Bài 1: Hệ thống kinh, vĩ tuyến Tọa độ địa lí
Bài 1: Hệ thống kinh, vĩ tuyến Tọa độ địa lí
Bài 1: Hệ thống kinh, vĩ tuyến Tọa độ địa lí
Phần 1: Giải Sách Giáo Khoa
Câu hỏi giữa bài
Câu hỏi 1 trang 102 Địa Lí lớp 6: Dựa vào hình 2 và đọc thông tin trong mục 1, em hãy
1. Xác định đường kinh tuyến gốc và vĩ tuyến gốc. Cho biết thế nào là kinh tuyến tây, kinh tuyến đông, vĩ tuyến bắc, vĩ tuyến nam.
2. So sánh độ dài của các kinh tuyến với nhau và độ dài giữa các vĩ tuyến với nhau.
Lời giải:
1. Đường kinh tuyến gốc và vĩ tuyến gốc. Kinh tuyến tây, kinh tuyến đông, vĩ tuyến bắc, vĩ tuyến nam.
- Đường kinh tuyến gốc là đường kinh tuyến có kinh độ là 00 đi qua đài thiên văn Greenwich của Anh.
- Vĩ tuyến gốc là đường vĩ tuyến có vĩ độ 00 hay còn gọi là Xích đạo.
- Kinh tuyến tây là những kinh tuyến nằm bên trái kinh tuyến gốc.
- Kinh tuyến đông là những kinh tuyến nằm bên phải kinh tuyến gốc.
- Vĩ tuyến bắc là những vĩ tuyến nằm từ Xích đạo đến cực Bắc.
- Vĩ tuyến nam là những vĩ tuyến nằm từ Xích đạo đến cực Nam.
2. So sánh các đường vĩ tuyến với nhau, kinh tuyến với nhau:
- Các đường kinh tuyến có độ dài bằng nhau (do đường kinh tuyến là đường nối liền hai cực của Trái Đất với nhau).
- Các đường vĩ tuyến có độ dài khác nhau
+ Đường vĩ tuyến gốc (Xích đạo) có độ dài lớn nhất.
+ Càng xa Xích đạo về hai cực các đường vĩ tuyến càng nhỏ dần.
Câu hỏi 2 trang 103 Địa Lí lớp 6: Xác định tọa độ địa lí của các điểm A, B, C trên hình 4
Lời giải:
Tọa độ các điểm là:
- Điểm A (600B, 1200Đ).
- Điểm B (23027’B, 600Đ).
- Điểm C (300N, 900Đ).
Luyện tập & Vận dụng
Luyện tập và Vận dụng 1 trang 103 Địa Lí lớp 6: Cho biết nếu vẽ các đường kinh tuyến, vĩ tuyến cách nhau 1° thì trên quả Địa Cầu có bao nhiêu kinh tuyến, vĩ tuyến.
Lời giải:
Nếu vẽ các đường kinh tuyến, vĩ tuyến cách nhau 1 độ thì trên quả Địa Cầu có tất cả:
- 360 kinh tuyến.
- 181 vĩ tuyến.
Luyện tập và Vận dụng 2 trang 103 Địa Lí lớp 6: Tra cứu thông tin, ghi tọa độ địa lí các điểm cực (Bắc, Nam, Đông, Tây) trên phần đất liền của nước ta.
Lời giải:
Tọa độ địa lí các điểm cực trên đất liền của nước ta là:
- Điểm cực Bắc (23023'B; 105020'Đ) thuộc xã Lũng Cú - Đồng Văn - Hà Giang.
- Điểm cực Nam (8034'B; 104040'Đ) thuộc xã Đất Mũi - Ngọc Hiển - Cà Mau.
- Điểm cực Đông (12040′B; 109024'Đ) thuộc xã Vạn Thạnh - Vạn Ninh - Khánh Hòa.
- Điểm cực Tây
Phần 2: Lý thuyết bài học
Với tóm tắt lý thuyết Địa Lí lớp 6 Bài 1: Hệ thống kinh, vĩ tuyến. Tọa độ địa lí hay nhất, chi tiết được Giáo viên nhiều năm kinh nghiệm biên soạn bám sát chương trình Địa Lí lớp 6 Kết nối tri thức với cuộc sống sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt Địa Lí 6.
1. Hệ thống kinh, vĩ tuyến
- Kinh tuyến là những nửa đường tròn nối hai cực trên bề mặt quả Địa cầu.
- Vĩ tuyến là những vòng tròn bao quanh quả Địa cầu và vuông góc với các kinh tuyến.
- Kinh tuyến gốc là đường đi qua đài thiên văn Grin-Uýt ở ngoại ô Luân Đôn - thủ đô nước Anh (đánh số độ là 0o).
+ Dựa vào kinh tuyến gốc (kinh tuyến 0°) và kinh tuyến 180° đối diện để nhận biết kinh tuyến đông, kinh tuyến tây.
+ Dựa vào vĩ tuyến gốc (Xích đạo) để biết vĩ tuyến bắc, vĩ tuyến nam.
+ Các kinh tuyến có độ dài bằng nhau. Các vĩ tuyến có độ dài khác nhau.
2. Kinh độ, vĩ độ và toạ độ địa lí
- Kinh độ của một điểm là số độ chỉ khoảng cách từ kinh tuyến đi qua điểm đó tới kinh tuyến gốc.
- Vĩ độ của một điểm là số độ chỉ khoảng cách từ vĩ tuyến đi qua địa điểm đó đến vĩ tuyến gốc.
- Tọa độ địa lí của một điểm là nơi giao nhau giữa kinh độ và vĩ độ của điểm đó.
Phần 3: Bài tập trắc nghiệm
Với 15 câu hỏi trắc nghiệm Địa Lí lớp 6 Bài 1: Hệ thống kinh, vĩ tuyến. Tọa độ địa lí chọn lọc, có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ được Giáo viên nhiều năm kinh nghiệm biên soạn bám sát chương trình Địa Lí lớp 6 Kết nối tri thức với cuộc sống sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Địa Lí 6.
Câu 1. Các đường nối liền hai điểm cực Bắc và cực Nam trên bề mặt quả Địa Cầu là những đường
A. kinh tuyến.
B. kinh tuyến gốc.
C. vĩ tuyến.
D. vĩ tuyến gốc.
Lời giải
Đáp án A.
SGK/102, lịch sử và địa lí 6.
Câu 2. Trên quả Địa Cầu có mấy điểm cực?
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Lời giải
Đáp án B.
SGK/102, lịch sử và địa lí 6.
Câu 3. Những vòng tròn trên quả Địa Cầu vuông góc với các kinh tuyến là những đường
A. kinh tuyến.
B. kinh tuyến gốc.
C. vĩ tuyến.
D. vĩ tuyến gốc.
Lời giải
Đáp án C.
SGK/102, lịch sử và địa lí 6.
Câu 4. Vĩ tuyến gốc chính là
A. chí tuyến Bắc.
B. Xích đạo.
C. chí tuyến Nam.
D. hai vòng cực.
Lời giải
Đáp án B.
SGK/102, lịch sử và địa lí 6.
Câu 5. Nếu cách 10 ở tâm thì trên bề mặt của quả Địa Cầu từ cực Nam đến cực Bắc có bao nhiêu vĩ tuyến?
A. 181.
B. 182.
C. 180.
D. 179.
Lời giải
Đáp án A.
SGK/103, lịch sử và địa lí 6.
Câu 6. Trên Địa Cầu, nước ta nằm ở
A. nửa cầu Bắc và nửa cầu Tây.
B. nửa cầu Nam và nửa cầu Đông.
C. nửa cầu Nam và nửa cầu Tây.
D. nửa cầu Bắc và nửa cầu Đông.
Đáp án D.
Nước ta nằm ở: Nửa cầu Bắc và nửa cầu Đông. Giới hạn: Điểm cực Bắc ở vĩ độ 23023’B. Điểm cực Nam ở vĩ độ 8034’B. Điểm cực Tây ở kinh độ 102009’Đ. Điểm cực Đông ở kinh độ 109024’Đ.
Câu 7. Đường kinh tuyến gốc 00 đi qua đài thiên văn Grin-uýt thuộc quốc gia nào sau đây?
A. Đức.
B. Nga.
C. Anh.
D. Ý.
Lời giải
Đáp án C.
SGK/102, lịch sử và địa lí 6.
Câu 8. Nếu cách 10 ở tâm thì trên bề mặt của quả Địa Cầu sẽ có bao nhiêu kinh tuyến?
A. 361.
B. 180.
C. 360.
D. 181.
Lời giải
Đáp án C.
SGK/103, lịch sử và địa lí 6.
Câu 9. Mô hình thu nhỏ của Trái Đất được gọi là
A. bản đồ.
B. lược đồ.
C. quả Địa Cầu.
D. quả Đất.
Lời giải
Đáp án C.
SGK/102, lịch sử và địa lí 6.
Câu 10. Chúng ta có thể xác định được vị trí của mọi điểm trên bản đồ là nhờ
A. vai trò của hệ thống kinh, vĩ tuyến trên quả Địa Cầu.
B. đặc điểm phương hướng các đối tượng địa lí trên bản đồ.
C. số lượng các đối tượng địa lí được sắp xếp trên bản đồ.
D. mối liên hệ giữa các đối tượng địa lí trên bản đồ.
Lời giải
Đáp án A.
Các hệ thống kinh, vĩ tuyến gồm kinh tuyến đông, kinh tuyến tây và vĩ tuyến Bắc, vĩ tuyến Nam. Nhờ có hệ thống kinh, vĩ tuyến người ta có thể xác định được vị trí của mọi địa điểm trên quả Địa Cầu.
Câu 11. Kinh độ của một điểm bất kì được tính bằng độ và là
A. khoảng cách từ kinh tuyến đi qua điểm đó cho tới cực Bắc.
B. khoảng cách từ kinh tuyến đi qua điểm đó cho tới cực Nam.
C. khoảng cách từ kinh tuyến đi qua điểm đó cho tới kinh tuyến gốc.
D. khoảng cách từ kinh tuyến đi qua điểm đó cho tới vĩ tuyến gốc.
Lời giải
Đáp án C.
SGK/103, lịch sử và địa lí 6.
Câu 12. Các kinh tuyến nằm bên trái kinh tuyến gốc được gọi là kinh tuyến
A. Bắc.
B. Nam.
C. Đông.
D. Tây.
Lời giải
Đáp án D.
SGK/102, lịch sử và địa lí 6.
Câu 13. Cho điểm X (600B, 350T), điểm này nằm ở
A. bán cầu Bắc và nửa cầu Đông.
B. bán cầu Nam và nửa cầu Đông.
C. bán cầu Bắc và nửa cầu Tây.
D. bán cầu Bắc và nửa cầu Đông.
Lời giải
Đáp án C.
Cho điểm X (600B, 350T), điểm này nằm ở bán cầu Bắc (cụ thể là nằm ở vĩ tuyến 600B) và nửa cầu Tây (cụ thể là kinh độ 350T).
Câu 14. Một điểm Y nằm trên kinh tuyến 1000 thuộc nửa cầu Đông và vĩ tuyến 100 ở phía trên đường xích đạo, cách viết toạ độ của điểm đó là
A. 1000B và 100T.
B. 100N và 1000Đ.
C. 1000T và 100N.
D. 100B và 1000Đ.
Lời giải
Đáp án D.
Kinh độ = 1000Đ; vĩ độ = 100B. Kinh độ viết sau, vĩ độ viết trước hoặc kinh độ viết ở dưới, vĩ độ viết ở trên -> Điểm Y có tọa độ (100B, 1000Đ).
Câu 15. Quả Địa Cầu là mô hình thu nhỏ của
A. Mặt Trời.
B. Trái Đất.
C. Sao Thủy.
D. Sao Kim.
Lời giải
Đáp án B.
SGK/102, lịch sử và địa lí 6.