Công nghệ lớp 8 Bài 42: Bếp điện, nồi cơm điện

Lý thuyết tổng hợp Công nghệ lớp 8 Bài 42: Bếp điện, nồi cơm điện chọn lọc năm 2021 – 2022 mới nhất gồm tóm tắt lý thuyết và hơn 500 bài tập ôn luyện Công nghệ 8. Hy vọng bộ tổng hợp lý thuyết Công nghệ lớp 8 sẽ giúp học sinh củng cố kiến thức, ôn tập và đạt điểm cao trong các bài thi trắc nghiệm môn Công nghệ 8.

1086
  Tải tài liệu

Bài 42: Bếp điện, nồi cơm điện

A. Lý thuyết

I. Bếp điện

1. Cấu tạo

Bếp điện gồm 2 bộ phận chính: dây đốt nóng và thân bếp

a) Bếp điện kiểu hở

    Dây đốt nóng: quấn thành lò xo, được đặt vào rãnh của thân bếp, làm bằng đất chịu nhiệt. Hai đầu dây đốt nóng được luồn trong chuỗi sứ hạt cườm.

b) Bếp điện kiểu kín

    Dây đốt nóng: được đúc kín trong ống (có chất chịu nhiệt và bao quanh dây đốt nóng) đặt trên thân bếp. Làm bằng nhôm, gang hoặc sắt.

    Ngoài thân bếp còn có đèn báo hiệu, nút điều chỉnh nhiệt độ.

2. Các số liệu kĩ thuật

    Điện áp định mức: 127V; 220V.

    Công suất định mức: từ 500W đến 2000W.

3. Sử dụng

    Bếp điện được sử dụng để đun nấu thực phẩm khi sử dụng cần chú ý:

    - Sử dụng đúng với điện áp định mức của bếp điện.

    - Không để thức ăn, nước rơi vào dây đốt nóng và thường xuyên lau chùi bếp điện sạch sẽ.

    - Bảo đảm về điện và về nhiệt, đặc biệt đối với bếp kiểu hở.

II. Nồi cơm điện

1. Cấu tạo

    Nồi cơm điện gồm 3 bộ phận chính: vỏ nồi, soong và dây đốt nóng.

Lý thuyết Công nghệ 8 Bài 42. Bếp điện, nồi cơm điện (hay, chi tiết)

a) Vỏ nồi có hai lớp, giữa hai lớp có bông thuỷ tinh cách nhiệt.

b) Soong được làm bằng hợp kim nhôm, phía trong có phủ một lớp men chống dính.

c) Dây đốt nóng được làm bằng hợp kim Niken - Crom.

    Dùng ở hai chế độ khác nhau:

    - Dây đốt nóng chính công suất chính được đúc kín trong ống sắt hoặc mâm nhôm (có hai chất chịu nhiệt và cách điện bao quanh dây) đặt sát đáy nồi, dùng ở chế độ nấu cơm.

    - Dây đốt nóng phụ công suất nhỏ gắn vào thành nồi được dùng ở chế độ ủ cơm.

2. Các số liệu kĩ thuật

    Điện áp định mức: 127V; 220V.

    Công suất định mức: từ 400W đến 1000W.

    Dung tích soong: 0,75L ; 1L ; 1,5L ; 1,8L ; 2,5L.

3. Sử dụng

    Được sử dụng rộng rãi.

    Cần sử dụng đúng với điện áp định mức của nồi cơm điện và bảo quản nơi khô ráo.

Hỏi đáp VietJack

B. Bài tập trắc nghiệm

Câu 1: Cấu tạo động cơ điện một pha gồm mấy bộ phận chính?

A. 2

B. 3

C. 4

D. 5

Đáp án: A

Đó là stato và roto.

Câu 2: Cấu tạo stato có:

A. Lõi thép

B. Dây quấn

C. Cả A và B đều đúng

D. Cả A và B đều sai

Đáp án: C

Câu 3: Cấu tạo roto gồm mấy phần?

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

Đáp án: B

Đó là lõi thép và dây quấn.

Câu 4: Số liệu kĩ thuật của động cơ điện một pha có:

A. Điện áp định mức

B. Công suất định mức

C. Cả A và B đều đúng

D. Đáp án khác

Đáp án: C

Câu 5: Ưu điểm của động cơ điện một pha là:

A. Cấu tạo đơn giản

B. Sử dụng dễ dàng

C. Ít hỏng

D. Cả 3 đáp án trên

Đáp án: D

Câu 6: Khi sử dụng động cơ điện một pha cần lưu ý:

A. Không để động cơ làm việc quá công suất định mức

B. Kiểm tra và tra dầu mỡ định kì

C. Động cơ mới mua hoặc lâu không sử dụng, trước khi dùng phải dùng bút thử điện kiểm tra điện có rò ra vỏ không

D. Cả 3 đáp án trên

Đáp án: D

Câu 7: Cấu tạo quạt điện gồm mấy phần chính?

A. 3

B. 4

C. 2

D. 5

Đáp án: C

Đó là động cơ điện và cánh quạt.

Câu 8: Có mấy loại quạt điện?

A. 1

B. 2

C. 3

D. Nhiều loại

Đáp án: D

Câu 9: Cấu tạo máy bơm nước có:

A. Động cơ điện

B. Bơm

C. Cả a và B đều đúng

D. Đáp án khác

Đáp án: C

Câu 10: Phần bơm của máy bơm nước có mấy bộ phận chính?

A. 2

B. 3

C. 4

D. 5

Đáp án: C

Đó là roto bơm, buồng bơm, cửa hút nước, cửa xả nước.

Bài viết liên quan

1086
  Tải tài liệu