Công nghệ lớp 8 Bài 11: Biểu diễn ren

Lý thuyết tổng hợp Công nghệ lớp 8 Bài 11: Biểu diễn ren chọn lọc năm 2021 – 2022 mới nhất gồm tóm tắt lý thuyết và hơn 500 bài tập ôn luyện Công nghệ 8. Hy vọng bộ tổng hợp lý thuyết Công nghệ lớp 8 sẽ giúp học sinh củng cố kiến thức, ôn tập và đạt điểm cao trong các bài thi trắc nghiệm môn Công nghệ 8.

1718
  Tải tài liệu

Bài 11: Biểu diễn ren

A. Lý thuyết

I. Chi tiết có ren

    Công dụng của ren: liên kết các chi tiết với nhau và để truyền lực.

Tên chi tiết Công dụng
a) Trụ ghế - Thay đổi độ cao của ghế
b) Miệng lọ mực - Vặn chặt nắp lọ mực
c) Ruột đui đèn - Lắp chặt bóng đèn
d) Đầu đinh vít - Vặn chặt vít vào vật
e) Đuôi bóng đèn - Lắp chặt vào đui
g) Lỗ trong đai ốc - Vặn chặt vào ren trục
h) Đầu trục bu lông - Vặn vào đai ốc

Lý thuyết Công nghệ 8 Bài 11. Biểu diễn ren (hay, chi tiết)

II. Quy ước vẽ ren

1. Ren ngoài

    Ren ngoài là ren được hình thành ở mặt ngoài của chi tiết.

Lý thuyết Công nghệ 8 Bài 11. Biểu diễn ren (hay, chi tiết)

    Quy ước vẽ ren ngoài:

    - Đường đỉnh ren được vẽ bằng nét liền đậm.

    - Đường chân ren được vẽ bằng nét liền mảnh.

    - Đường giới hạn ren được vẽ bằng nét liền đậm.

    - Vòng đỉnh ren được vẽ đóng kín bằng nét liền đậm.

    - Vòng chân ren được vẽ hở bằng nét liền mảnh.

2. Ren trong

Ren trong là ren được hình thành ở mặt trong của lỗ.

Lý thuyết Công nghệ 8 Bài 11. Biểu diễn ren (hay, chi tiết)

    Quy ước vẽ ren trong có mặt cắt nhìn thấy:

    - Đường đỉnh ren được vẽ bằng nét liền đậm.

    - Đường chân ren được vẽ bằng nét liền mảnh.

    - Đường giới hạn ren được vẽ bằng nét liền đậm.

    - Vòng đỉnh ren được vẽ đóng kín bằng nét liền đậm.

    - Vòng chân ren được vẽ hở bằng nét liền mảnh.

    Chú ý: Đường gạch gạch được kẻ đến đường đỉnh ren.

3. Ren bị che khuất

    Quy ước: các đường giới hạn ren, đường đỉnh ren, đường chân ren, đều vẽ bằng nét đứt.

Lý thuyết Công nghệ 8 Bài 11. Biểu diễn ren (hay, chi tiết)

 

Hỏi đáp VietJack

B. Bài tập trắc nghiệm

Câu 1: Ren có kết cấu:

A. Đơn giản

B. Phức tạp

C. Tùy từng trường hợp

D. Đáp án khác

Đáp án: B

Câu 2: Các loại ren được vẽ:

A. Theo cùng một quy ước

B. Theo các quy ước khác nhau

C. Cả A và B đều đúng

D. Cả A và B đều sai

Đáp án: A

Câu 3: Có mấy loại ren?

A. 2

B. 3

C. 4

D. 5

Đáp án: A

Đó là ren ngoài và ren trong.

Câu 4: Trong các chi tiết sau, chi tiết nào có ren?

A. Đèn sợi đốt

B. Đai ốc

C. Bulong

D. Cả 3 đáp án trên

Đáp án: D

Câu 5: Đối với ren bị che khuất, dùng nét đứt vẽ:

A. Đường đỉnh ren

B. Đường chân ren

C. Đường giới hạn ren

D. Cả 3 đáp án trên

Đáp án: C

Câu 6: Đối với ren nhìn thấy, dùng nét liền đậm vẽ:

A. Đường đỉnh ren

B. Đường giới hạn ren

C. Cả A và B đều đúng

D. Đáp án khác

Đáp án: C

Câu 7: Đối với ren nhìn thấy, đường chân ren vẽ bằng nét:

A. Liền mảnh

B. Liền đậm

C. Nét đứt mảnh

D. Đáp án khác

Đáp án: A

Câu 8: Vòng chân ren được vẽ

A. Cả vòng

B. 1/2 vòng

C. 3/4 vòng

D. 1/4 vòng

Đáp án: C

Câu 9: Tên gọi khác của ren ngoài là:

A. Ren lỗ

B. Ren trục

C. Cả A và B đều đúng

D. Đáp án khác

Đáp án: B

Câu 10: Tên gọi khác của ren trong là:

A. Ren lỗ

B. Ren trục

C. Đỉnh ren

D. Chân ren

Đáp án: A

Bài viết liên quan

1718
  Tải tài liệu