Bài 13: Các dạng địa hình chính trên Trái Đất. Khoáng sản

Bài 13: Các dạng địa hình chính trên Trái Đất. Khoáng sản

652
  Tải tài liệu

Bài 13: Các dạng địa hình chính trên Trái Đất. Khoáng sản

Phần 1: Giải Sách Giáo Khoa

Câu hỏi giữa bài

Câu hỏi 1 trang 136 Địa Lí lớp 6: Các dạng địa hình chính

1. Dựa vào hình 1.2 và thông tin trong mục 1, em hãy cho biết sự khác nhau giữa núi và đồi.

2. Dựa vào bản đồ Tự nhiên thế giới (trang 102 - 103), kể tên một số dãy núi lớn trên thế giới.

Dựa vào hình 1.2 và thông tin trong mục 1, em hãy cho biết sự khác nhau giữa núi và đồi

3. Quan sát hình 3, 4 và thông tin trong mục 1, em hãy nêu sự khác nhau giữa cao nguyên và đồng bằng.

4. Dựa vào bản đồ Tự nhiên thế giới (trang 102 - 103), kể tên một số cao nguyên, đồng bằng lớn trên thế giới.

Dựa vào hình 1.2 và thông tin trong mục 1, em hãy cho biết sự khác nhau giữa núi và đồi

Lời giải:

1. Sự khác nhau giữa núi và đồi

 

Núi

Đồi

Quá trình hình thành

Núi được tạo thành từ quá trình kiến tạo địa chất cách đây hàng triệu năm.

Được hình thành qua quá trình phong hóa, bóc mòn từ núi.

Độ cao

Độ cao của núi so với mực nước biển từ 500m trở lên.

Không quá 200m so với vùng đất xung quanh.

Hình thái

Nhô cao rõ rệt so với mặt bằng xung quanh. Đỉnh nhọn, sườn dốc.

Là dạng địa hình nhô cao. Đỉnh tròn, sườn thoải.

2. Một số dãy núi lớn trên thế giới: Hi-ma-lay-a, An-đét, Bruc-xơ, Drê-xen-bec, An-pơ, Thiên Sơn, An-lát,...

3. Sự khác nhau giữa cao nguyên và đồng bằng

 

Đồng bằng

Cao nguyên

Độ cao

Độ cao tuyệt đối thường dưới 200m, nhưng cũng có những bình nguyên cao gần 500m. 

Độ cao tuyệt đối từ 500m trở lên.

Hình thái

Là dạng địa hình thấp, bằng phẳng hoặc hơi gợn sóng.

Vùng đất tương đối bằng phẳng hoặc gợn sóng, có sườn dốc, dựng đúng thành vách.

Giá trị kinh tế

Mọi hoạt động của con người, thuận lợi tưới tiêu, trồng cây lương thực.

Thuận lợi trồng cây công nghiệp và chăn nuôi gia súc.

4. Một số cao nguyên, đồng bằng lớn trên thế giới

- Một số cao nguyên: Mông Cổ, Kim-boc-li, Cô-lô-ra-đô, Pa-ta-co-nj,…

- Một số đồng bằng: Bắc Âu, Đông Âu, Tây Xi-bia, Hoa Bắc, Ấn Hằng,…

Câu hỏi 2 trang 137 Địa Lí lớp 6: Khoáng sản

1. Em hãy cho biết trong các đối tượng sau, đối tượng nào là khoáng sản: nhựa, than đá, gỗ, cát, xi măng, thép, đá vôi.

2. Hãy kể tên ít nhất một vật dụng hằng ngày em thường sử dụng được làm từ khoảng sản.

3. Sắp xếp các loại khoáng sản sau vào ba nhóm sao cho đúng: vàng, nước khoáng, kim cương, than bùn, khí thiên nhiên, cao lanh, ni-ken, phốt phát, bô-xit.

Lời giải:

1. Các đối tượng khoáng sản là: than đá, đá vôi, cát.

2. Một số vật dụng làm từ khoáng sản là: cầu trì, dây điện, xe máy, tủ, thìa,…

3. Phân loại khoáng sản

Nhóm khoáng sản

Tên khoáng sản

Năng lượng

Nước khoáng, than bùn, khí thiên nhiên.

Kim loại

Vàng, kim cương, ni-ken, bô-xít (đen).

Phi kim loại

Phốt phát, cao lanh.

Luyện tập & Vận dụng

Luyện tập và Vận dụng 1 trang 138 Địa Lí lớp 6: Nêu đặc điểm của các dạng địa hình chính trên Trái Đất: núi, đồi, cao nguyên, đồng bằng.

Lời giải:

Đặc điểm của các dạng địa hình chính trên Trái Đất:

Dạng địa hình

Độ cao

Hình thái

Núi

Độ cao của núi so với mực nước biển từ 500m trở lên.

Nhô cao rõ rệt so với mặt bằng xung quanh. Đỉnh nhọn, sườn dốc.

Đồi

Không quá 200m so với vùng đất xung quanh.

Là dạng địa hình nhô cao. Đỉnh tròn, sườn thoải.

Cao nguyên

Độ cao tuyệt đối từ 500m trở lên.

Vùng đất tương đối bằng phẳng hoặc gợn sóng, có sườn dốc, dựng đúng thành vách.

Đồng bằng

Độ cao tuyệt đối thường dưới 200m, nhưng cũng có những bình nguyên cao gần 500m. 

Là dạng địa hình thấp, bằng phẳng hoặc hơi gợn sóng.

Luyện tập và Vận dụng 2 trang 138 Địa Lí lớp 6: Khi xây dựng nhà, chúng ta sử dụng những vật liệu gì có nguồn gốc từ khoảng sản?

Lời giải:

Khi xây dựng nhà, chúng ta sử dụng một số vật liệu có nguồn gốc từ khoảng sản như:

- Kim loại: sắt, chì, nhôm,…

- Phi kim loại: cát, đá vôi, gốm, sứ, thủy tinh,...

Luyện tập và Vận dụng 3 trang 138 Địa Lí lớp 6: Sưu tầm hình ảnh về các dạng địa hình đồi, núi, cao nguyên, đồng bằng ở nước ta.

Lời giải:

HS tự sưu tầm ảnh trên Internet hoặc sách, báo: Sưu tầm hình ảnh về các dạng địa hình đồi, núi, cao nguyên, đồng bằng ở nước ta.

Sưu tầm hình ảnh về các dạng địa hình đồi, núi, cao nguyên, đồng bằng ở nước ta

Luyện tập và Vận dụng 4 trang 138 Địa Lí lớp 6: Tìm kiếm thông tin và viết báo cáo ngắn về hiện trạng khai thác một loại khoáng sản ở nước ta.

Lời giải:

HS tự sưu tầm ảnh trên Internet hoặc sách, báo để tìm kiếm thông tin và viết báo cáo ngắn về hiện trạng khai thác một loại khoáng sản ở nước ta.

Tìm kiếm thông tin và viết báo cáo ngắn về hiện trạng khai thác

Phần 2: Lý thuyết bài học 

Với tóm tắt lý thuyết Địa Lí lớp 6 Bài 13: Các dạng địa hình chính trên Trái Đất. Khoáng sản hay nhất, chi tiết được Giáo viên nhiều năm kinh nghiệm biên soạn bám sát chương trình Địa Lí lớp 6 Kết nối tri thức với cuộc sống sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt Địa Lí 6.

1. Các dạng địa hình chính

Lý thuyết Địa Lí 6 Bài 13: Các dạng địa hình chính trên Trái Đất. Khoáng sản | Kết nối tri thức

Các dạng địa hình

Độ cao so với mực nước biển

Đặc điểm

Núi 

Độ cao của núi so với mực nước biển là từ 500 m trở lên.

Núi thường có đỉnh nhọn, sườn dốc.

Đồi

Độ cao của đồi so với vùng đất xung quanh thường không quá 200 m.

Đồi có đỉnh tròn, sườn thoải.

Cao nguyên

Cao trên 500 m so với mực nước biển.

Vùng đất tương đối bằng phẳng hoặc gợn sóng. Có sườn dốc, nhiều khi dựng đứng thành vách so với vùng đất xung quanh.

Đồng bằng

Hầu hết đồng bằng có độ cao dưới 200m so với mực nước biển.

Địa hình thấp, bề mặt khá bằng phẳng hoặc hơi gợn sóng.

Lý thuyết Địa Lí 6 Bài 13: Các dạng địa hình chính trên Trái Đất. Khoáng sản | Kết nối tri thức

2. Khoáng sản

- Khái niệm

+ Khoáng sản là những khoáng vật và khoáng chất có ích trong tự nhiên hoặc vỏ Trái Đất mà con người có thể khai thác để sử dụng trong sản xuất và đời sống.

+ Mỏ khoáng sản là nơi tập trung khoáng sản có trữ lượng và chất lượng có thể khai thác để sử dụng vào mục đích kinh tế.

- Trạng thái tồn tại: Rắn, lỏng và khí.

- Phân loại khoáng sản: Năng lượng, kim loại và phi kim loại.

Lý thuyết Địa Lí 6 Bài 13: Các dạng địa hình chính trên Trái Đất. Khoáng sản | Kết nối tri thức

Phần 3: Bài tập trắc nghiệm

Với 18 câu hỏi trắc nghiệm Địa Lí lớp 6 Bài 13: Các dạng địa hình chính trên Trái Đất. Khoáng sản chọn lọc, có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ được Giáo viên nhiều năm kinh nghiệm biên soạn bám sát chương trình Địa Lí lớp 6 Kết nối tri thức với cuộc sống sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Địa Lí 6.

Câu 1. Cao nguyên là dạng địa hình có độ cao tuyệt đối là

A. trên 500m.

B. từ 300 - 400m.        

C. dưới 300m.

D. từ 400 - 500m.

Lời giải

Đáp án A.

SGK/136, lịch sử và địa lí 6.

Câu 2. Núi trẻ là núi có đặc điểm nào sau đây?

A. Đỉnh tròn, sườn dốc.

B. Đỉnh tròn, sườn thoải.

C. Đỉnh nhọn, sườn dốc.

D. Đỉnh nhọn, sườn thoải.

Lời giải

Đáp án C.

SGK/135, lịch sử và địa lí 6.

Câu 3. Dạng địa hình nào sau đây thuận lợi cho trồng cây lương thực và thực phẩm?

A. Cao nguyên.

B. Đồng bằng.

C. Đồi.

D. Núi.

Lời giải

Đáp án B.

SGK/136, lịch sử và địa lí 6.

Câu 4. Đỉnh núi phan-xi-păng cao 3143m. Ngọn núi này thuộc

A. núi thấp.

B. núi già.

C. núi cao.

D. núi trẻ.

Lời giải

Đáp án C.

SGK/135, lịch sử và địa lí 6.

Câu 5. Đồi có độ cao thế nào so với các vùng đất xung quanh?

A. Từ 200 - 300m.

B. Trên 400m.

C. Từ 300 - 400m.

D. Dưới 200m.

Lời giải

Đáp án D.

SGK/135, lịch sử và địa lí 6.

Câu 6. Đa số khoáng sản tồn tại trạng thái nào sau đây?

A. Rắn.

B. Lỏng.

C. Khí.

D. Dẻo.

Lời giải

Đáp án A.

SGK/137, lịch sử và địa lí 6.

Câu 7. Yếu tố ngoại lực nào có vai trò chủ yếu trong việc thành tạo các đồng bằng châu thổ?

A. Dòng chảy.

B. Mưa, gió.

C. Nước ngầm.

D. Nhiệt độ.

Lời giải

Đáp án A.

SGK/136, lịch sử và địa lí 6.

Câu 8. Núi có đỉnh nhọn, sườn dốc, thung lũng hẹp là 

A. núi cao.

B. núi thấp.

C. núi già.

D. núi trẻ.

Lời giải

Đáp án D.

SGK/135, lịch sử và địa lí 6.

Câu 9. Cao nguyên rất thuận lợi cho việc trồng cây

A. lương thực và chăn nuôi gia súc nhỏ.

B. công nghiệp và chăn nuôi gia cầm.

C. công nghiệp và chăn nuôi gia súc lớn.

D. thực phẩm và chăn nuôi gia súc lớn.

Lời giải

Đáp án C.

SGK/136, lịch sử và địa lí 6.

Câu 10. Đặc điểm nào sau đây không đúng với địa hình đồi?

A. Dạng địa hình nhô cao.

B. Đỉnh tròn và sườn dốc.

C. Độ cao không quá 200m.

D. Tập trung thành vùng.

Lời giải

Đáp án B.

SGK/135, lịch sử và địa lí 6.

Câu 11. Điểm giống nhau giữa đồng bằng và cao nguyên là

A. bề mặt địa hình tương đối bằng phẳng hoặc gợn sóng.

B. thích hợp trồng cây công nghiệp và cây lương thực.

C. có hình thái đỉnh tròn, sườn thoải và thung lũng rộng.

D. độ cao tuyệt đối khoảng 200m so với mực nước biển.

Lời giải

Đáp án A.

SGK/136, lịch sử và địa lí 6.

Câu 12. Các loại khoáng sản nào sau đây thuộc nhóm khoáng sản kim loại màu?

A. Crôm, titan, mangan.

B. Apatit, đồng, vàng.

C. Than đá, dầu mỏ, khí.

D. Đồng, chì, kẽm.

Lời giải

Đáp án D.

SGK/137, lịch sử và địa lí 6.

Câu 13. Các khoáng sản như dầu mỏ, khí đốt, than đá thuộc nhóm khoáng sản nào sau đây?

A. Phi kim loại.

B. Nhiên liệu.

C. Kim loại màu.

D. Kim loại đen.

Lời giải

Đáp án B.

SGK/137, lịch sử và địa lí 6.

Câu 14. Đồng bằng có độ cao tuyệt đối thường dưới

A. 400m.

B. 500m.

C. 200m.

D. 300m.

Lời giải

Đáp án C.

SGK/136, lịch sử và địa lí 6.

Câu 15. Khoáng sản là gì?

A. Các loại đá chứa nhiều khoáng vật.

B. Nham thạch ở trong lớp vỏ Trái Đất.

C. Khoáng vật và các loại đá có ích.

D. Những tích tụ tự nhiên của khoáng vật.

Lời giải

Đáp án C.

SGK/137, lịch sử và địa lí 6.

Câu 16. Ở nước ta, các cao nguyên ba-dan tập trung chủ yếu ở vùng nào sau đây?

A. Tây Bắc.

B. Bắc Trung Bộ.

C. Đông Bắc.

D. Tây Nguyên.

Lời giải

Đáp án D.

Ở nước ta, các cao nguyên ba-dan tập trung chủ yếu ở vùng Tây Nguyên, một số cao nguyên điển hình như: Lâm Viên, Đắk Lắk, Kon Tum, Pleiku, Mơ Nông, Di Linh.

Câu 17. Mỏ khoáng sản nào sau đây không thuộc khoáng sản kim loại đen?

A. Titan.

B. Đồng.

C. Crôm.

D. Sắt.

Đáp án B.

SGK/137, lịch sử và địa lí 6.

Câu 18. Ở nước ta vùng đồi bát úp tập trung chủ yếu ở khu vực nào sau đây?

A. Tây Nguyên.

B. Trung du và miền núi Bắc Bộ.

C. Bắc Trung Bộ.

D. Đông Nam Bộ.

Lời giải

Đáp án B.

Vùng đồi bát úp là dạng địa hình chuyển tiếp giữa miền núi và đồng bằng, tập trung chủ yếu ở vùng rìa ven vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ nước ta. Tập trung nhiều ở các tỉnh Bắc Giang, Thái Nguyên, Phú Thọ,…

Bài viết liên quan

652
  Tải tài liệu