Hợp chất XY2 phổ biến trong sử dụng để làm cơ chế đánh lửa bằng bánh xe trong các dạng súng cổ
Lời giải Bài 3.15* trang 13 SBT Hóa học 10 sách Chân trời sáng tạo hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Hóa học 10.
Giải SBT Hóa học 10 Chân trời sáng tạo Bài 3: Nguyên tố hóa học
Bài 3.15* trang 13 SBT Hóa học 10: Hợp chất XY2 phổ biến trong sử dụng để làm cơ chế đánh lửa bằng bánh xe trong các dạng súng cổ. Mỗi phân tử XY2 có tổng các hạt proton, neutron, electron bằng 178; trong đó, số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 54, số hạt mang điện của X ít hơn số hạt mang điện của Y là 12. Hãy xác định kí hiệu hóa học của X, Y.
Lời giải:
Kí hiệu số đơn vị điện tích hạt nhân X, Y lần lượt là ZX; ZY; số neutron (hạt không mang điện) của X và Y lần lượt là NX và NY.
Mỗi phân tử XY2 có tổng các hạt proton, neutron, electron bằng 178 nên:
2ZX + 4ZY + NX + 2NY = 178 (1)
Trong XY2, số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 54 nên:
2ZX + 4ZY – (NX + 2NY) = 54 (2)
Từ (1) và (2) ta có: 2ZX + 4ZY = 116 (3)
Lại có trong XY2 số hạt mang điện của X ít hơn số hạt mang điện của Y là 12, nên:
2ZX + 12 = 4ZY (4)
Từ (3) và (4) ta có: ZX = 26; ZY = 16.
Vậy X là sắt (iron, Fe); Y là lưu huỳnh (sulfur, S).
Xem thêm các bài giải sách bài tập Hóa học 10 bộ sách Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
Bài 3.1 trang 11 SBT Hóa học 10: Cho các phát biểu sau:
Bài 3.2 trang 11 SBT Hóa học 10: Cho các phát biểu sau, phát biểu nào đúng về đồng vị?
Bài 3.6 trang 12 SBT Hóa học 10: Có 3 nguyên tử: .
Bài 3.8 trang 12 SBT Hóa học 10: Hoàn thành các thông tin trong bảng sau:
Bài 3.10 trang 13 SBT Hóa học 10: Hoàn thành những thông tin còn thiếu trong bảng sau:
Bài 3.11 trang 13 SBT Hóa học 10: Cho biết số proton, neutron và electron của nguyên tử .
Bài 3.13* trang 13 SBT Hóa học 10: Hãy so sánh:...
Xem thêm lời giải sách bài tập Hóa học lớp 10 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
Bài 4: Cấu trúc lớp vỏ electron của nguyên tử
Bài 5: Cấu tạo bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học
Bài 7: Định luật tuần hoàn – Ý nghĩa của bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học