Nguyên tố X có electron phân lớp ngoài cùng là np^2, nguyên tố Y có electron phân lớp ngoài cùng là np^3
Lời giải Bài 7.20 trang 20 SBT Hóa học 10 sách Kết nối tri thức hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Hóa học 10.
Giải SBT Hóa học 10 Kết nối tri thức Bài 7: Xu hướng biến đổi thành phần và một số tính chất của hợp chất trong một chu kì
Bài 7.20 trang 20 SBT Hóa học 10: Nguyên tố X có electron phân lớp ngoài cùng là np2, nguyên tố Y có electron phân lớp ngoài cùng là np3. Hợp chất khí với hydrogen của X chứa a% khối lượng X, oxide ứng với hóa trị cao nhất của Y chứa b% khối lượng Y. Tỉ số a : b = 3,365. Hợp chất A tạo bởi X và Y có nhiều ứng dụng chỉnh hình trong lĩnh vực ý khoa, vật liệu này cũng là một sự thay thế cho PEEK (polyether ether ketone) và titan, được sử dụng cho các thiết bị tổng hợp tủy sống. Khối lượng mol của A là 140g/mol.
a) Xác định X, Y.
b) Viết công thức của hợp chất khí với hydrogen của X, oxide ứng với hóa trị cao nhất, hydrogen tương ứng của X, Y và nêu tính acid – base của chúng.
Lời giải:
a) Theo giả thiết, X thuộc nhóm IVA và Y thuộc nhóm VA của bảng tuần hoàn. Hợp chất khí với hydrogen của X là XH4 và oxide ứng với hóa trị cao nhất của Y là Y2O5.
Ta có: ⇒ =>
⇒ 80X = 4,73XY + 26,92 Y (I)
Hợp chất tạo bởi X, Y có dạng X3Y4, ta có: 3X + 4Y = 140 (II)
Kết hợp (I) và (II), ta được: 3,5475X2 – 65,36X – 942,2 = 0
⇒ X1 = 27,93 và X2 = -9,5 < 0
Chọn X = X1 = 27,93 (Si) và Y =
⇒ Chất A là Si3N4 (silicon nitrite).
b) Hợp chất với hydrogen của X là SiH4, oxide ứng với hóa trị cao nhất của Si là acidic oxide SiO2, hydroxide tương ứng H4SiO4 hay H2SiO3.H2O là acid yếu.
Hợp chất với hydrogen của Y là NH3, oxide ứng với hóa trị cao nhất là N2O5 là acidic oxide tan trong nước tạo ra hydroxide tương ứng HNO3 là acid mạnh.
Xem thêm các bài giải sách bài tập Hóa học 10 bộ sách Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Bài 7.2 trang 18 SBT Hóa học 10: Cho các oxide sau: Na2O, Al2O3, MgO, SiO2...
Bài 7.3 trang 18 SBT Hóa học 10: Dãy nào sau đây sắp xếp theo thứ tự tăng dần tính acid?
Bài 7.6 trang 18 SBT Hóa học 10: Dãy nào sau đây sắp xếp theo thứ tự giảm dần tính base?
Bài 7.7 trang 18 SBT Hóa học 10: Dãy nào sau đây sắp xếp theo thứ tự tăng dần tính acid?
Bài 7.8 trang 19 SBT Hóa học 10: Nguyên tố R có cấu hình electron: 1s22s22p3...
Bài 7.9 trang 19 SBT Hóa học 10: Nguyên tố X ở ô thứ 17 của bảng tuần hoàn...
Bài 7.12 trang 19 SBT Hóa học 10: Cho các hợp chất sau: Al2O3, Na2O, SiO2, MgO, SO3, P2O5, Cl2O7...
Bài 7.16 trang 19 SBT Hóa học 10: Cho các oxide sau: Na2O, SO3, Cl2O7, CO2, CaO, N2O5...
Bài viết liên quan
- Sách bài tập Hóa học 10 Kết nối tri thức Bài 5: Cấu tạo của bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học
- Sách bài tập Hóa học 10 Kết nối tri thức Bài 6: Xu hướng biến đổi một số tính chất của nguyên tử các nguyên tố trong một nhóm
- Sách bài tập Hóa học 10 Kết nối tri thức Bài 7: Xu hướng biến đổi thành phần và một số tính chất của hợp chất trong một chu kì
- Sách bài tập Hóa học 10 Kết nối tri thức Bài 8: Định luật tuần hoàn. Ý nghĩa của bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học
- Sách bài tập Hóa học 10 Kết nối tri thức Bài 9: Ôn tập chương 2