Bài 17: Thời tiết và khí hậu. Biến đổi khí hậu
Bài 17: Thời tiết và khí hậu. Biến đổi khí hậu
Bài 17: Thời tiết và khí hậu. Biến đổi khí hậu
Phần 1: Giải Sách Giáo Khoa
Câu hỏi giữa bài
Câu hỏi 1 trang 150 Địa Lí lớp 6: Khái niệm về thời tiết và khí hậu
1. Dựa vào bản tin dự báo thời tiết ở trên, em hãy:
- Nêu những yếu tố được sử dụng để biểu hiện thời tiết.
- Mô tả đặc điểm thời tiết của từng ngày trong bảng.
2. Hãy cho biết trong tình huống ở đầu bài, bạn nào là người nói đúng.
Câu hỏi 2 trang 151 Địa Lí lớp 6: Các đới khí hậu trên Trái Đất
1. Xác định trên hình 1 phạm vi của năm đới khí hậu trên Trái Đất.
2. Hãy lựa chọn và trình bày khái quát đặc điểm của một đới khí hậu.
Lời giải:
1. Phạm vi của năm đới khí hậu trên Trái Đất
- Đới nóng (nhiệt đới): nằm giữa hai chí tuyến.
- Ôn đới (đới ôn hòa): từ 23027'B đến 63033'B; từ 23027'N đến 63033'N.
- Hàn đới (Đới lạnh): từ 63033'B đến cực Bắc; từ 63033'N đến cực Nam.
2. Đặc điểm của đới nóng
Đới nóng nằm trong khoảng hai đường chí tuyến Bắc và Nam. Đới nóng là nơi có nhiệt độ cao do có góc chiếu và thời gian chiếu sáng: góc chiếu quanh năm lớn, thời gian chiếu trong năm chênh lệch không nhiều với nhiệt độ trung bình năm không thấp hơn 200C. Lượng mưa trung bình năm từ 1 000 mm đến trên 2 000 mm. Ở đới nóng có gió Tín Phong (Mậu dịch) thổi quanh năm.
1. Những yếu tố được sử dụng để biểu hiện thời tiết: nhiệt độ, độ ẩm, mưa và gió.
- Mô tả đặc điểm thời tiết của từng ngày trong bảng:
+ Thứ ba ngày 6/3/2018: Mưa rào nhẹ; Nhiệt độ thấp nhất và cao nhất trong ngày lần lượt là 210C và 260C; Độ ẩm là 80%; Hướng gió Đông Bắc.
+ Thứ tư ngày 7/3/2018: Có lúc có mưa; Nhiệt độ thấp nhất và cao nhất trong ngày lần lượt là 230C và 290C; Độ ẩm là 75%; Hướng gió Đông Bắc.
+ Thứ năm ngày 8/3/2018: Có mưa; Nhiệt độ thấp nhất và cao nhất trong ngày lần lượt là 180C và 230C; Độ ẩm là 77%; Hướng gió Đông Bắc.
+ Thứ sáu ngày 9/3/2018: Ít mây, trời nắng; Nhiệt độ thấp nhất và cao nhất trong ngày lần lượt là 170C và 210C; Độ ẩm là 65%; Hướng gió Đông Bắc.
2. Ở tình huống đầu bài, bạn gái là người nói đúng.
Câu hỏi 3 trang 151 Địa Lí lớp 6: Biến đổi khí hậu
1. Dựa vào thông tin trong mục a và hình 2, 3, em hãy nêu một số biểu hiện của biến đổi khí hậu.
2. Nêu một số biện pháp để sử dụng tiết kiệm và hiệu quả năng lượng.
3. Dựa vào hình 4 và hiểu biết của bản thân, em hãy nêu một số biện pháp để giảm nhẹ biến đổi khí hậu.
4. Hãy nêu một số giải pháp cụ thể để phòng tránh bão.
Lời giải:
1. Một số biểu hiện của biến đổi khí hậu
- Sự nóng lên của Trái Đất.
- Mực nước biển dâng do băng tan ở hai cực.
- Sự gia tăng các thiên tai, thời tiết cực đoan (bão, lốc, mưa lớn, hạn hán, nắng nóng,...).
2. Một số biện pháp để sử dụng tiết kiệm và hiệu quả năng lượng
- Tắt điện khi không sử dụng, tận dụng ánh sáng tự nhiên.
- Sử dụng các thiết bị điện (bóng đèn, điều hòa, nồi cơm điện,…) tiết kiệm điện.
- Rút tất cả các phích cắm khi không sử dụng.
- Sử dụng các dạng năng lượng sạch: Mặt Trời, gió, thủy triều,…
3. Một số biện pháp để giảm nhẹ biến đổi khí hậu
- Sử dụng tiết kiệm và hiệu quả năng lượng.
- Sử dụng phương tiện giao thông công cộng, đi bộ, xe đạp.
- Hạn chế dùng núi nilon, tái chế các sản phẩm nhựa.
- Tích cực trồng cây xanh, bảo vệ rừng,...
4. Một số giải pháp cụ thể để phòng tránh bão
- Thường xuyên tuyên truyền, thông báo tới người dân về tình hình của bão.
- Cập nhật thông tin về bão, lũ nhanh nhất, kịp thời trên truyền thông.
- Chủ động thu hoạch các sản phẩm nông nghiệp - lâm - thủy trước khi bão.
- Di chuyển tàu thuyền vào bờ sớm nhất, dự trữ thức ăn, nước uống.
- Không ra ngoài khi có mưa to, gió mạnh để tránh bị cây ngã đổ đè lên người,…
Luyện tập & Vận dụng
Luyện tập và Vận dụng 1 trang 152 Địa Lí lớp 6: Trình bày khái quát đặc điểm khí hậu của đói ôn hoà (ôn đới) hoặc đới lạnh (hàn đới).
Lời giải:
Đặc điểm khí hậu của đói ôn hoà (ôn đới) hoặc đới lạnh (hàn đới)
- Hai đới ôn hoà (ôn đới)
+ Nhiệt độ không khí trung bình năm duới 200C, tháng nóng nhất không nhỏ hơn 100C.
+ Các mùa trong năm rất rõ rệt.
+ Lượng mưa trung bình năm dao động từ 500 mm đến 1 000 mm.
+ Gió thổi thường xuyên là gió Tây ôn đới.
- Hai đới lạnh (hàn đới)
+ Khu vực có bằng tuyết hầu như quanh năm.
+ Nhiệt độ trung bình của tất cả các tháng trong năm đều dưới 100C.
+ Lượng mưa trung bình năm dưới 500 mm.
+ Gió thổi thường xuyên là gió Đông cực đới.
Luyện tập và Vận dụng 2 trang 152 Địa Lí lớp 6: Cuối tuần, lớp em dự định tổ chức đi dã ngoại một ngày. Đài khí tượng thuỷ văn có dự báo thời tiết ngày hôm đó như sau: nhiệt độ thấp nhất là 150C, nhiệt độ cao nhất là 230C; sáng sớm có sương mù, trời lạnh; trưa chiều hửng nắng, có lúc có mưa. Em cần chuẩn bị những gì để phù hợp với thời tiết của buổi dã ngoại đó?
Lời giải:
- Thời tiết: nhiệt độ xuống 150C -> Thời tiết khá lạnh, có sương mù, có lúc có mưa,…
- Ta cần chuẩn bị một số đồ sau:
+ Áo ấm mặc khi tiết trời lạnh, áo gió hoặc áo phong mặc khi trời hửng nắng.
+ Đèn pin chiếu sáng khi có sương mù.
+ Ô hoặc áo mưa đề phòng trời mưa.
+ Ngoài ra cần thêm một số thứ như đồ ăn nhanh, mũ, nước uống, ủng, giày thể thao,...
Luyện tập và Vận dụng 3 trang 152 Địa Lí lớp 6: Em hãy nêu một số hoạt động mà bản thân và gia đình có thể làm để góp phần ứng phó biến đổi khí hậu.
Lời giải:
Một số hoạt động mà bản thân và gia đình có thể làm để góp phần ứng phó biến đổi khí hậu:
- Tiết kiệm điện, nước sinh hoạt hàng ngày.
- Sử dụng các thiết bị tiết kiệm điện, hạn chế dùng than.
- Tham gia các hoạt động môi trường do trường/lớp/nơi ở tổ chức.
- Tham gia ngày môi trường, giờ Trái Đất.
- Tái chế các sản phẩm từ nhựa như chai lọ hoặc quần áo cũ.
- Đi bộ tới trường, đi xe đạp hoặc đi xe công cộng,…
Luyện tập và Vận dụng 4 trang 152 Địa Lí lớp 6: Em hãy chuẩn bị một số nội dung để tuyên truyền về biến đổi khí hậu và ứng phó với biến đổi khí hậu cho gia đình và những người xung quanh.
Lời giải:
Học sinh tìm kiếm thông tin qua sách, báo, internet,…
Tham khảo một đoạn thông tin sau
Biến đổi khí hậu (BĐKH) là sự thay đổi của khí hậu và của những thành phần liên quan gồm đại dương, đất đai, bề mặt Trái Đất và băng quyển như tăng nhiệt độ, băng tan và nước biển dâng.
Trước đây BĐKH diễn ra trong một khoảng thời gian dài do tác động của các điều kiện tự nhiên. Tuy nhiên thời gian gần đây, BĐKH xảy ra do tác động của các hoạt động của con người như việc sử dụng nhiên liệu hóa thạch trong giao thông vận tải và sản xuất công nghiệp, thải ra môi trường khí nhà kính. Những diễn biến của BĐKH tại Việt Nam bao gồm các hiện tượng thời tiết cực đoan đang ngày càng gia tăng về tần suất và thường khó dự đoán như mưa, các đợt nắng nóng, nước biển dâng, thiên nhiên khắc nghiệt,...
Việt Nam đã đưa ra những chính sách và triển khai các hoạt động ứng phó với BĐKH trong vòng một thập kỷ trở lại đây. Những chính sách này tập trung nhằm giảm thiểu phát thải khí nhà kính và thích ứng với BĐKH: nâng độ che phủ rừng, giảm tỉ lệ hộ nghèo, xây dựng các khu neo đậu tàu, thuyền tránh trú bão và 100% tàu, thuyền đánh bắt xa bờ có đủ thiết bị thông tin liên lạc, nâng diện tích rừng phòng hộ ven biển, trồng thêm rừng ngập mặn, dịch vụ chăm sóc sức khoẻ cho người dân được chú trọng và nâng cao,...
Phần 2: Lý thuyết bài học
Với tóm tắt lý thuyết Địa Lí lớp 6 Bài 17: Thời tiết và khí hậu. Biến đổi khí hậu hay nhất, chi tiết được Giáo viên nhiều năm kinh nghiệm biên soạn bám sát chương trình Địa Lí lớp 6 Kết nối tri thức với cuộc sống sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt Địa Lí 6.
1. Khái niệm về thời tiết và khí hậu
- Thời tiết là trạng thái của khí quyển tại một thời điểm và khu vực cụ thể được xác định bằng nhiệt độ, độ ẩm, lượng mưa và gió. Thời tiết luôn thay đổi.
- Khí hậu ở một nơi là tổng hợp các yếu tố thời tiết (nhiệt độ, độ ẩm, lượng mưa, gió,...) của nơi đó, trong một thời gian dài và đã trở thành quy luật.
2. Các đới khí hậu trên Trái Đất
Đới khí hậu |
Phạm vi và đặc điểm |
Đới nóng |
- Quanh năm nóng, nhiệt độ trung bình năm không thấp hơn 20°C. - Gió thổi thường xuyên là gió Mậu dịch. |
Hai đới ôn hoà |
- Nhiệt độ không khi trung bình năm dưới 20°C, tháng nóng nhát không thấp hơn 10°C. - Gió thổi thường xuyên là gió Tây ôn đới. |
Hai đới lạnh |
- Băng tuyết hầu như quanh năm, nhiệt độ trung bình của tất cả các tháng trong năm đều dưới 10°C. - Gió thổi thường xuyên là gió Đông cực. |
3. Biến đồi khí hậu
Nguyên nhân |
Chủ yếu là do tăng nhanh của khí CO2. |
Biểu hiện |
Sự nóng lên toàn cầu, mực nước biển dâng và gia tăng các hiện tượng khí tượng thuỷ văn cực đoan. |
Hậu quả |
Thiên tai xảy ra ngày càng nhiều và khốc liệt. |
Giải pháp |
- Sử dụng tiết kiệm và hiệu quả năng lượng. - Sử dụng phương tiện giao thông công cộng. - Hạn chế dùng túi ni-lông, tích cực trồng cây xanh, bảo vệ rừng,... |
Phần 3: Bài tập trắc nghiệm
Với 20 câu hỏi trắc nghiệm Địa Lí lớp 6 Bài 17: Thời tiết và khí hậu. Biến đổi khí hậu chọn lọc, có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ được Giáo viên nhiều năm kinh nghiệm biên soạn bám sát chương trình Địa Lí lớp 6 Kết nối tri thức với cuộc sống sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Địa Lí 6.
Câu 1. Trên bề mặt Trái Đất có bao nhiêu đới ôn hòa?
A. 4.
B. 5.
C. 2.
D. 3.
Lời giải
Đáp án C.
SGK/151, lịch sử và địa lí 6.
Câu 2. Khí hậu là hiện tượng khí tượng
A. xảy ra trong một thời gian ngắn ở một nơi.
B. lặp đi lặp lại tình hình của thời tiết ở nơi đó.
C. xảy ra trong một ngày ở một địa phương.
D. xảy ra khắp mọi nơi và thay đổi theo mùa.
Lời giải
Đáp án B.
SGK/150, lịch sử và địa lí 6.
Câu 3. Trên Trái Đất có bao nhiêu đới khí hậu?
A. 5.
B. 6.
C. 3.
D. 4.
Lời giải
Đáp án A.
SGK/151, lịch sử và địa lí 6.
Câu 4. Biên độ nhiệt năm cao nhất thường ở vĩ độ
A. Ôn đới.
B. Xích đạo.
C. Hàn đới.
D. Nhiệt đới.
Lời giải
Đáp án C.
SGK/151, lịch sử và địa lí 6.
Câu 5. Đặc điểm nào sau đây không đúng với khí hậu đới nóng?
A. Góc chiếu của ánh sáng Mặt Trời rất nhỏ.
B. Lượng mưa trung bình từ 1000 - 2000 mm.
C. Gió Tín phong thổi thường xuyên quanh năm.
D. Nắng nóng quanh năm và nền nhiệt độ cao.
Lời giải
Đáp án A.
SGK/151, lịch sử và địa lí 6.
Câu 6. Thời tiết là hiện tượng khí tượng xảy ra
A. trong một thời gian ngắn nhất định ở một nơi.
B. lặp đi lặp lại các hiện tượng, khí tượng tự nhiên.
C. trong một thời gian dài ở một nơi nhất định.
D. khắp mọi nơi và không thay đổi theo thời gian.
Lời giải
Đáp án A.
SGK/150, lịch sử và địa lí 6.
Câu 7. Các mùa trong năm thể hiện rất rõ là đặc điểm của đới khí hậu nào?
A. Nhiệt đới.
B. Cận nhiệt đới.
C. Ôn đới.
D. Hàn đới.
Lời giải
Đáp án C.
SGK/151, lịch sử và địa lí 6.
Câu 8. Loại gió nào sau đây thổi thường xuyên trong khu vực đới nóng?
A. Tây ôn đới.
B. Gió mùa.
C. Tín phong.
D. Đông cực.
Lời giải
Đáp án C.
SGK/151, lịch sử và địa lí 6.
Câu 9. Việt Nam nằm trong đới khí hậu nào trên Trái Đất?
A. Cận nhiệt.
B. Nhiệt đới.
C. Cận nhiệt đới.
D. Hàn đới.
Lời giải
Đáp án B.
SGK/151, lịch sử và địa lí 6.
Câu 10. Biến đổi khí hậu là những thay đổi của
A. sinh vật.
B. sông ngòi.
C. khí hậu.
D. địa hình.
Lời giải
Đáp án C.
SGK/151, lịch sử và địa lí 6.
Câu 11. Trên Trái Đất có những đới khí hậu nào sau đây?
A. Một đới nóng, hai đới ôn hoà, hai đới lạnh.
B. Hai đới nóng, một đới ôn hoà, hai đới lạnh.
C. Một đới nóng, hai đới ôn hoà, một đới lạnh.
D. Hai đới nóng, hai đới ôn hoà, một đới lạnh.
Lời giải
Đáp án A.
SGK/151, lịch sử và địa lí 6.
Câu 12. Biểu hiện chủ yếu của biến đổi khí hậu là
A. nhiệt độ Trái Đất tăng.
B. số lượng sinh vật tăng.
C. mực nước ở sông tăng.
D. dân số ngày càng tăng.
Lời giải
Đáp án A.
SGK/151, lịch sử và địa lí 6.
Câu 13. Loại gió nào sau đây thổi thường xuyên ở khu vực đới lạnh?
A. Tín phong.
B. Đông cực.
C. Tây ôn đới.
D. Gió mùa.
Lời giải
Đáp án B.
SGK/151, lịch sử và địa lí 6.
Câu 14. Biến đổi khí hậu là do tác động của
A. các thiên thạch rơi xuống.
B. các vụ nổ hạt nhân, thử vũ khí.
C. các thiên tai trong tự nhiên.
D. các hoạt động của con người.
Lời giải
Đáp án D.
SGK/151, lịch sử và địa lí 6.
Câu 15. Lượng mưa trung bình năm trên 2000mm là đặc điểm của đới khí hậu nào sau đây?
A. Cận nhiệt.
B. Hàn đới.
C. Nhiệt đới.
D. Ôn đới.
Lời giải
Đáp án C.
SGK/151, lịch sử và địa lí 6.
Câu 16. Một trong những biểu hiện của biến đổi khí hậu là
A. quy mô kinh tế thế giới tăng.
B. dân số thế giới tăng nhanh.
C. thiên tai bất thường, đột ngột.
D. thực vật đột biến gen tăng.
Lời giải
Đáp án C.
SGK/151, lịch sử và địa lí 6.
Câu 17. Sự nóng lên của Trái Đất không làm cho
A. băng hai cực tăng.
B. mực nước biển dâng.
C. sinh vật phong phú.
D. thiên tai bất thường.
Lời giải
Đáp án C.
SGK/151, lịch sử và địa lí 6.
Câu 18. Biện pháp nào sau đây thường không sử dụng để ứng phó trước khi xảy ra thiên tai?
A. Gia cố nhà cửa.
B. Bảo quản đồ đạc.
C. Sơ tán người.
D. Phòng dịch bệnh.
Lời giải
Đáp án D.
SGK/152, lịch sử và địa lí 6.
Câu 19. Ở nước ta, vùng nào sau đây chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của biến đổi khí hậu?
A. Đồng bằng sông Cửu Long.
B. Đồng bằng sông Hồng.
C. Duyên hải Nam Trung Bộ.
D. Bắc Trung Bộ.
Lời giải
Đáp án A.
Đồng bằng sông Cửu Long là vùng chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của biến đổi khí hậu, biểu hiện như sạt lở bờ biển, hạn hán, nước biển dâng làm mất 1 phần diện tích,...
Câu 20. Hoạt động ứng phó với biến đổi khí hậu không phải là
A. tiết kiệm điện, nước.
B. trồng nhiều cây xanh.
C. giảm thiểu chất thải.
D. khai thác tài nguyên.
Lời giải
Đáp án D.
Ứng phó với biến đổi khí hậu là hoạt động của con người nhằm thích ứng và giảm nhẹ biến đổi khí hậu. Trong đó, con người cần có một số biện pháp như trồng nhiều cây xanh quanh khu dân cư, tiết kiệm điện, nước, giảm thiểu chất thải, trồng rừng,...