Công nghệ lớp 8 Bài 37: Phân loại và số liệu kỹ thuật của đồ dùng điện
Lý thuyết tổng hợp Công nghệ lớp 8 Bài 37: Phân loại và số liệu kỹ thuật của đồ dùng điện chọn lọc năm 2021 – 2022 mới nhất gồm tóm tắt lý thuyết và hơn 500 bài tập ôn luyện Công nghệ 8. Hy vọng bộ tổng hợp lý thuyết Công nghệ lớp 8 sẽ giúp học sinh củng cố kiến thức, ôn tập và đạt điểm cao trong các bài thi trắc nghiệm môn Công nghệ 8.
Bài 37: Phân loại và số liệu kỹ thuật của đồ dùng điện
A. Lý thuyết
I. Phân loại đồ dùng điện gia đình
Đồ dùng điện gia đình đã và đang trở thành thiết bị không thể thiếu được trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta.
Khi sử dụng, đồ dùng điện tiêu thụ điện năng và biến đổi điện năng thành các dạng năng lượng khác.
a) Đồ dùng điện loại điện – quang: Biến đổi điện năng thành quang năng dùng để chiếu sáng.
b) Đồ dùng điện loại điện – nhiệt: Biến đổi điện năng thành nhiệt năng, dùng để đốt nóng, sưởi ấm, sấy, nấu cơm, đun nước nóng ...
c) Đồ dùng điện loại điện – cơ: Biến đổi điện năng thành cơ năng dùng để dẫn động, làm quay các máy như máy bơm nước, máy xay xát.
Nhóm | Tên đồ dùng điện |
Điện – quang | Đèn sợi đốt, đèn huỳnh quang |
Điện – nhiệt | Bình nước giữ nhiệt, nồi cơm điện, bàn là |
Điện - cơ | Quạt điện, máy đánh trứng, máy xay sinh tố |
II. Các số liệu kĩ thuật
Số liệu quan trọng của đồ dùng điện là các đại lượng điện định mức và các đại lượng đặc trưng cho chức năng của đồ dùng điện như dung tích của nồi, bình ...
1. Các đại lượng điện định mức
Điện áp định mức U – đơn vị là vôn (V).
Dòng điện định mức I – đơn vị là Ampe (A).
Công suất định mức P – đơn vị là oát (W).
2. Ý nghĩa của số liệu kĩ thuật
Số liệu kĩ thuật giúp ta lựa chọn đồ dùng điện phù hợp và sử dụng đúng yêu cầu kĩ thuật.
Để tránh hỏng đồ dùng điện khi sử dụng cần chú ý:
- Đấu đồ dùng điện vào nguồn điện có điện áp bằng điện áp định mức của đồ dùng điện.
- Không cho đồ dùng điện làm việc vượt quá công suất định mức, dòng điện vượt quá trị số định mức.
B. Bài tập trắc nghiệm
Câu 1: Dựa vào nguyên lí biến đổi năng lượng, người ta phân đồ dùng điện ra thành mấy nhóm?
A. 2
B. 3
C. 4
D. 5
Đáp án: B
Đó là đồ dùng điện loại điện – quang, điện – nhiệt, điện – cơ.
Câu 2: Chức năng của nhóm đồ dùng điện loại điện – nhiệt là:
A. Đốt nóng, sưởi ấm
B. Nấu cơm
C. Đun nước nóng
D. Cả 3 đáp án trên
Đáp án: D
Câu 3: Đồ dùng điện loại điện – quang biến:
A. Điện năng thành quang năng
B. Điện năng thành nhiệt năng
C. Điện năng thành cơ năng
D. Đáp án khác
Đáp án: A
Vì đồ dùng điện loại điện – nhiệt biến đổi điện năng thành nhiệt năng, đồ dùng điện loại điện – cơ biến đổi điện năng thành cơ năng.
Câu 4: Đâu không phải chức năng của nhóm đồ dùng điện loại điện – cơ?
A. Quay máy bơm nước
B. Quay máy xay xát
C. Chiếu sáng đường phố
D. Quay quạt điện
Đáp án: C
Vì chiếu sáng đường phố thuộc chức năng của nhóm đồ dùng điện loại điện – quang.
Câu 5: Nhà sản xuất quy định các số liệu kĩ thuật để làm gì?
A. Để sử dụng đồng hồ điện được tốt
B. Để sử dụng đồng hồ điện được bền lâu
C. Để sử dụng đồng hồ điện được an toàn
D. Cả 3 đáp án trên
Đáp án: D
Câu 6: Có mấy đại lượng điện định mức?
A. 2
B. 3
C. 4
D. 5
Đáp án: B
Câu 7: Để tránh hỏng đồ dùng điện, khi sử dụng cần lưu ý:
A. Đấu đồ dùng điện vào nguồn có điện áp bằng điện áp định mức của đồ dùng điệnB. Không cho đồ dùng điện làm việc vượt quá công suất định mức
C. Không cho đồ dùng điện làm việc với dòng điện vượt quá trị số định mức
D. Cả 3 đáp án trên
Đáp án: D
Câu 8: Chức năng của nhóm đồ dùng điện loại điện – quang là:
A. Chiếu sáng trong nhà
B. Chiếu sáng đường phố
C. Cả A và B đều đúng
D. Đáp án khác
Đáp án: C
Câu 9: Tên đại lượng điện định mức là:
A. Điện áp định mức
B. Dòng điện định mức
C. Công suất định mức
D. Cả 3 đáp án trên
Đáp án: D
Câu 10: Đơn vị của dòng điện định mức là:
A. Vôn
B. Ampe
C. Oát
D. Đáp án khác
Đáp án: B