Công nghệ lớp 8 Bài 39: Đèn huỳnh quang
Lý thuyết tổng hợp Công nghệ lớp 8 Bài 39: Đèn huỳnh quang chọn lọc năm 2021 – 2022 mới nhất gồm tóm tắt lý thuyết và hơn 500 bài tập ôn luyện Công nghệ 8. Hy vọng bộ tổng hợp lý thuyết Công nghệ lớp 8 sẽ giúp học sinh củng cố kiến thức, ôn tập và đạt điểm cao trong các bài thi trắc nghiệm môn Công nghệ 8.
Bài 39: Đèn huỳnh quang
A. Lý thuyết
Hãy điền các loại đèn huỳnh quang thông dụng vào bảng sau:
A | Đèn ống huỳnh quang |
B | Đèn compac huỳnh quang |
I. Đèn ống huỳnh quang
1. Cấu tạo
Đèn ống huỳnh quang có 2 bộ phận chính: Ống thủy tinh và 2 điện cực
a) Ống thuỷ tinh
Ống thủy tinh có các loại chiều dài: 0,6m; 1,2m; 1,5m... Mặt trong có phủ lớp bột huỳnh quang.
Người ta rút hết không khí trong ống và bơm vào ống một ít hơi thuỷ ngân và khí trơ (acgon, kripton).
b) Điện cực
Điện cực làm bằng dây vonfram có dạng lò xo xoắn, được tráng 1 lớp bari-oxit để phát ra điện tử.
Có 2 điện cực ở 2 đầu ống, mỗi điện cực có 2 đầu tiếp điện đưa ra ngoài gọi là chân đèn để nối với nguồn điện.
2. Nguyên lí làm việc
Sự phóng điện giữa hai điện cực của đèn tạo ra tia tử ngoại, tia tử ngoại tác dụng vào lớp bột huỳnh quang phủ bên trong ống phát ra ánh sáng.
3. Đặc điểm của đèn ống huỳnh quang
a) Hiện tượng nhấp nháy
Đèn phát ra ánh sáng không liên tục, có hiệu ứng nhấp nháy gây mỏi mắt.
b) Hiệu suất phát quang
Hiệu suất phát quang lớn, gấp khoảng 5 lần so với đèn sợi đốt.
c) Tuổi thọ
Tuổi thọ khoảng 8000 giờ, lớn hơn đèn sợi đốt nhiều lần.
d) Mồi phóng điện
Cần mồi phóng điện bằng chấn lưu điện cảm và tắc te hoặc chấn lưu điện tử.
4. Các số liệu kĩ thuật
Điện áp định mức: 127V, 220V
Chiều dài ống 0,6m; công suất 18W, 20W, …
Chiều dài ống 1,2m; công suất 36W, 40W
5. Sử dụng
Đèn huỳnh quang thường được sử dụng để chiếu sáng trong nhà. Để giữ cho đèn phát sáng tốt ta phải lau chùi bộ đèn thường xuyên.
II. Đèn compac huỳnh quang
Nguyên lí làm việc của đèn compac huỳnh quang giống đèn ống huỳnh quang. Cấu tạo của, chấn lưu thường đặt trong đuôi đèn, kích thước gọn nhẹ, dễ sử dụng. Hiệu suất phát quang gấp bốn lần đèn sợi đốt.
III. So sánh đèn sợi đốt và đèn huỳnh quang
So sánh, ưu nhược điểm của đèn sợi đốt và đèn huỳnh quang | ||
Loại đèn | Ưu điểm | Nhược điểm |
Đèn sợi đốt |
1) Không cần chấn lưu 2) Ánh sáng liên tục |
1) Không tiết kiệm điện năng 2) Tuổi thọ thấp |
Đèn huỳnh quang |
1) Tiết kiệm điện năng 2) Tuổi thọ cao |
1) Cần chấn lưu 2) Ánh sáng không phát ra liên tục |
B. Bài tập trắc nghiệm
Câu 1: Đèn huỳnh quang thông dụng đó là:
A. Đèn ống huỳnh quang
B. Đèn compac huỳnh quang
C. Cả A và B đều đúng
D. Đáp án khác
Đáp án: C
Câu 2: Đèn ống huỳnh quang có mấy bộ phận chính?
A. 2
B. 3
C. 4
D. 5
Đáp án: A
Đó là ống thủy inh và hai điện cực.
Câu 3: Ông thủy tinh có chiều dài:
A. 0,6 m
B. 1,5 m
C. 2,4 m
D. Cả 3 đáp án đều đúng
Đáp án: D
Vì ống thủy tinh có các loại với chiều dài khác nhau, ngoài các loại trên còn có loại 0,3 m; 1,2 m.
Câu 4: Đèn ống huỳnh quang có mấy đặc điểm cơ bản?
A. 2
B. 3
C. 4
D. 5
Đáp án: C
Đó là đặc điểm về hiện tượng nhấp nháy, hiệu suất phát quang, tuổi thọ, mồi phóng điện.
Câu 5: Với dòng điện tần số 50Hz, đèn ống huỳnh quang có đặc điểm:
A. Ánh sáng phát ra không liên tục
B. Có hiệu ứng nhấp nháy
C. Gây cảm giác mỏi mắt
D. Cả 3 đáp án trên
Đáp án: D
Câu 6: Khi đèn ống huỳnh quang làm việc, điện năng tiêu thụ của đèn được biến đổi thành quang năng chiếm:
A. Dưới 20%
B. Trên 25%
C. Từ 20 ÷ 25%
D. Đáp án khác
Đáp án: C
Câu 7: Để mồi phóng điện cho đèn ống huỳnh quang, người ta sử dụng:
A. Chấn lưu điện cảm
B. Tắc te
C. Chấn lưu điện cảm và tắc te
D. Đáp án khác
Đáp án: C
Câu 8: Tuổi thọ của đèn ống huỳnh quang khoảng:
A. 100 giờ
B. 1000 giờ
C. 8000 giờ
D. 800 giờ
Đáp án: C
Câu 9: Phát biểu nào sau đây sai khi nói về đèn huỳnh quang?
A. Không cần chấn lưu
B. Tiết kiệm điện năng
C. Tuổi thọ cao
D. Ánh sáng không liên tục
Đáp án: A
Vì phải sử dụng chấn lưu.
Câu 10: Phát biểu nào sau đây sai khi nói về đèn sợi đốt?
A. Không cần chấn lưu
B. Tiết kiệm điện năng
C. Tuổi thọ thấp
D. Ánh sáng liên tục
Đáp án: B
Vì đèn sợi đốt không tiết kiệm điện năng.