm nghiến chặt, mồ hôi đổ như suối, tay nắm lấy thắt lưng đối phương giằng co trên sân.
Sau mười lăm phút thi đấu, cuối cùng cũng nghe thấy tiếng còi của trọng tài, một đô vật đã xuất sắc quật ngã đối phương để tiến vào vòng tiếp theo. Người đi xem hét vang trời, không khí rộn ràng với tiếng trống, tiếng vỗ tay, tiếng huýt sáo, ôi, vui thật là vui. Buổi đấu vật còn diễn ra cho tới hết buổi chiều mới kết thúc, trận nào cũng vô cùng gay cấn và hấp dẫn. Em hy vọng rằng, vào những mùa xuân sau nữa hội thi đấu vật vẫn sẽ tiếp tục được tổ chức, vì đã thể hiện được tinh thần thượng võ của dân tộc ta.
Kể về một ngày hội mà em biết - mẫu 16
Từ xa xưa, đọc sách được coi là một việc hết sức thanh tao. Người đọc sách là người có phẩm chất cao quý, có phong cách của một cao nhân. Người đọc sách để đàm đạo những triết lý về đời sống, những kinh nghiệm trong lao động sản xuất và quản lý xã hội. Song người ta còn đọc sách để thưởng thức, chiêm nghiệm cái hay, cái đẹp, thấm thía ý nghĩa nhân văn thông qua nghệ thuật của người viết sách.
Có thể nói, sách là chiếc chìa khóa vạn năng mở cửa lâu đài trí tuệ và tâm hồn con người, là người thầy thắp sáng trong ta nguồn trí thức vô biên, dạy chúng ta biết sống và biết hy sinh, sách còn người bạn tâm giao chia sẻ mọi nỗi buồn vui sâu kín của mỗi con người. Và từ lâu, đọc sách đã trở thành một nhu cầu cần thiết của xã hội. Đọc sách còn thể hiện nét văn hóa trong đời sống, đặc biệt là trong đời sống học đường.
Trong những năm qua, các trường học đã có nhiều hoạt động thiết thực, phong phú như: sắp xếp thư viện đẹp, trang trí lớp học, tuyên truyền giới thiệu sách vào các buổi trong tuần, quyên góp sách giúp bạn nghèo, xây dựng thư viện thân thiện ….Đọc sách thật sự là hoạt động có chiều sâu và được lan tỏa rộng khắp trong trường, thầy và trò nhà trường đã tận dụng mọi thời gian trong ngày để đến với sách, sáng tạo trong việc tạo dựng các góc đọc thân thiện vừa tiện dụng vừa phù hợp để sách báo trở thành những người bạn thân thiết, là sản phẩm tinh thần không thể thiếu của mỗi thầy cô giáo và các em học sinh trong nhà trường.
Ngày hội long trọng tổ chức “Ngày Hội đọc sách” tới toàn thể giáo viên và các em học sinh, các bậc phụ huynh học sinh toàn trường với mục đích: Tôn vinh sách, thực hiện việc phát triển văn hóa đọc với mục tiêu: “Xây dựng phong trào đọc sách trong xã hội nhằm góp phần xây dựng thế hệ đọc có hiệu quả trong tương lai”, góp phần nâng cao chất lượng dạy và học. Tạo hoạt động lành mạnh với các hoạt động văn hóa nhằm thu hút đông đảo giáo viên, học sinh và cộng đồng tham gia, qua đó tuyên truyền, giáo dục về việc đọc sách cũng như trân trọng, giữ gìn và bảo vệ sách. Để phong trào đọc sách được tiếp tục duy trì và phát triển.
Đến với Ngày Hội đọc các bạn sẽ được thấy nét ngộ nghĩnh đáng yêu, các em thể hiện thật nhanh nhẹn và nghệ thuật, và cũng tại đây các vị đại biểu, các bậc phụ huynh lại được chứng kiến tài sắp xếp sách nghệ thuật theo các hình khối sinh động của các em học sinh và phần thuyết trình ý tưởng thật giản dị, song chứa đựng đầy ý nghĩa như: Trái tim yêu thương, Con thuyền mơ ước, Văn miếu quốc Tử Giám, Tầm cao tri thức, Lăng Chủ Tịch Hồ Chí Minh, Hình Chữ S của đất nước Việt Nam,... Nếu ai đã từng đến với Ngày Hội đọc sách của nhà trường chắc hẳn rằng sẽ là một lần phải suy nghĩ hơn nữa về vai trò của mỗi cuốn sách trong đời sống phát triển của mỗi con người nói riêng và sự phát triển của xã hội nói chung.
Ngày Hội đọc sách khép lại, song với sự thành công của Ngày Hội đọc sách này chúng ta có quyền tin tưởng và hy vọng rằng tinh thần của “ Ngày hội đọc” sẽ không chỉ thấm sâu trong tiềm thức mỗi cán bộ giáo viên, nhân viên và các em học sinh của nhà trường mà tinh thần ấy còn lan tỏa sâu rộng tới mọi thành viên của ngày hội hôm nay với nhiều nội dung phong phú và đầy bổ ích lý thú.
ngày hội đọc sách ở trường em:ko có vì ảnh hưởng của dịch
Quảng cáo
Câu hỏi hot cùng chủ đề
-
Hỏi từ APP VIETJACK1 32429
-
Hỏi từ APP VIETJACK23401
-
Hỏi từ APP VIETJACK18201
-
Hỏi từ APP VIETJACK1 14429
-
Hỏi từ APP VIETJACK2 13049