Trắc nghiệm Sinh học 12 Ôn tập chương 6 có đáp án năm 2021

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Sinh Học lớp 12 Ôn tập chương 6: Bằng chứng và cơ chế tiến hóa có đáp án, chọn lọc năm 2021 – 2022 mới nhất gồm các câu hỏi trắc nghiệm đầy đủ các mức độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng, vận dung cao. Hy vọng với tài liệu trắc nghiệm Sinh Học lớp 12 sẽ giúp học sinh củng cố kiến thức, ôn tập và đạt điểm cao trong các bài thi trắc nghiệm môn Sinh Học 12.

541
  Tải tài liệu

Ôn tập chương 6 Bằng chứng và cơ chế tiến hóa

Câu 1: Ở một loài sâu, người ta thấy gen R là gen kháng thuốc, r mẫn cảm với thuốc. Một quần thể sâu có thành phẩn kiểu gen 0,3RR: 0,4 Rr : 0,3rr. Sau một thời gian dùng thuốc, thành phần kiểu gen của quần thể là 0,5RR : 0,4Rr : 0,1rr. Kết luận nào sau đây là đúng? 
(1) Thành phần kiểu gen của quần thể sâu không bị tác động của chọn lọc tự nhiên. 
(2) Chọn lọc tự nhiên là nhân tố qui định chiều hướng biến đổi thành phần kiểu gen của quần thể theo hướng tăng dần tần số alen có lợi, giảm dần tần số alen bất lợi. 
(3) Sau thời gian xử lí thuốc, tần số alen kháng thuốc R tăng lên 10% 
(4) Tần số alen mẫn cảm với thuốc giảm so với ban đầu là 20%. 
Số phương án đúng là:
A.   1

B.   2

C.   3

D.   4

Đáp án:

Ta thấy

Quần thể ban đầu: 0,3RR: 0,4 Rr : 0,3rr

Sau phun thuốc: 0,5RR : 0,4Rr : 0,1rr.

1. Thành phần kiểu gen trong quần thể bị biến đổi bới chọn lọc tự nhiên → 1 sai
2. Thành phần kiểu gen tăng dần kiểu hình trội R- và giảm rr → tăng R và giảm r → 2 đúng
3. Tần số alen trong quần thể tăng lên 0,5 + 0,2 – (0,3 + 0,2) = 0,2 → 3 sai
4. R tăng 0,2 và a giảm 0,2 → 4 đúng

Đáp án cần chọn là: B

Hỏi đáp VietJack

Câu 2: Phân tích trình tự các băng (ký hiệu từ 1 đến 10) trên một NST của 6 quần thể ruồi giấm thuộc 6 vùng địa lý khác nhau, người ta thu được kết quả sau: 
a. 12345678.       b. 12263478.      c. 15432678. 
d. 14322678.       e. 16223478.      f. 154322678. 
Giả sử quần thể a là quần thể gốc, do đột biến cấu trúc NST làm phát sinh những quần thể tiếp theo. 
Trình tự xuất hiện các quần thể là:
A.   a→c→f→e→b→d.    

B.   a→b→c→d→e→f.      

C.   a→c→f→d→e→b.      

D.   a→c→d→e→b→f.

Đáp án:

Trình tự đúng là: a→c→f→d→e→b.

Hỏi đáp VietJack

Đáp án cần chọn là: C

Câu 3: Hình thành loài khác khu vực địa lí dễ xảy ra hơn so với hình thành loài cùng khu vực đia lí. Giải thích nào sau dây hợp lí nhất?
A.   Trong tự nhiên sự có chia li địa lí giữa các quần thể dễ xảy ra do xuất hiện các trở ngại địa lí hoặc do sinh vật phát tán, di cư.

B.   Hình thành loài bằng con đường địa lí thường trải qua các dạng trung gian, từ một dạng trung gian có thể hình thành nên các loài mới.

C.   Hình thành loài bằng con đường địa lí có thể xảy ra trên đất liền và các quần đảo.

D.   Cách li địa lí làm giảm đáng kể dòng gen giữa các quần thể. Trong khi đó dòng gen dễ xảy ra đối với các quần thể trong cùng một khu vực địa lí.

Đáp án:

Hình thành loài khác khu vực địa lí dễ xảy ra hơn so với hình thành loài cùng khu vực đia lí vì: trong tự nhiên sự chia li địa lí giữa các quần thể dễ xảy ra do xuất hiện các trở ngại địa lí hoặc do sinh vật phát tán, di cư nên các sinh vật nên làm cho các cá thể trong quần thể khác nhau có sự cách li sinh sản với nhau.

Ở các loài cùng sinh sản trong một khu vực địa lí thì khó có sự cách li về mặt sinh sản.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 4: Khi nói về nguồn nguyên liệu của tiến hoá, phát biểu nào sau đây không đúng?
A.   Tiến hoá sẽ không xảy ra nếu quần thể không có các biến dị di truyền.

B.   Đột biến gen là nguyên liệu sơ cấp chủ yếu của quá trình tiến hoá.

C.   Nguồn biến dị của quần thể có thể được bổ sung bởi sự nhập cư.

D.   Mọi biến dị trong quần thể đều là nguyên liệu của quá trình tiến hoá.

Đáp án:

Biến dị trong quần thể gồm có thường biến,biến dị di truyền (biến dị tổ hợp và đột biến). Thường biến không tạo nguyên liệu cho tiến hóa, chỉ các biến dị di truyền mới là nguyên liệu tiến hóa.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 5: Điều nào sau đây đúng khi nói về bằng chứng tiến hóa
A.   Sự giống nhau về cấu tạo đại thể các cơ quan tương đồng ở các loài khác nhau là do các loài đều được chọn lọc tự nhiên tác động theo cùng một hướng.

B.   Cơ quan tương đồng thể hiện sự tiến hóa phân li, cơ quan thoái hóa thể hiện sự tiến hóa đồng quy.

C.   Các loài có quan hệ họ hàng càng gần nhau thì trình tự, tỉ lệ các axit amin và các nuclêôtit càng giống nhau và ngược lại.

D.   Khi so sánh cấu tạo hình thái giữa các loài sinh vật ta thấy chúng có những đặc điểm tương tự nhau cho phép ta kết luận về nguồn gốc chung của chúng

Đáp án:

Phát biểu đúng là C

Ý A sai vì: chúng có nguồn gốc giống nhau nên có sự tương đồng về cấu tạo, hình thái.

Ý B sai vì cơ quan thoái hóa không thể hiện tiến hóa phân ly, cơ quan tương đồng thể hiện tiến hóa phân ly.

Ý D sai vì: không thể kết luận nguồn gốc các loài đó dựa vào đặc điểm ngoại hình

Đáp án cần chọn là: C

Câu 6: Đặc điểm nào sau đây là đặc điểm chung cho tất cả các nhân tố tiến hóa?
A.   Làm xuất hiện các alen mới cung cấp nguyên liệu cho quá trình chọn lọc.

B.   Làm thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể.

C.   Làm thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể

D.   Làm tăng tính đa dạng và phong phú về vốn gen của quần thể.

Đáp án:

Đặc điểm chúng của các nhân tố tiến hóa là làm thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể

Đáp án cần chọn là: B

Câu 7: Cho các nhân tố sau: 
(1) Chọn lọc tự nhiên     
 (2) Cách ly      
(3) Giao phối không ngẫu nhiên   
(4) Các yếu tố ngẫu nhiên  
(5) Đột biến          
(6) Di nhập gen 
Các nhân tố tiến hóa có thể làm nghèo vốn gen của quần thể là:
A.   (1); (3); (4); (6)

B.   (3); (4); (2); (6)

C.   (2); (3); (4); (5)

D.   (1); (3); (4); (5)

Đáp án:

Các nhân tố làm nghèo vốn gen của quần thể là: (1),(3),(4),(6).

Đột biến làm phong phú thêm vốn gen của quần thể.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 8: Quần thể giao phối được xem là đơn vị sinh sản, đơn vị tồn tại của loài trong thiên nhiên vì
A.   có sự giao phối ngẫu nhiên giữa các cá thể trong quần thể

B.   không có sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các cá thể về mặt  sinh sản.

C.   sự giao phối trong nội bộ quần thể xảy ra không thường xuyên.

D.   không có sự cách li trong giao phối giữa các cá thể thuộc quần thể khác trong cùng một loài

Đáp án:

Quần thể giao phối được xem 1 đơn vị sinh sản là quần thể có sự giao phối ngẫu nhiên giữa các cá thể trong quần thể.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 9: Khi nói về chọn lọc tự nhiên (CLTN), có bao nhiêu kết luận đúng? 
(1) CLTN không tạo ra kiểu gen thích nghi, nó chỉ đào thải các kiểu gen quy định kiểu hình kém thích nghi. 
(2) CLTN tác động đào thải alen trội sẽ làm thay đổi thành phần kiểu gen nhanh hơn với đào thải alen lặn 
(3) Các cá thể cùng loài, sống trong một khu vực địa lí luôn được CLTN tích lũy theo biến dị theo một hướng 
(4) CLTN tác động lên quần thể vi khuẩn làm thay đổi tần số alen nhanh hơn so với tác động lên quần thể động vật bậc cao. 
(5) CLTN tác động trực tiếp lên alen, nó loại bỏ tất cả các alen có hại ra khởi quần thể.
A.   2

B.   1

C.   4

D.   3

Đáp án:

Các phát biểu đúng: (1), (2), (4).

Đáp án cần chọn là: D

Câu 10: Phát biểu không đúng về các nhân tố tiến hóa theo thuyết tiến hóa tổng hợp là:
A.   Đột biến và giao phối ngẫu nhiên tạo nguồn nguyên liệu cho quá trình tiến hóa.

B.   Đột biến luôn làm phát sinh các biến dị có lợi từ đó cung cấp nguyên liệu cho chọn lọc.

C.   Yếu tố ngẫu nhiên có thể loại bỏ alen có lợi ra khỏi quần thể.

D.   Chọn lọc tự nhiên là nhân tố tiến hoá có hướng

Đáp án:

Phát biểu không đúng là B

Đột biến chỉ là phát sinh các biến dị di truyền, làm nguyên liệu cho quá trình tiến hóa

Biến dị đó có lợi, có hại hay trung tính, để xét điều đó thì phải xét nó trong 1 tổ hợp gen và đặt trong 1 môi trường xác định

Đáp án cần chọn là: B
Câu 11: Khi nói về quá trình hình thành loài mới, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? 
(1)     Trong cùng một khu vực địa lí luôn có sự hình thành loài mới bằng cách li đia lí. 
(2)     Sự hình thành loài mới bằng lai xa và đa bội hóa không liên quan đến chọn lọc tự nhiên. 
(3)     Quá trình hình thành quần thể thích nghi luôn gắn liền với sự hình thành loài mới. 
(4)     Trong quá trình hình thành loài bằng con đường sinh thái không cần đến sự cách li địa lí.
A.   2

B.   1

C.   3

D.   4

Đáp án:

Các phát biểu đúng là: (2), (4)

Ý (1) sai vì trong cùng 1 khu vực địa lý có sự hình thành loài mới bằng cách ly sinh thái, cách ly tập tính.

Ý (3) sai vì khi quần thể mới cách ly sinh sản với quần thể cũ mới hình thành loài mới.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 12: Hình thành loài bằng phương thức nào xảy ra nhanh nhất:
A.   Lai xa và đa bội hóa

B.   Cách li địa lí

C.   Cách li tập tính

D.   Cách li sinh thái

Đáp án:

Quá trình hình thành loài thông qua con đường cách li địa lý, cách li tập tính, cách li sinh thái thường trải qua nhiều giai đoạn trung gian nên xảy ra rất chậm

Quá trình hình thành loài theo con đường lai xa và đa bội hóa diễn ra nhanh nhất vì nó trực tiếp làm biến đổi vật chất di truyền của cá thể một cách nhanh chóng

Đáp án cần chọn là: A

Câu 13: Thuyết tiến hóa hiện đại đã phát triển quan niệm về chọn lọc tự nhiên của Đacuyn ở những điểm nào sau đây? 
(1)   Chọn lọc tự nhiên không chỉ tác động đến từng cá thể riêng lẻ mà mà tác động tới cả quần thể. 
(2)   Chọn lọc tự nhiên dựa trên cơ sở tính biến dị và di truyền của sinh vật. 
(3)   Chọn lọc tự nhiên không tác động tới từng gen mà tác động lên toàn vốn gen của quần thể. 
(4)   Chọn lọc tự nhiên là nhân tố định hướng cho quá trình tiến hóa.
A.   2,3

B.   1,3,4

C.   1,2,3,4

D.   1,2,4

Đáp án:

Thuyết tiến hóa hiện đại đã phát triển quan niệm về chọn lọc tự nhiên của Đacuyn ở các điểm (1),(2),(4)

Đáp án cần chọn là: D

Câu 14: Tần số alen a của quần thể X đang là 0,5 qua vài thế hệ giảm bằng 0 nguyên nhân chính có lẽ là do:
A.   Kích thước quần thể đã bị giảm mạnh

B.   Môi trường thay đổi chống lại alen a

C.   Đột biến gen A thành gen a

D.   Có quá nhiều cá thể của quần thể đã di cư đi nơi khác.

Đáp án:

Nguyên nhân có thể là do kích thước quần thể bị giảm mạnh

B sai vì alen a là alen lặn, môi trường thay đổi chống lại alen a chính là CLTN loại bỏ alen a và không thể loại bỏ hoàn toàn alen lặn ra khỏi quần thể được vì nó vẫn tồn tại ở 1 tỉ lệ rất nhỏ ở dạng dị hợp tử

C sai vì đột biến biến đổi gen A => a thì làm tăng tần số alen a trong quần thể ( vô lí) 

D sai vì các cá thể di cư thì thành phần kiểu gen thay đổi, không thể chắc chắn được rằng những cá thể còn lại không mang alen a

Đáp án A là đúng nhất vì kích thước quần thể giảm mạnh do nhiều nguyên nhân (yếu tố ngẫu nhiên, sự di cư ồ ạt…) điều này có khả năng đem tần số alen a giảm xuống bằng 0

Đáp án cần chọn là: A

Câu 15: Khi nói về các bằng chứng tiến hóa xét các phát biểu sau: 
(1) Bằng chứng cho thấy sự tiến hóa của các loài trong sinh giới theo hình thức phân li là cơ quan tương đồng  
(2) Bằng chứng nói lên mối quan hệ về nguồn gốc chung giữa các loài là giải phẫu học so sánh, địa lí sinh học, tế bào học, sinh học phân tử. 
(3) Mã di truyền có tính thoái hóa là một bằng chứng về nguồn gốc thống nhất giữa các loài 
(4) Hóa thạch là một trong các bằng chứng tiến hóa của sinh vật qua các thời gian địa chất 
Số phát biểu đúng là:
A.   1

B.   2

C.   3

D.   4

Đáp án:

Các phát biểu đúng là (1) (2) (4)

Câu (3) sai. Tính thoái hóa của mã di truyền không được xét làm bằng chứng

Đáp án cần chọn là: C

Bài viết liên quan

541
  Tải tài liệu