Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 8 có đáp án năm 2021
Bộ câu hỏi trắc nghiệm Sinh Học lớp 12 Bài 8 Quy luật menden – Quy luật phân li có đáp án, chọn lọc năm 2021 – 2022 mới nhất gồm các câu hỏi trắc nghiệm đầy đủ các mức độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng, vận dung cao. Hy vọng với tài liệu trắc nghiệm Sinh Học lớp 12 sẽ giúp học sinh củng cố kiến thức, ôn tập và đạt điểm cao trong các bài thi trắc nghiệm môn Sinh Học 12.
Bài 8 Quy luật menden – Quy luật phân li
A/ BÀI TẬP CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN TRONG DI TRUYỀN
Câu 1: Tính trạng trội là?
A. Các tính trạng cùng một loại nhưng biểu hiện trái ngược nhau.
B. Tính trạng biểu hiện khi có kiểu gen ở dạng đồng hợp tử trội hoặc dị hợp tử.
C. Tính trạng xuất hiện khi kiểu gen ở trạng thái đồng hợp lặn.
D. Tính trạng do một cặp alen quy định.
Đáp án:
Tính trạng trội là các tính trạng biểu hiện khi có kiểu gen ở dạng đồng hợp tử trội hoặc dị hợp tử.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 2: Trội hoàn toàn là trường hợp nào sau đây?
A. F1 đồng tính còn F2 phân li 3 : 1.
B. Gen quy định tính trạng trội hoàn toàn lấn át alen lặn cùng cặp để biểu hiện tính trạng trội.
C. Thế hệ lai chỉ xuất hiện 1 tính trạng trội.
A. D.Tính trạng trội được biểu hiện ở kiểu gen dị hợp.
Đáp án:
Trội hoàn toàn là trường hợp gen quy định tính trạng trội hoàn toàn lấn át alen lặn cùng cặp để biểu hiện tính trạng trội.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 3: Tính trạng là gì?
A. Những biểu hiện của kiểu gen thành kiểu hình.
B. Các đặc điểm bên trong cơ thể sinh vật.
C. Kiếu hình bên ngoài cơ thể sinh vật.
D. Những đặc điểm về hình thái, cấu tạo, sinh lý, sinh hóa, di truyền... bên ngoài, bên trong cơ thể, mà nhờ đó sinh vật phân biệt giữa cá thể này với cá thể khác.
Đáp án:
Tính trạng là những đặc điểm về hình thái, cấu tạo, sinh lý, sinh hóa, di truyền... bên ngoài, bên trong cơ thể, mà nhờ đó sinh vật phân biệt giữa cá thể này với cá thể khác.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 4: Tính trạng là gì?
A. Những đặc điểm về hình thái, cấu tạo, sinh lý, sinh hóa, di truyền...
B. Các đặc điểm bên ngoài, bên trong cơ thể sinh vật.
C. Nhờ đó sinh vật phân biệt giữa cá thể này với cá thể khác.
D. Cả A, B, C.
Đáp án:
Tính trạng là những đặc điểm về hình thái, cấu tạo, sinh lý, sinh hóa, di truyền... bên ngoài, bên trong cơ thể, mà nhờ đó sinh vật phân biệt giữa cá thể này với cá thể khác.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 5: Thế nào là tính trạng tương phản?
A. Các tính trạng cùng một loại nhưng biểu hiện trái ngược nhau
B. Những tính trạng số lượng và tính trạng chất lượng
C. Các tính trạng khác nhau.
D. Tính trạng do một cặp alen quy định.
Đáp án:
Tính trạng tương phản các tính trạng cùng một loại nhưng biểu hiện trái ngược nhau
Đáp án cần chọn là: A
Câu 6: Kí hiệu P trong phép lai là gì?
A. Bố
B. Mẹ
C. Bố mẹ
D. Con lai
Đáp án:
P là kí hiệu của cặp bố mẹ trong phép lai
Đáp án cần chọn là: C
Câu 7: Kí hiệu F1 trong phép lai là gì?
A. Bố
B. Mẹ
C. Bố mẹ
D. Con lai
Đáp án:
F1 là kí hiệu của con lai thế hệ 1 trong phép lai
Đáp án cần chọn là: D
Câu 8: Trội không hoàn toàn là trường hợp:
A. Gen quy định tính trạng trội không hoàn toàn lấn át alen 1 lặn cùng cặp biểu hiện tính trạng trung gian giữa trội và lặn
B. Thế hệ lai đồng loạt xuất hiện tính trạng trung gian,
C. Tính trạng trung gian được biểu hiện ở kiểu gen dị hợp.
D. F1 đồng tính trung gian còn F2 phân li 1 : 2 : 1.
Đáp án:
Trội không hoàn toàn là trường hợp gen quy định tính trạng trội không hoàn toàn lấn át alen 1 lặn cùng cặp biểu hiện tính trạng trung gian giữa trội và lặn
Đáp án cần chọn là: A
Câu 9: Tính trạng trung gian là:
A. Tính trạng được biểu hiện trung bình cộng giữa tính trạng trội và tính trạng lặn.
B. Tính trạng luôn luôn biểu hiện ở F1.
C. Tính trạng xuất hiện F2 với tỉ lệ 1/2.
D. Tính trạng được biểu hiện ở cá thể dị hợp do gen trội lấ át không hoàn toàn alen lặn cùng cặp.
Đáp án:
Tính trạng trung gian là tính trạng được biểu hiện ở cá thể dị hợp do gen trội lấ át không hoàn toàn alen lặn cùng cặp
Đáp án cần chọn là: D
Câu 10: Kiểu gen nào sau đây được xem là thể dị hợp?
A. AaBbDd
B. AaBbdd
C. AabbDd
D. Cả ba kiểu gen trên
Đáp án:
Kiểu gen có 1 cặp gen dị hợp cũng được coi là thể dị hợp.
Cả A, B, C đều là thể dị hợp.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 11: Dòng thuần là:
A. Dòng mang tất cả các tính trạng trội.
B. Dòng đồng hợp về kiểu gen và cùng biểu hiện 1 kiểu hình,
C. Dòng mang các cặp gen đồng hợp trội.
D. Dòng mang các cặp gen đồng hợp lặn.
Đáp án:
Dòng thuần là dòng đồng hợp về kiểu gen và cùng biểu hiện 1 kiểu hình,
Đáp án cần chọn là: B
Câu 12: Kiểu gen là gì?
A. Tập hợp cả các gen trong giao tử đực và giao tử cái.
B. Tổ hợp các gen nằm trên NST thường.
C. Tổ hợp toàn bộ các gen trong tế bào cơ thể sinh vật
D. Tập hợp tất cả các gen trong nhân tế bào.
Đáp án:
Kiểu gen là tổ hợp toàn bộ các gen trong tế bào cơ thể sinh vật
Đáp án cần chọn là: C
Câu 13: Kiểu gen là:
A. Tập hợp các gen trội
B. Tổ hợp toàn bộ các gen trong tế bào cơ thể sinh vật
C. Tổ hợp các gen của tất cả các cá thể
D. Tập hợp tất cả các gen trong nhân tế bào.
Đáp án:
Kiểu gen là tổ hợp toàn bộ các gen trong tế bào cơ thể sinh vật
Đáp án cần chọn là: B
Câu 14: Cho các kiểu gen sau đây, cá thể dị hợp gồm các cá thể nào?
1. aaBB 4. AABB
2. AaBb 5. aaBb
3. Aabb 6. Bb
A. 2, 3, 5 và 6
B. 2 và 6
C. 5 và 6
D. 6.
Đáp án:
Các cá thể dị hợp gồm 2, 3, 5 và 6
Đáp án cần chọn là: A
Câu 15: Kiểu gen nào sau đây được xem là thể đồng hợp?
A. AABBDd
B. AaBBDd
C. aabbDD
D. aaBbDd
Đáp án:
Kiểu gen nào sau đây được xem là thể đồng hợp là aabbDD, tất cả các cặp gen đều đồng hợp
Đáp án cần chọn là: C
Câu 16: Cho các kiểu gen sau đây: Cá thể đồng hợp gồm các cá thế nào?
1. aaBB 4. AABB
2. AaBb 5. aaBb
3. Aabb 6. Bb
A. 6
B. 4
C. 1
D. 1 và 4
Đáp án:
Cá thể đồng hợp gồm 1 và 4
Đáp án cần chọn là: D
Câu 17: Dòng thuần chủng là dòng có
A. Kiểu hình ở thế hệ con hoàn toàn giống bố mẹ.
B. Đặc tính di truyền đồng nhất nhưng không ổn định qua các thế hệ.
C. Đặc tính di truyền đồng nhất và ổn định qua các thế hệ.
D. Kiểu hình ở thế hệ sau hoàn toàn giống bố hoặc giống mẹ.
Đáp án:
Dòng thuần: đặc điểm di truyền đồng nhất (kiểu gen và kiều hình) thế hệ sau không phân li kiểu hình
Đáp án cần chọn là: C
Câu 18: Cơ thể có kiểu gen nào sau đây được gọi là thể đồng hợp tử về cả hai cặp gen đang xét?
A. Aabb.
B. AABb.
C. AaBb.
D. aaBB.
Đáp án:
Cơ thể có kiểu gen aaBB là thể đồng hợp tử về cả hai cặp gen đang xét.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 19: Cơ thể có kiểu gen nào sau đây là cơ thể dị hợp tử về hai cặp gen đang xét?
A. aabbDb
B. AaBbdd
C. aabbdd
D. AaBbDd
Đáp án:
A - dị hợp 1 cặp (Dd);
C - đồng hợp lặn;
D – dị hợp 3 cặp AaBbDd
B – dị hợp 2 cặp (Aa và Bb)
Đáp án cần chọn là: B
Câu 20: Về khái niệm, kiểu hình là
A. Do kiểu gen qui định, không chịu ảnh hưởng của các yếu tố khác.
B. Sự biểu hiện ra bên ngoài của kiểu gen.
C. Tổ hợp toàn bộ các tính trạng và đặc tính của cơ thể.
D. Kết quả của sự tác động qua lại giữa kiểu gen và môi trường.
Đáp án:
Kiểu hình là tổ hợp toàn bộ các tính trạng và đặc tính của cơ thể
Đáp án cần chọn là: C
Câu 21: Phép lai thuận nghịch là
A. phép lai theo 2 hướng, hướng này lấy dạng thứ nhất làm bố, thì hướng kia lấy chính dạng đó làm mẹ
B. phép lai trở lại của con lai có kiểu hình trội với cá thể có kiểu hình lặn để xác định kiểu gen của cá thể trội
C. phép lai trở lại của con lai có kiểu hình lặn với cá thể có kiểu hình trội để xác định kiểu gen của cá thể trội
D. phép lai giữa các cá thể F1 với nhau để xác định sự phân li của các tính trạng
Đáp án:
Phép lai thuận nghịch là phép lai có sự đảo chỗ vai trò của bố mẹ. Tức là phép lai theo 2 hướng, hướng này lấy dạng thứ nhất làm bố, thì hướng kia lấy chính dạng đó làm mẹ
Đáp án cần chọn là: A
Câu 22: Cặp alen là
A. Hai alen giống nhau thuộc cùng một gen trên cặp nhiễm sắc thể tương đồng ở sinh vật lưỡng bội.
B. Hai alen giống nhau hay khác nhau thuộc cùng một gen trên cặp NST tương đồng ở sinh vật lưỡng bội.
C. Hai gen khác nhau cùng nằm trên cặp nhiễm sắc thể tương đồng ở sinh vật lưỡng bội.
D. Hai alen khác nhau thuộc cùng một gen trên cặp nhiễm sắc thể tương đồng ở sinh vật lưỡng bội.
Đáp án:
Cặp alen là hai alen giống hoặc khác nhau của cùng một gen cùng quy định một tính trạng (A, a, B, b...)
Đáp án cần chọn là: B
Câu 23: Alen là
A. Các trạng thái khác nhau của cùng một gen cùng quy định một tính trạng.
B. Các trạng thái giống nhau của cùng một gen cùng quy định một tính trạng
C. Các trạng thái khác nhau của các gen cùng quy định các tính trạng khác nhau.
D. Các trạng thái giống nhau của cùng một gen cùng xuất hiện trên cặp nhiễm sắc thể tương đồng ở sinh vật lưỡng bội.
Đáp án:
Alen là các trạng thái khác nhau của cùng một gen cùng quy định một tính trạng (A, a, B, b...).
Đáp án cần chọn là: A
Câu 24: Phép lai thuận nghịch là phép lai:
A. Thay đổi vị trí bố mẹ.
B. Thay đổi tính trạng đem lai
C. Thay đổi dòng thuần chủng
D. Thay đổi kiểu gen bố, giữ nguyễn kiểu gen của mẹ
Đáp án:
Lai thuận nghịch là phép lai thay đổi vị trí của bố mẹ (khi thì dùng dạng này làm bố, khi lại dùng dạng đó làm mẹ) để xác định vị trí của gen quy định tính trạng trong tế bào.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 25: Về khái niệm, kiểu hình là
A. Tập hợp toàn bộ các alen trong cơ thể
B. Tập hợp toàn bộ các biến dị khác bố mẹ của đời con.
C. Tổ hợp toàn bộ các tính trạng của các cá thể.
D. Tổ hợp toàn bộ các tính trạng và đặc tính của cơ thể.
Đáp án:
Kiểu hình là tổ hợp toàn bộ các tính trạng và đặc tính của cơ thể
Đáp án cần chọn là: D
Câu 26: Trường hợp nào sau đây được xem là lai thuận nghịch
A. ♂Aa × ♀Aa và ♂Aa × ♀AA.
B. ♂AA × ♀aa và ♂aa × ♀AA
C. ♂AA × ♀aa và ♂Aa × ♀aa.
D. ♂AA × ♀aa và ♂AA × ♀ aa.
Đáp án:
♂AA × ♀aa và ♂aa × ♀AA. Là phép lai thuận nghịch
Đáp án cần chọn là: B
Câu 27: Trường hợp nào sau đây là không phải là gen không alen?
A. Các gen cùng lôcut, cùng tham gia quy định 1 tính trạng nào đó.
B. Các gen khác lôcut.
C. Các gen khác lôcut, không cùng quy định 1 tính trạng
D. Các gen khác lôcut, cùng quy định 1 tính trạng.
Đáp án:
Gen alen gồm 2 alen thuộc cùng 1 locut, mỗi alen nằm trên một NST của cặp NST tương đồng, một chiếc có nguồn gốc từ bố, 1 chiếc từ mẹ, cùng tham gia quy định một tính trạng nào đó.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 28: Trường hợp nào sau đây là phép lai thuận nghịch?
A. Đực Aa x cái aa và đực Aa x cái aa
B. Đực AA x cái aa và đực aa x cái AA
C. Đực AA x cái aa và đực AA x cái aa
D. Đực Aa x cái Aa và đực Aa x cái AA
Đáp án:
B là phép lai thuân nghịch vì có sự tráo đổi của dạng bố mẹ, khi thì dùng dạng này làm bố, khi lại dùng dạng đó làm mẹ.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 29: Vì nguyên nhân cơ bản nào, lai phân tích cho phép xác định được kiểu gen của đối tượng đem lại?
A. Vì dựa vào tỉ lệ phân li kiểu gen ở FB có thể biết được tỉ lệ giao tử của đối tượng nghiên cứu.
B. Vì kết quả phân li kiểu hình ở FB hoàn toàn phụ thuộc vào tỉ lệ giao tử của đối tượng nghiên cứu.
C. Vì phương pháp này đơn giản và ưu thế nhất.
D. Vì phương pháp này thường xảy ra sự phân tính kiểu hình.
Đáp án:
Trong phép lai phân tích, vì một cá thể mang tính trạng lặn chỉ cho 1 loại giao tử mang tất cả các alen lặn, do vậy, kết quả phân li kiểu hình ở FB hoàn toàn phụ thuộc vào tỉ lệ giao tử của đối tượng nghiên cứu.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 30: Gen alen có đặc điểm nào?
1. Gồm 2 alen có cùng lôcut, mỗi alen nằm trên một NST của cặp NST tương đồng
2. Mỗi alen trong 1 cặp alen có nguồn gốc 1 alen của bố, 1 alen của mẹ.
3. Có vị trí khác nhau trên cặp NST tương đồng.
4. Cùng tham gia xác định sự phát triển của một tính trạng nào đó.
A. 1,2
B. 2,4
C. 1,2,4
D. 1,2,3,4
Đáp án:
Gen alen gồm 2 alen thuộc cùng 1 locut, mỗi alen nằm trên một NST của cặp NST tương đồng, một chiếc có nguồn gốc từ bố, 1 chiếc từ mẹ, cùng tham gia quy định một tính trạng nào đó.
Đáp án cần chọn là: C