Giải Công nghệ 10 (Kết nối tri thức) Bài 9: Hình chiếu vuông góc
Hoidap.vietjack.com trân trọng giới thiệu: lời giải bài tập Công nghệ lớp 10 Bài 9: Hình chiếu vuông góc sách Kết nối tri thức hay nhất, chi tiết giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Công nghệ 10 Bài 9. Mời các bạn đón xem:
Giải Công nghệ 10 Bài 9: Hình chiếu vuông góc
Mở đầu trang 52 Công nghệ 10: Một vật thể có dạng hình chữ L. Chiều cao của vật thể bằng 60 mm, chiều cao phần nét ngang 20 mm. Chiều dài của vật thể đo theo phương nằm ngang bằng 50 mm, chiều dài phần nét đứng 15 mm. Chiều rộng của vật thể bằng 40 mm. Trên phần nét ngang có một lỗ trụ thẳng đứng đường kính 20 mm. Trên phần nét đứng có một lỗ trục nằm ngang có đường kính bằng 15 mm.
Hình 9.1 thể hiện một vật thể bằng hình vẽ và đoạn văn kề bên cùng mô tả vật thể đó bằng lời. Em có nhận xét gì về hai cách mô tả đó?
Lời giải:
- Cách mô tả bằng lời khó hình dung ra vật thể.
- Cách mô tả bằng hình vẽ rõ ràng, cụ thể, dễ hiểu.
I. Phương pháp chiếu góc thứ nhất
Khám phá trang 53 Công nghệ 10: Từ Hình 9.2 đến Hình 9.5 mô tả nội dung của phương pháp chiếu góc thứ nhất. Hãy quan sát các hình đó và sắp xếp lại các đoạn văn bản theo đúng thứ tự:
a. Đặt vật thể vào trong một góc tạo bởi các mặt phẳng hình chiếu đứng (P1), mặt phẳng hình chiếu bằng (P2) và mặt phẳng hình chiếu cạnh (P3) vuông góc với nhau từng đôi một.
b. Quay mặt phẳng hình chiếu bằng quanh trục Ox góc 900 và quay mặt phẳng hình chiếu cạnh quanh trục Oz một góc 900 để các hình chiếu cùng nằm trên một mặt phẳng.
c. Chiếu vật thể theo hướng chiếu từ trước lên mặt phẳng P1, theo hướng chiếu từ trên lên mặt phẳng P2 và theo hướng chiếu từ trái lên mặt phẳng P3 sẽ được các hình chiếu đứng A, hình chiếu bằng B và hình chiếu cạnh C.
Lời giải:
Sắp xếp lại các đoạn văn bản theo đúng thứ tự:
1. Đặt vật thể vào trong một góc tạo bởi các mặt phẳng hình chiếu đứng (P1), mặt phẳng hình chiếu bằng (P2) và mặt phẳng hình chiếu cạnh (P3) vuông góc với nhau từng đôi một.
2. Chiếu vật thể theo hướng chiếu từ trước lên mặt phẳng P1, theo hướng chiếu từ trên lên mặt phẳng P2 và theo hướng chiếu từ trái lên mặt phẳng P3 sẽ được các hình chiếu đứng A, hình chiếu bằng B và hình chiếu cạnh C.
3. Quay mặt phẳng hình chiếu bằng quanh trục Ox góc 900 và quay mặt phẳng hình chiếu cạnh quanh trục Oz một góc 900 để các hình chiếu cùng nằm trên một mặt phẳng.
Khám phá trang 53 Công nghệ 10: Trên Hình 9.3 vẽ người quan sát đang đứng ở vị trí ứng với hướng chiếu từ trước, hãy nêu mối quan hệ về vị trí giữa người quan sát, mặt phẳng hình chiếu P1 và vật thể.
Lời giải:
Mối quan hệ về vị trí giữa người quan sát, mặt phẳng hình chiếu P1 và vật thể:
Vật thể đặt giữa người quan sát và mặt phẳng P1.
Khám phá trang 53 Công nghệ 10: Quan sát Hình 9.5 và nêu mối quan hệ về vị trí giữa các hình chiếu A, B, C trong phương pháp chiếu góc thứ nhất
Lời giải:
Mối quan hệ về vị trí giữa các hình chiếu A, B, C trong phương pháp chiếu góc thứ nhất:
- Hình chiếu A nằm trên hình chiếu B
- Hình chiếu C nằm bên phải hình chiếu A
Khám phá trang 53 Công nghệ 10: Quan sát Hình 9.6 và phát biểu cách xác định các kích thước m và n của hình chiếu cạnh
Lời giải:
- Cách xác định kích thước m: Trên góc phần tư còn lại không chứa hình chiếu, ta kẻ đường phân giác của góc đó. Từ điểm trên và điểm dưới của cạnh thể hiện chiều rộng trên hình chiếu bằng, kẻ các đường song song với đường nằm ngang, cắt đường phân giác vừa vẽ tại 2 điểm. Từ 2 điểm vừa xác định, kẻ đường song song (a và b) với Oy, khoảng cách giữa 2 đường song song đó là m.
- Cách xác định kích thước n: Từ điểm trên và điểm dưới của cạnh thể hiện chiều cao, kẻ 2 đường song song với Oy, cắt 2 đường song song (a và b) tại 2 điểm. Khoảng cách giữa hai điểm đó là n.
II. Phương pháp chiếu góc thứ ba
Khám phá trang 54 Công nghệ 10: Hình 9.7 và Hình 9.8 mô tả phương pháp chiếu góc thứ ba. Quan sát các hình trên và cho biết:
- Vị trí của vật thể so với các mặt phẳng hình chiếu.
- Mối quan hệ giữa vật thể, mặt phẳng hình chiếu và người quan sát.
- Vị trí tương đối giữa các hình chiếu vuông góc.
Lời giải:
- Vị trí của vật thể so với các mặt phẳng hình chiếu:
+ Mặt phẳng hình chiếu đứng nằm trước vật thể.
+ Mặt phẳng hình chiếu bằng nằm trên vật thể
+ Nặt phẳng hình chiếu cạnh nằm bên trái vật thể.
- Mối quan hệ giữa vật thể, mặt phẳng hình chiếu và người quan sát: Các mặt phẳng hình chiếu nằm giữa người quan sát và vật thể.
- Vị trí tương đối giữa các hình chiếu vuông góc:
+ Hình chiếu đứng nằm phía dưới hình chiếu bằng
+ Hình chiếu cạnh nằm bên trái hình chiếu đứng
Luyện tập trang 54 Công nghệ 10: Cho vật thể, các hướng chiếu A, B, C và các hình chiếu 1, 2, 3 (Hình 9.9) hãy:
a. Lập bảng theo mẫu Bảng 9.1. Đánh dấu (x) vào bảng đó để chỉ ra sự tương ứng của hình chiếu với hướng chiếu và ghi tên gọi các hình chiếu.
b. Lập hai bảng theo mẫu Bảng 9.2 và Bảng 9.3 và ghi số thứ tự của hình chiếu vào các ô của các bảng đó để chỉ rõ cách bố trí các hình chiếu theo phương pháp chiếu góc thứ nhất (PPCG1) và phương pháp chiếu góc thứ ba(PPCG3)
Lời giải:
a.
|
A |
B |
C |
Tên gọi hình chiếu |
1 |
|
|
x |
Hỉnh chiếu bằng |
2 |
|
x |
|
Hình chiếu đứng |
3 |
x |
|
|
Hình chiếu cạnh |
b.
+ PPCG 1:
+ PPCG 2:
III. Vẽ hình chiếu vuông góc
Thực hành trang 56 Công nghệ 10: Cho mô hình ba chiều của các vật mẫu (từ Hình 9.17 đến Hình 9.20). Lập bản vẽ kĩ thuật gồm ba hình chiếu vuông góc của các vật thể đó
Lời giải:
Hình 9.17:
Hình 9.18:
Hình 9.19:
Hình 9.20:
Vận dụng
Vận dụng trang 56 Công nghệ 10: Hãy vẽ ba hình chiếu vuông góc của đồ vật trong gia đình?
Lời giải:
Hình chiếu vuông góc của đồ vật trong gia đình
Bài viết liên quan
- Giải Công nghệ 10 (Kết nối tri thức) Bài 8: Bản vẽ kĩ thuật và tiêu chuẩn trình bày bản vẽ kĩ thuật
- Giải Công nghệ 10 (Kết nối tri thức) Bài 10: Hình cắt và mặt cắt
- Giải Công nghệ 10 (Kết nối tri thức) Bài 11: Hình chiếu trục đo
- Giải Công nghệ 10 (Kết nối tri thức) Bài 12: Hình chiếu phối cảnh
- Giải Công nghệ 10 (Kết nối tri thức) Bài 14: Bản vẽ cơ khí