Quảng cáo
3 câu trả lời 51
Trong xã hội hiện đại ngày nay, khi mà nhiều giá trị vật chất được đặt lên hàng đầu, thì vấn đề rèn luyện phẩm chất đạo đức càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Phẩm chất đạo đức không chỉ giúp con người có một cuộc sống bình yên, hạnh phúc mà còn đóng vai trò quyết định trong việc xây dựng một xã hội tốt đẹp. Vì vậy, mỗi người trong chúng ta cần phải nhận thức rõ vai trò của phẩm chất đạo đức và tích cực rèn luyện để hoàn thiện bản thân.
Thứ nhất, phẩm chất đạo đức giúp con người trở thành người có ích cho xã hội. Khi có một nhân cách tốt, con người sẽ biết cách cư xử hòa nhã, lịch sự với mọi người, tôn trọng những giá trị chung của cộng đồng. Những phẩm chất như trung thực, khiêm tốn, lòng kiên trì và ý chí mạnh mẽ sẽ giúp mỗi cá nhân vượt qua khó khăn, thử thách trong cuộc sống, đồng thời sống hòa hợp và đóng góp tích cực vào sự phát triển của xã hội. Một xã hội có nhiều người có đạo đức tốt sẽ giảm bớt các tệ nạn, bất công và tạo ra môi trường sống lành mạnh cho tất cả mọi người.
Thứ hai, phẩm chất đạo đức góp phần nâng cao giá trị bản thân. Người có phẩm chất đạo đức tốt không chỉ được xã hội yêu quý, tôn trọng mà còn tự hào về bản thân. Đạo đức là thước đo giá trị của mỗi con người, giúp họ có thể tự tin đối mặt với mọi tình huống trong cuộc sống mà không lo sợ bị lừa dối hay bị lợi dụng. Những người có phẩm chất đạo đức luôn là hình mẫu cho người khác noi theo và có sức ảnh hưởng lớn trong cộng đồng. Đặc biệt trong công việc, việc xây dựng lòng tin với đồng nghiệp và cấp trên là điều cực kỳ quan trọng và có ảnh hưởng lâu dài đến sự nghiệp của mỗi người.
Thứ ba, phẩm chất đạo đức giúp con người có mối quan hệ tốt đẹp. Trong xã hội, mối quan hệ giữa con người với con người đóng vai trò rất lớn trong mọi lĩnh vực của cuộc sống. Một người có phẩm chất đạo đức tốt sẽ dễ dàng xây dựng được các mối quan hệ bền vững, lành mạnh. Họ biết cách đối xử với người khác một cách tôn trọng, biết lắng nghe và chia sẻ, từ đó tạo ra sự gắn kết và hợp tác trong công việc cũng như trong các mối quan hệ cá nhân. Những phẩm chất như lòng nhân ái, sự thấu hiểu và chia sẻ sẽ giúp con người tạo dựng được niềm tin và sự gắn bó trong cộng đồng.
Cuối cùng, phẩm chất đạo đức là nền tảng để xây dựng xã hội văn minh, tiến bộ. Một xã hội được xây dựng trên nền tảng đạo đức vững chắc sẽ tạo ra môi trường sống lành mạnh, giúp các thế hệ sau có thể phát triển toàn diện cả về thể chất lẫn tinh thần. Trong xã hội hiện đại, việc sống có trách nhiệm với bản thân và với cộng đồng là một điều vô cùng quan trọng. Phẩm chất đạo đức sẽ tạo nên một xã hội công bằng, văn minh và phát triển bền vững.
Kết luận: Việc rèn luyện phẩm chất đạo đức không phải là một công việc dễ dàng, nhưng nó là điều cần thiết và quan trọng đối với mỗi con người. Đạo đức không chỉ giúp mỗi người trở thành một cá nhân tốt, có ích cho xã hội, mà còn giúp xã hội phát triển một cách bền vững, tạo dựng những mối quan hệ tốt đẹp giữa các cá nhân trong cộng đồng. Vì vậy, mỗi người cần tích cực rèn luyện phẩm chất đạo đức, từ đó góp phần xây dựng một xã hội văn minh, công bằng và tiến bộ.
Mỗi chúng ta khi sinh ra đời chúng ta không thể tự lựa chọn cha mẹ hay số phận cho chính mình được. Tạo hóa cho mỗi con người một số phận khác nhau. Có những người vừa sinh ra đã gặp nhiều may mắn hạnh phúc có ba mẹ yêu thương, sinh ra trong một gia đình giàu có sung túc. Ngược lại có những người vừa sinh ra đã thiệt thòi bởi hoàn cảnh của gia đình khó khăn, hoặc bị ba mẹ bỏ rơi không cha không mẹ, có những người sinh ra đã không được khỏe mạnh bằng chúng bạn của mình, thiệt thòi hơn các bạn rất nhiều. Nhưng dù trong hoàn cảnh nào thì những con người chúng ta đều cố gắng vươn lên trong cuộc sống. Có những người dù bị thiệt thòi trong cuộc sống nhưng họ không vì thế mà buông xuôi cuộc đời mình mà luôn cố gắng vươn lên trong cuộc sống để không thua kém bạn bè. Những con người đó thật sự là tấm gương sáng để cho chúng ta noi theo, thái độ sống tích cực của họ.
Trong xã hội của chúng ta còn nhiều con người chịu nhiều thiệt thòi đó họ không đầu hàng số phận không chấp nhận mình sẽ là gánh nặng của gia đình và xã hội họ cố gắng vươn lên trong cuộc sống của chính mình quả là một điều thật sự đáng ngưỡng mộ. Như thầy giáo Nguyễn Ngọc Kí một con người đã chịu rất nhiều trong cuộc sống khi sinh ra đã bị liệt hai tay. Nhưng bằng nghị lực phi thường của mình thầy đã cố gắng học viết chữ bằng chân. Những ngày đầu tập viết những nét chữ viết bằng tay còn khó khăn thì những nét chữ bằng chân vô cùng khó. Nhưng thầy Nguyễn Ngọc Kí vẫn kiên nhẫn tập viết mỗi ngày để rồi thầy có thể theo đuổi sự nghiệp học hành của mình. Rồi thầy Nguyễn Ngọc Kí đã thi đỗ đại học rồi trở thành một thầy giáo. Một thầy giáo dạy giỏi viết chữ bằng chân. Đó chính là một nỗ lực phi thường của mỗi con người.
Những con người thiệt thòi, khi họ sinh ra đã không được lành lặn nhưng chính nhờ ý chí, nghị lực sống phi thường của mình mà họ đã vươn lên trở thành những con người thành đạt không hề thua kém những người lành lặn. Thậm chí, nhiều bạn trẻ khỏe mạnh lành lặn nhưng sự nỗ lực trong cuộc sống lại không. Họ để cho những thói hư tật xấu trong cuộc sống cám dỗ mình rồi trở thành những kẻ tội phạm gây ra những tội ác ghê rợn. Những bạn trẻ này thật sự là gánh nặng của xã hội, họ thật sự không biết tận dụng những lợi thế mà cuộc sống, tạo hóa đã ban tặng cho mình sống hoài sống phí tuổi trẻ tương lai của mình. Trong khi đó nhiều người vừa sinh ra do những ảnh hưởng của chất độc màu da cam, hoặc do tạo hóa nên khi vừa chào đời họ đã thiệt thòi, nhưng họ vẫn luôn sống có ích, có ước mơ hoài bão của mình.
Cái đáng quý nhất của mỗi con người này chính là nghị lực sống kiên cường, phi thường của họ. Dù cuộc sống có nhiều khắc nghiệt nhưng họ vẫn vươn lên trong cuộc sống với những ước mơ, hoài bão vô cùng lớn lao. Những con người này thường phải nỗ lực gấp hai, ba lần thậm chí mười lần so với người khỏe mạnh bình thường nhưng họ lại tạo ra những kỳ tích mà người khỏe mạnh bình thường cũng không làm được. Dù tạo hóa không công bằng với họ nhưng họ không trông chờ vào lòng từ bi, thương hại của người khác mà luôn chủ động trong cuộc sống của mình. Thậm chí họ còn tạo nên nhiều thành công khiến cho người khác phải nể phục. Họ sinh ra có thể thiếu đi một bộ phận nào đó trên cơ thể nhưng bằng bàn tay khối óc của mình họ đã kiên cường vươn lên trong cuộc sống. Họ quyết khẳng định vị trí của mình không làm gánh nặng cho gia đình và xã hội.
Chính trái tim khối óc, ý chí của con người đã chiến thắng mọi thứ trong cuộc sống. Những con người có nghị lực sống thì không có khó khăn nào có thể làm họ gục ngã.
"Chỉ cần có ước mơ đủ lớn, ý chí sẽ đưa bạn đến thành công". Quả đúng là như vậy, khi bạn dám ước mơ, dám đặt ra mục tiêu lý tưởng cho mình thì chắc chắn ý chí sẽ là liều thuốc tiếp thêm sức mạnh để bạn chạm tay tới cánh cửa thành công. Sau khi học xong hai văn bản "Hê-ra-clét đi tìm táo vàng" và "Chiến thắng Mtao Mxây" đã cho ta thấy rằng sức mạnh ý chí đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với mỗi con người.
Ý chí không phải từ khi sinh ra chúng ta đã sở hữu nó mà ý chí được sinh ra trong quá trình chúng ta rèn luyện bản thân. Ý chí là nghị lực vươn lên trong cuộc sống, khi gặp khó khăn cũng không lùi bước, quyết tâm vượt qua mọi khó khăn để hoàn thành mục tiêu. Sức mạnh ý chí sẽ giúp cho con người vượt qua khó khăn một cách dễ dàng hơn và nhận được sự kính phục từ mọi người.
Người có sức mạnh ý chí là người luôn lạc quan trong cuộc sống, khi gặp khó khăn họ sẽ tìm cách để vượt qua chứ không chịu đầu hàng. Dẫu biết trên đời này không có ai là hoàn hảo nhưng chúng ta đều có thể cố gắng, trau dồi tri thức, làm đẹp cho bản thân để trở thành một phiên bản tốt nhất. Trong văn học, ta bắt gặp một Hê-ra-clét là người người phàm nhưng lại mang ý chí, sức mạnh phi thường. Sức mạnh ý chí chính là động lực giúp Hê-ra-clét chiến thắng các vị thần trong các cuộc giao đấu, vượt qua mọi khó khăn, thử thách để đem táo vàng về cho nhà vua. Bên cạnh đó, nhân vật Đăm Săn trong "Chiến thắng Mtao Mxây" cũng là người anh hùng mà chúng ta đáng ngưỡng mộ. Đăm Săn đã chiến đấu oanh liệt để cứu vợ khi bị Mtao Mxây bắt vợ và trở thành tù trưởng đáng kính của buôn làng. Không chỉ trong văn học, ở cuộc sống đời thường ta vẫn luôn bắt gặp những tấm gương có ý chí, nghị lực phi thường. Chắc hẳn mỗi chúng ta đều nhớ câu chuyện về người thầy Nguyễn Ngọc Ký. Thầy Nguyễn Ngọc Ký bị bại liệt cả hai tay nhưng bằng một sức mạnh phi thường thầy đã học viết bằng chân và trở thành một người thầy giáo đáng kính. Có lẽ, những khiếm khuyết trên cơ thể cũng không thể làm khó được thầy bởi thầy luôn nuôi trong mình một ngọn lửa tràn đầy nhiệt huyết, một ngọn lửa của ý chí vững vàng. Bởi vậy, sức mạnh ý chí có vai trò vô cùng to lớn và quan trọng trong việc khẳng định bản thân và sự thành công của mỗi người. Sức mạnh ý chí giúp con người sống có mục tiêu, hành động rõ ràng và luôn luôn biết cố gắng để đạt được mục tiêu. Sức mạnh ý chí còn giúp cho con người đứng vững trước những phong ba, bão táp của cuộc đời.
Bên cạnh những tấm gương về sức mạnh ý chí thì vẫn còn tồn tại một bộ phận nhỏ những người không nhận ra tầm quan trọng của sức mạnh ý chí. Thật đáng phê phán những người hèn nhát, dám nghĩ nhưng không dám làm, những người không có ý chí, nghị lực, thấy khó khăn đã vội nản chí, có lối sống ích kỉ và chỉ biết dựa dẫm vào người khác để đạt được mong muốn.
Để cho cuộc sống của chúng ta tươi đẹp hơn và để cho mỗi ngày trôi qua là một ngày ý nghĩa thì mỗi chúng ta cần trau dồi, rèn luyện bản thân để không bị gục ngã khi gặp khó khăn, thất bại. Bên cạnh đó, chúng ta cần chọn cho mình một thái độ sống tích cực, biết vươn lên để khẳng định chính mình.
Sức mạnh ý chí đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với sự thành công của mỗi người. Dù bất cứ trong hoàn cảnh nào, khi bạn vấp ngã hay gặp khó khăn thì sức mạnh ý chí sẽ là nút gỡ giúp bạn vượt qua mọi trở ngại. Do vậy, bạn hãy tự tin khẳng định chính mình và bước ra khỏi "vùng an toàn" của mình để đem lại những năng lượng tích cực cho chính mình và mọi người xung quanh.
Quảng cáo
Câu hỏi hot cùng chủ đề
-
5 50328
-
Hỏi từ APP VIETJACK5 40691
-
Hỏi từ APP VIETJACK4 37476
-
Hỏi từ APP VIETJACK6 31923