Bài 6: Trái Đất trong hệ Mặt Trời

Bài 6: Trái Đất trong hệ Mặt Trời
 

576
  Tải tài liệu

Bài 6: Trái Đất trong hệ Mặt Trời

Phần 1: Giải Sách Giáo Khoa

Câu hỏi giữa bài

Câu hỏi 1 trang 116 Địa Lí lớp 6: Dựa vào hình 1, em hãy cho biết:

- Trái Đất nằm ở vị trí thứ mấy theo thứ tự xa dần Mặt Trời.

- Ý nghĩa của khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trời.

Dựa vào hình 1, em hãy cho biết: Trái Đất nằm ở vị trí

Lời giải:

- Trái Đất là hành tinh nằm ở vị trí thứ ba theo thứ tự xa dần Mặt Trời.

- Ý nghĩa của khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trời: là khoảng cách lí tưởng giúp cho Trái Đất nhận được lượng nhiệt và ánh sáng phù hợp để sự sống có thể tồn tại và phát triển.

Câu hỏi 2 trang 117 Địa Lí lớp 6: Có bạn cho rằng Trái Đất là một mặt phẳng. Bằng hiểu biết và các thông tin, hình ảnh trong bài, em hãy nêu một số ví dụ để thuyết phục bạn đó rằng Trái Đất có dạng khối cầu.

Lời giải:

Một số sự kiện và hiện tượng chứng tỏ Trái Đất có dạng hình cầu là: 

- Trái Đất có đường Xích đạo là 6 378 km, diện tích bề mặt là 510 triệu km2.

- Hiện tượng nguyệt thực (bóng Trái Đất che Mặt Trăng vào đêm nguyệt thực). 

- Dạng khối cầu của Trái Đất được chụp từ vệ tinh.

- Magellan bắt đầu hành trình vòng quanh thế giới (20/09/1519),…

Luyện tập & Vận dụng

  • Luyện tập và Vận dụng 1 trang 117 Địa Lí lớp 6: Dựa vào hình 1, hãy cho biết các hành tinh theo thứ tự xa dần Mặt Trời.

    Dựa vào hình 1, hãy cho biết các hành tinh theo thứ tự xa dần Mặt Trời

    Lời giải:

    - Trong hệ Mặt Trời có tất cả 8 hành tinh.

    - Thứ tự các hành tinh xa dần Mặt Trời: Thủy tinh, Kim tinh, Trái đất, Hỏa tinh, Mộc tinh, Thổ tinh, Thiên Vương tinh và Hải Vương tinh.

  • Luyện tập và Vận dụng 2 trang 117 Địa Lí lớp 6: Giả sử có người sinh sống ở hành tinh khác, em hãy viết một lá thư khoảng 10 dòng giới thiệu về Trái Đất của chúng ta với họ.

    Lời giải:

    HS có thể viết là thư dựa vào một số gợi ý dưới đây:

    - Vị trí của Trái Đất trong hệ Mặt Trời.

    - Hình dạng, kích thước, cấu tạo của Trái Đất.

    - Sự sống trên Trái Đất (con người, sinh vật).

    - Các chuyển động của Trái Đất, so sánh với các hành tinh khác về kích thước, cấu tạo.

    - Các hoạt động kinh tế, xã hội ở Trái Đất.

    - Khoa học kĩ thuật, thám hiểm hành tinh khác,…

  • Phần 2: Lý thuyết bài học 

  • Với tóm tắt lý thuyết Địa Lí lớp 6 Bài 6: Trái Đất trong hệ Mặt Trời hay nhất, chi tiết được Giáo viên nhiều năm kinh nghiệm biên soạn bám sát chương trình Địa Lí lớp 6 Kết nối tri thức với cuộc sống sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt Địa Lí 6.

    1. Vị trí của Trái Đất trong hệ Mặt Trời

    - Vị trí: Trái Đất nằm ở vị trí thứ 3 theo thứ tự xa dần Mặt Trời.

    - Ý nghĩa: Khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trời là khoảng cách lí tưởng giúp cho Trái Đất nhận được lượng nhiệt và ánh sáng phù hợp để sự sống có thể tồn tại và phát triển.

    Lý thuyết Địa Lí 6 Bài 6: Trái Đất trong hệ Mặt Trời | Kết nối tri thức

    2. Hình dạng, kích thước của Trái Đất 

    - Hình dạng: Trái Đất có hình cầu.

    - Kích thước: Trái Đất có bán kính Xích đạo là 6 378 km, diện tích bề mặt là 510 triệu km2. 

    -> Nhờ có kích thước và khối lượng đủ lớn, Trái Đất đã tạo ra lực hút giữ được các chất khí làm thành lớp vỏ khí bảo vệ mình.

    Lý thuyết Địa Lí 6 Bài 6: Trái Đất trong hệ Mặt Trời | Kết nối tri thức

  • Phần 3: Bài tập trắc nghiệm

  • Với 15 câu hỏi trắc nghiệm Địa Lí lớp 6 Bài 6: Trái Đất trong hệ Mặt Trời chọn lọc, có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ được Giáo viên nhiều năm kinh nghiệm biên soạn bám sát chương trình Địa Lí lớp 6 Kết nối tri thức với cuộc sống sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Địa Lí 6.

    Câu 1. Trong hệ Mặt Trời, Trái Đất ở vị trí nào theo thứ tự xa dần Mặt Trời?

    A. Vị trí thứ 3.

    B. Vị trí thứ 5.

    C. Vị trí thứ 9.

    D. Vị trí thứ 7.

    Lời giải

    Đáp án A.

    SGK/116, lịch sử và địa lí 6.

    Câu 2. Nếu xếp theo thứ tự khoảng cách gần dần Mặt Trời ta sẽ có

    A. Hỏa Tinh, Trái Đất, Thuỷ Tinh, Hoả Tinh.

    B. Hỏa Tinh, Trái Đất, Kim Tinh, Thuỷ Tinh.

    C. Thuỷ Tinh, Kim Tinh, Trái Đất, Hoả Tinh.

    D. Hỏa Tinh, Thuỷ Tinh, Hoả Tinh, Trái Đất.

    Lời giải

    Đáp án B.

    SGK/116, lịch sử và địa lí 6.

    Câu 3. Trái Đất có dạng hình gì?

    A. Hình tròn.

    B. Hình vuông.

    C. Hình cầu.

    D. Hình bầu dục.

    Lời giải

    Đáp án C.

    SGK/116, lịch sử và địa lí 6.

    Câu 4. Các hành tinh trong hệ Mặt Trời được sắp xếp như thế nào trong hệ Mặt Trời từ gần đến xa?

    A. Hải Vương - Sao Thủy - Sao Kim - Trái Đất - Sao Hỏa - Sao Mộc - Sao Thổ - Thiên Vương.

    B. Thiên Vương - Hải Vương - Trái Đất - Sao Kim - Sao Thủy - Sao Hỏa - Sao Mộc - Sao Thổ.

    C. Sao Mộc - Sao Kim - Trái Đất - Sao Hỏa - Sao Thủy - Sao Thổ - Thiên Vương - Hải Vương.

    D. Sao Thủy - Sao Kim - Trái Đất - Sao Hỏa - Sao Mộc - Sao Thổ - Thiên Vương - Hải Vương.

    Lời giải

    Đáp án D.

    SGK/116, lịch sử và địa lí 6.

    Câu 5. Trái Đất có bán kính ở Xích đạo là

    A. 6356 km.

    B. 6387 km.

    C. 6378 km.

    D. 6365 km.

    Lời giải

    Đáp án B.

    SGK/117, lịch sử và địa lí 6.

    Câu 6. Mặt Trời và 8 hành tinh chuyển động xung quanh nó còn được gọi là

    A. Thiên hà.

    B. Hệ Mặt Trời.

    C. Trái Đất.

    D. Dải ngân hà.

    Lời giải

    Đáp án B.

    SGK/116, lịch sử và địa lí 6.

    Câu 7. Một tập hợp của rất nhiều thiên thể cùng với bụi, khí và bức xạ điện từ được gọi là

    A. Vũ Trụ.

    B. Thiên thạch.

    C. Thiên hà.

    D. Dải Ngân hà.

    Lời giải

    Đáp án C.

    SGK/116, lịch sử và địa lí 6.

    Câu 8. Hệ Mặt Trời gồm có Mặt Trời và bao nhiêu hành tinh khác nhau?

    A. 8.

    B. 9.

    C. 7.

    D. 10.

    Lời giải

    Đáp án A.

    SGK/116, lịch sử và địa lí 6.

    Câu 9. Hành tinh đứng đầu tiên trong Hệ Mặt Trời là

    A. Sao Kim.

    B. Sao Thủy.

    C. Trái Đất.

    D. Sao Hỏa.

    Lời giải

    Đáp án B.

    SGK/116, lịch sử và địa lí 6.

    Câu 10. Vị trí thứ 4 trong Hệ Mặt Trời là hành tinh nào dưới đây?

    A. Trái Đất.

    B. Sao Mộc.

    C. Sao Hỏa.

    D. Sao Thổ.

    Lời giải

    Đáp án C.

    SGK/116, lịch sử và địa lí 6.

    Câu 11. Trái Đất có dạng hình cầu nên xuất hiện hiện tượng nào dưới đây?

    A. Luôn có một nửa được Mặt Trời chiếu sáng và một nửa không được chiếu sáng.

    B. Bất kì thời điểm nào trong ngày cũng nhận được Mặt Trời chiếu sáng suốt 24h.

    C. Trên Trái Đất khu vực nào cũng có 4 mùa điển hình với ngày đêm dài bằng nhau.

    D. Trái Đất thực hiện nhiều chuyển động trong một năm nên gây ra nhiều thiên tai.

    Lời giải

    Đáp án A.

    SGK/117, lịch sử và địa lí 6.

    Câu 12. Hành tinh nào sau đây trong hệ Mặt Trời có sự sống?

    A. Trái Đất.

    B. Sao Kim.

    C. Mặt Trăng.

    D. Sao Thủy.

    Lời giải

    Đáp án A.

    SGK/116, lịch sử và địa lí 6.

    Câu 13. Tính từ Mặt Trời ra, đứng thứ 3 là

    A. Kim Tinh.

    B. Trái Đất.

    C. Thủy Tinh.

    D. Hỏa Tinh.

    Lời giải

    Đáp án B.

    SGK/116, lịch sử và địa lí 6.

    Câu 14. Nguyên nhân chủ yếu trên Trái Đất lại tồn tại sự sống là do

    A. dạng hình cầu và thực hiện nhiều chuyển động.

    B. khoảng cách phù hợp từ Trái Đất đến Mặt Trời.

    B. kích thước rất lớn để nhận ánh sáng từ Mặt Trời.

    D. sự phân bố xen kẽ nhau của lục địa và đại dương.

    Lời giải

    Đáp án B.

    Do khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trời hợp lí, không quá gần hay quá xa nên Trái Đất luôn nhận được một lượng nhiệt và ánh sáng phù hợp (không quá nóng, không quá lạnh) nên con người và sinh vật có thể phát triển, trên Trái Đất tồn tại sự sống.

    Câu 15. Nếu xếp theo thứ tự khoảng cách xa dần Mặt Trời ta sẽ có

    A. Thuỷ Tinh, Kim Tinh, Trái Đất, Hoả Tinh.

    B. Kim Tinh, Trái Đất, Thuỷ Tinh, Hoả Tinh.

    C. Kim Tinh, Thuỷ Tinh, Hoả Tinh, Trái Đất.

    D. Kim Tinh, Thuỷ Tinh, Trái Đất, Hoả Tinh.

    Lời giải

    Đáp án A.

    SGK/116, lịch sử và địa lí 6.

Bài viết liên quan

576
  Tải tài liệu