Bài 14: Thực hành: Đọc lược đồ địa hình tỉ lệ lớn và lát cắt địa hình đơn giản

Bài 14: Thực hành: Đọc lược đồ địa hình tỉ lệ lớn và lát cắt địa hình đơn giản

567
  Tải tài liệu

Bài 14: Thực hành: Đọc lược đồ địa hình tỉ lệ lớn và lát cắt địa hình đơn giản

Phần 1: Giải Sách Giáo Khoa

Câu hỏi giữa bài

Câu hỏi 1 trang 140 Địa Lí lớp 6: Dựa vào hình 1, em hãy:

- Cho biết các đường đồng mức có khoảng cao đều cách nhau bao nhiêu mét.

- So sánh độ cao giữa các đỉnh núi B1, B2, B3, C.

- Một bạn muốn leo lên đỉnh A2, để đỡ leo dốc, thì nên đi theo sườn D1-A2 hay sườn D2-A2.

em hãy: Cho biết các đường đồng mức có khoảng cao đều cách nhau bao nhiêu mét

Lời giải:

- Các đường đồng mức có khoảng cao đều 100m. 

- So sánh của các điểm B1, B2, B3, C: B3 = C (900m) < B1 (1000m) < B2 (1100m).

- Một bạn muốn leo lên đỉnh A2, ta nên đi theo sườn D1-A2. Dù đường này dài hơn nhưng các đường đồng mức cách xa nhau chứng tỏ địa hình cung đường này thoải, đỡ dốc hơn nên việc leo núi sẽ dễ dàng hơn.

Câu hỏi 2 trang 140 Địa Lí lớp 6: Căn cứ vào hình 2, em hãy:

- Cho biết lát cắt lần lượt đi qua các dạng địa hình nào.

- Xác định độ cao của đỉnh Ngọc Linh.

Căn cứ vào hình 2, em hãy: Cho biết lát cắt lần lượt đi qua các dạng địa hình nào

Lời giải:

- Lát cắt lần lượt đi qua các dạng địa hình: núi, cao nguyên và đồng bằng.

- Đỉnh Ngọc Linh cao hơn 2500m.

Căn cứ vào hình 2, em hãy: Cho biết lát cắt lần lượt đi qua các dạng địa hình nào

Phần 2: Lý thuyết bài học 

Với tóm tắt lý thuyết Địa Lí lớp 6 Bài 14: Thực hành: Đọc lược đồ địa hình tỉ lệ lớn và lát cắt địa hình đơn giản hay nhất, chi tiết được Giáo viên nhiều năm kinh nghiệm biên soạn bám sát chương trình Địa Lí lớp 6 Kết nối tri thức với cuộc sống sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt Địa Lí 6.

1. Đọc lược đồ địa hình tỉ lệ lớn

* Đường đồng mức

- Khái niệm: Là đường nối liền những điểm có cùng độ cao.

- Đặc điểm

+ Các đường đồng mức cách nhau một độ cao đều đặn gọi là khoảng cao đều.

+ Các đường đồng mức càng gần nhau, địa hình càng dốc.

+ Các đường đồng mức càng cách xa nhau, địa hình càng thoải.

* Hướng dẫn đọc lược đồ địa hình tỉ lệ lớn

- Trước hết, cần xác định được các đường đồng mức có khoảng cao đều cách nhau bao nhiêu mét.

- Căn cứ vào các đường này, ta có thể tính ra độ cao của các địa điềm trên lược đồ. 

- Căn cứ vào độ gần hay xa nhau của đường đồng mức, ta biết được độ dốc của địa hình.

- Căn cứ vào tỉ lệ lược đồ, ta tính được khoảng cách thực tế giữa các địa điểm.

Lý thuyết Địa Lí 6 Bài 14: Thực hành: Đọc lược đồ địa hình tỉ lệ lớn và lát cắt địa hình đơn giản | Kết nối tri thức

2. Đọc lát cắt địa hình đơn giản 

Hướng dẫn đọc lát cắt địa hình:

- Khi đọc lát cắt, trước tiên ta phải xác định được điềm bắt đầu và điềm cuối của lát cắt.

- Từ hai điểm mốc này, ta có thể biết được lát cắt có hướng như thế nào, đi qua những điểm độ cao, dạng địa hình đặc biệt nào, độ dốc của địa hình biến đổi ra sao,...

- Từ đó, ta có thể mô tả sự thay đồi của địa hình từ điểm đầu đến điềm cuối lát cắt.

- Dựa vào tỉ lệ lát cắt, có thề tinh được khoảng cách giữa các địa điềm.

Lý thuyết Địa Lí 6 Bài 14: Thực hành: Đọc lược đồ địa hình tỉ lệ lớn và lát cắt địa hình đơn giản | Kết nối tri thức

 

Phần 3: Bài tập trắc nghiệm

Với 18 câu hỏi trắc nghiệm Địa Lí lớp 6 Bài 13: Các dạng địa hình chính trên Trái Đất. Khoáng sản chọn lọc, có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ được Giáo viên nhiều năm kinh nghiệm biên soạn bám sát chương trình Địa Lí lớp 6 Kết nối tri thức với cuộc sống sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Địa Lí 6.

Câu 1. Cao nguyên là dạng địa hình có độ cao tuyệt đối là

A. trên 500m.

B. từ 300 - 400m.        

C. dưới 300m.

D. từ 400 - 500m.

Lời giải

Đáp án A.

SGK/136, lịch sử và địa lí 6.

Câu 2. Núi trẻ là núi có đặc điểm nào sau đây?

A. Đỉnh tròn, sườn dốc.

B. Đỉnh tròn, sườn thoải.

C. Đỉnh nhọn, sườn dốc.

D. Đỉnh nhọn, sườn thoải.

Lời giải

Đáp án C.

SGK/135, lịch sử và địa lí 6.

Câu 3. Dạng địa hình nào sau đây thuận lợi cho trồng cây lương thực và thực phẩm?

A. Cao nguyên.

B. Đồng bằng.

C. Đồi.

D. Núi.

Lời giải

Đáp án B.

SGK/136, lịch sử và địa lí 6.

Câu 4. Đỉnh núi phan-xi-păng cao 3143m. Ngọn núi này thuộc

A. núi thấp.

B. núi già.

C. núi cao.

D. núi trẻ.

Đáp án C.

SGK/135, lịch sử và địa lí 6.

Câu 5. Đồi có độ cao thế nào so với các vùng đất xung quanh?

A. Từ 200 - 300m.

B. Trên 400m.

C. Từ 300 - 400m.

D. Dưới 200m.

Lời giải

Đáp án D.

SGK/135, lịch sử và địa lí 6.

Câu 6. Đa số khoáng sản tồn tại trạng thái nào sau đây?

A. Rắn.

B. Lỏng.

C. Khí.

D. Dẻo.

Lời giải

Đáp án A.

SGK/137, lịch sử và địa lí 6.

Câu 7. Yếu tố ngoại lực nào có vai trò chủ yếu trong việc thành tạo các đồng bằng châu thổ?

A. Dòng chảy.

B. Mưa, gió.

C. Nước ngầm.

D. Nhiệt độ.

Lời giải

Đáp án A.

SGK/136, lịch sử và địa lí 6.

Câu 8. Núi có đỉnh nhọn, sườn dốc, thung lũng hẹp là 

A. núi cao.

B. núi thấp.

C. núi già.

D. núi trẻ.

Đáp án D.

SGK/135, lịch sử và địa lí 6.

Câu 9. Cao nguyên rất thuận lợi cho việc trồng cây

A. lương thực và chăn nuôi gia súc nhỏ.

B. công nghiệp và chăn nuôi gia cầm.

C. công nghiệp và chăn nuôi gia súc lớn.

D. thực phẩm và chăn nuôi gia súc lớn.

Lời giải

Đáp án C.

SGK/136, lịch sử và địa lí 6.

Câu 10. Đặc điểm nào sau đây không đúng với địa hình đồi?

A. Dạng địa hình nhô cao.

B. Đỉnh tròn và sườn dốc.

C. Độ cao không quá 200m.

D. Tập trung thành vùng.

Đáp án B.

SGK/135, lịch sử và địa lí 6.

Câu 11. Điểm giống nhau giữa đồng bằng và cao nguyên là

A. bề mặt địa hình tương đối bằng phẳng hoặc gợn sóng.

B. thích hợp trồng cây công nghiệp và cây lương thực.

C. có hình thái đỉnh tròn, sườn thoải và thung lũng rộng.

D. độ cao tuyệt đối khoảng 200m so với mực nước biển.

Lời giải

Đáp án A.

SGK/136, lịch sử và địa lí 6.

Câu 12. Các loại khoáng sản nào sau đây thuộc nhóm khoáng sản kim loại màu?

A. Crôm, titan, mangan.

B. Apatit, đồng, vàng.

C. Than đá, dầu mỏ, khí.

D. Đồng, chì, kẽm.

Lời giải

Đáp án D.

SGK/137, lịch sử và địa lí 6.

Câu 13. Các khoáng sản như dầu mỏ, khí đốt, than đá thuộc nhóm khoáng sản nào sau đây?

A. Phi kim loại.

B. Nhiên liệu.

C. Kim loại màu.

D. Kim loại đen.

Lời giải

Đáp án B.

SGK/137, lịch sử và địa lí 6.

Câu 14. Đồng bằng có độ cao tuyệt đối thường dưới

A. 400m.

B. 500m.

C. 200m.

D. 300m.

Lời giải

Đáp án C.

SGK/136, lịch sử và địa lí 6.

Câu 15. Khoáng sản là gì?

A. Các loại đá chứa nhiều khoáng vật.

B. Nham thạch ở trong lớp vỏ Trái Đất.

C. Khoáng vật và các loại đá có ích.

D. Những tích tụ tự nhiên của khoáng vật.

Lời giải

Đáp án C.

SGK/137, lịch sử và địa lí 6.

Câu 16. Ở nước ta, các cao nguyên ba-dan tập trung chủ yếu ở vùng nào sau đây?

A. Tây Bắc.

B. Bắc Trung Bộ.

C. Đông Bắc.

D. Tây Nguyên.

Lời giải

Đáp án D.

Ở nước ta, các cao nguyên ba-dan tập trung chủ yếu ở vùng Tây Nguyên, một số cao nguyên điển hình như: Lâm Viên, Đắk Lắk, Kon Tum, Pleiku, Mơ Nông, Di Linh.

Câu 17. Mỏ khoáng sản nào sau đây không thuộc khoáng sản kim loại đen?

A. Titan.

B. Đồng.

C. Crôm.

D. Sắt.

Lời giải

Đáp án B.

SGK/137, lịch sử và địa lí 6.

Câu 18. Ở nước ta vùng đồi bát úp tập trung chủ yếu ở khu vực nào sau đây?

A. Tây Nguyên.

B. Trung du và miền núi Bắc Bộ.

C. Bắc Trung Bộ.

D. Đông Nam Bộ.

Lời giải

Đáp án B.

Vùng đồi bát úp là dạng địa hình chuyển tiếp giữa miền núi và đồng bằng, tập trung chủ yếu ở vùng rìa ven vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ nước ta. Tập trung nhiều ở các tỉnh Bắc Giang, Thái Nguyên, Phú Thọ,…

Bài viết liên quan

567
  Tải tài liệu