Ở 25oC và 0,99 atm, khả năng tan của carbon dioxide
Lời giải Bài 10.26* trang 38 SBT Hóa học 10 sách Chân trời sáng tạo hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Hóa học 10.
Giải SBT Hóa học 10 Chân trời sáng tạo Bài 10: Liên kết cộng hóa trị
Bài 10.26* trang 38 SBT Hóa học 10:
a. Ở 25oC và 0,99 atm, khả năng tan của carbon dioxide (CO2) trong nước là 1,45 gam/L, kém hơn nhiều so với sulfur dioxide (SO2) là 94 gam/L. Giải thích nguyên nhân sự khác biệt.
b. Nhận xét độ tan của carbon dioxide trong nước theo nhiệt độ dựa trên đồ thị sau:
c. Nước giải khát có gas là gì? Vì sao người ta thường ướp lạnh các loại nước giải khát có gas trước khi sử dụng.
d. Vì sao trong những ngày hè nóng bức, cá thường phải ngoi lên mặt nước để thở, trong khi vào mùa lạnh, điều này không xảy ra.
Lời giải:
a) Phân tử CO2 có dạng đường thẳng nên CO2 là phân tử không phân cực. Phân tử SO2 có dạng góc nên SO2 là phân tử phân cực. Như vậy, CO2 là phân tử không phân cực nên CO2 tan kém trong nước (là dung môi phân cực), trái với SO2 là phân tử phân cực nên SO2 tan nhiều trong nước.
b) Trên đồ thị, độ tan của CO2 trong nước giảm khi nhiệt độ tăng.
c) Nước giải khát có gas là nước giải khát được nạp khí CO2. Trong sản xuất, người ta nạp CO2 vào nước giải khát ở nhiệt độ thấp và áp suất cao để CO2 tan được nhiều hơn. Khi uống nước giải khát có gas, nhiệt độ cao trong dạ dày làm CO2 nhanh chóng theo đường miệng thoát ra ngoài, mang đi bớt một nhiệt lượng trong cơ thể làm người uống có cảm giác mát mẻ, dễ chịu.
Do CO2 tan tốt trong nước ở nhiệt độ thấp hơn nên để giữ lại lượng CO2 trong nước người ta thường ướp lạnh các loại nước giải khát trước khi sử dụng.
d) Oxygen là phân tử không phân cực nên khả năng hòa tan trong nước là dung môi phân cực cũng kém. Giống như độ hòa tan của carbon dioxide trong nước, độ tan của oxygen cũng giảm khi nhiệt độ tăng. Do đó vào mùa lạnh, cá có thể thở dễ dàng bằng lượng oxygen hòa tan trong nước, còn mùa hè lượng oxygen hòa tan trong nước ít hơn nên chúng thường ngoi lên mặt nước để thở.
Xem thêm các bài giải sách bài tập Hóa học 10 bộ sách Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
Bài 10.3 trang 34 SBT Hóa học 10: Chất nào sau đây không có liên kết cộng hóa trị phân cực?
Bài 10.5 trang 34 SBT Hóa học 10: Liên kết nào dưới đây là liên kết cộng hóa trị không phân cực?
Bài 10.7 trang 35 SBT Hóa học 10: Liên kết nào trong các liên kết sau là phân cực nhất?
Bài 10.12 trang 35 SBT Hóa học 10: Phát biểu nào sau đây đúng với độ bền của một liên kết?
Bài 10.16 trang 36 SBT Hóa học 10: Ammonium là chất thải của quá trình trao đổi chất ở động vật...
Bài 10.25* trang 37 SBT Hóa học 10: Biết phân tử BF3 có cấu trúc phẳng, phân tử CCl4 có cấu trúc hình tứ diện đều...
Xem thêm lời giải sách bài tập Hóa học lớp 10 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
Bài 11: Liên kết hydrogen và tương tác van der Waals
Bài 12: Phản ứng oxi hóa – khử và ứng dụng trong cuộc sống
Bài 13: Enthalpy tạo thành và biến thiên enthalpy của phản ứng hóa học
Bài viết liên quan
- Sách bài tập Hóa học 10 Bài 8 Chân trời sáng tạo: Quy tắc Octet
- Sách bài tập Hóa học 10 Bài 9 Chân trời sáng tạo: Liên kết ion
- Sách bài tập Hóa học 10 Bài 10 Chân trời sáng tạo: Liên kết cộng hóa trị
- Sách bài tập Hóa học 10 Bài 11 Chân trời sáng tạo: Liên kết hydrogen và tương tác van der Waals
- Sách bài tập Hóa học 10 Chân trời sáng tạo: Ôn tập chương 3