Giải Công nghệ 10 (Kết nối tri thức) Ôn tập chương 3
Hoidap.vietjack.com trân trọng giới thiệu: lời giải bài tập Công nghệ lớp 10 Ôn tập chương 3 sách Kết nối tri thức hay nhất, chi tiết giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Công nghệ 10 Ôn tập chương 3. Mời các bạn đón xem:
Giải Công nghệ 10 Ôn tập chương 3
Câu hỏi 1 trang 56 Công nghệ 10: Trình bày khái niệm về phân bón và vai trò của phân bón đối với đất trồng?
Lời giải:
* Khái niệm phân bón: Là sản phẩm có chức năng cung cấp chất dinh dưỡng hoặc có tác dụng cải tạo đất để làm tăng năng suất, chất lượng cho cây trồng.
* Vai trò của phân bón đối với đất trồng: phân bón giúp cải tạo đất trồng.
Câu hỏi 2 trang 56 Công nghệ 10: Nêu đặc điểm của một số loại phân bón phổ biến. So sánh ưu, nhược điểm của phân bón hóa học, phân bón hữu cơ và phân bón vi sinh.
Lời giải:
* Đặc điểm một số loại phân bón
- Phân bón hóa học
+ Chứa ít nguyên tố dinh dưỡng nhưng tỉ lệ chất dinh dưỡng cao
+ Dễ tan trong nước nên cây dễ hấp thụ và cho hiệu quả nhanh
+ Bón nhiều, bón liên tục nhiều năm dễ làm đất hóa chua.
+ Gây hại hệ sinh vật đất
+ Làm tồn dư phân bón trong nông sản
+ Ảnh hưởng đến sức khỏe con người.
- Phân bón hữu cơ
+ Chứa nhiều nguyên tố dinh dưỡng, từ đa lượng đến vi lượng
+ Hiệu quả chậm
+ Bón liên tục không hại đất, tăng độ phì nhiêu và độ tơi xốp.
- Phân bón vi sinh
+ Là phân bón có chứa vi sinh vật sống
+ Mỗi loại phân bón vi sinh vật chỉ thích hợp với một hoặc một nhóm cây trồng.
+ An toàn cho con người, vật nuôi, cây trồng và môi trường.
+ Sử dụng nhiều năm không hại đất và cải tạo đất.
* So sánh ưu, nhược điểm của phân bón hóa học, phân bón hữu cơ và phân bón vi sinh:
|
Phân bón hóa học |
Phân bón hữu cơ |
Phân bón vi sinh |
Giống nhau |
Cung cấp chất dinh dưỡng cho cây trồng |
||
Ưu điểm |
- Chứa ít nguyên tố dinh dưỡng nhưng tỉ lệ chất dinh dưỡng cao
- Dễ tan trong nước nên cây dễ hấp thụ và cho hiệu quả nhanh - Bón nhiều, bón liên tục nhiều năm dễ làm đất hóa chua, gây hại hệ sinh vật đất - Ảnh hưởng đến sức khỏe con người.
|
- Chứa nhiều nguyên tố dinh dưỡng, từ đa lượng đến vi lượng - Hiệu quả chậm
- Bón liên tục không hại đất, tăng độ phì nhiêu và độ tơi xốp.
- An toàn cho con người. |
- Là phân bón có chứa vi sinh vật sống
- Mỗi loại phân bón vi sinh vật chỉ thích hợp với một hoặc một nhóm cây trồng. - Sử dụng nhiều năm không hại đất và cải tạo đất.
- An toàn cho con người, vật nuôi, cây trồng và môi trường. |
Câu hỏi 3 trang 56 Công nghệ 10: So sánh biện pháp sử dụng và bảo quản các loại phân bón hóa học, phân bón hữu cơ và phân bón vi sinh.
Lời giải:
So sánh biện pháp sử dụng và bảo quản các loại phân bón hóa học, phân bón hữu cơ và phân bón vi sinh:
So sánh |
|
Phân bón hóa học |
Phân bón hữu cơ |
Phân bón vi sinh |
Biện pháp sử dụng |
Giống nhau |
Dùng để bón lót |
||
Khác nhau |
- Bón thúc - Phân lân dùng bón lót - Bón vôi để cải tạo đất |
- Không bón thúc - Phối hợp phân bón vô cơ và chú ý công thức luân canh. |
- Bón sau thu hoạch cho cây dài ngày - Trộn hoặc tẩm vào hạt, rễ cây trước khi gieo trồng. |
|
Biện pháp bảo quản |
Giống nhau |
Đảm bảo giữ đầy đủ chất dinh dưỡng trong phân |
||
Khác nhau |
Đảm bảo chống ẩm, chống lẫn lộn, chống acid, chống nóng |
Bảo quản tại chuồng hoặc ủ thành đống dùng bùn trát kín |
Không nên dự trữ phân vi sinh vì đây là sinh vật sống. |
Câu hỏi 4 trang 56 Công nghệ 10: Nêu nguyên lí chung sản xuất phân bón vi sinh. Trình bày các bước sản xuất phân bón vi sinh cố định đạm, phân bón vi sinh chuyển hóa lân và phân bón vi sinh phân giải chất hữu cơ.
Lời giải:
* Nguyên lí sản xuất phân bón vi sinh:
Nhân giống vi sinh vật đặc hiệu, sau đó trộn với chất nền để tạo ra phân bón vi sinh.
* Các bước sản xuất phân bón vi sinh cố định đạm, phân bón vi sinh chuyển hóa lân và phân bón vi sinh phân giải chất hữu cơ
- Các bước sản xuất phân bón vi sinh cố định đạm:
Bước 1: Chuẩn bị và kiểm tra nguyên liệu.
Bước 2: Phối trộn, ủ sinh khối khoảng một tuần. Bổ sung nguyên tố đa lượng, chất giữ ẩm và phụ gia khác.
Bước 3: Kiểm tra chất lượng, đóng bao, bảo quản và đưa ra sử dụng.
- Các bước sản xuất phân bón vi sinh chuyển hóa lân:
Bước 1: Nhân giống vi sinh trên máy.
Bước 2: Chuẩn bị và kiểm tra chất mang.
Bước 3: Phối trộn với chất mang.
Bước 4: Kiểm tra chất lượng, đóng bao, bảo quản và đưa ra sử dụng.
- Các bước sản xuất phân bón vi sinh phân giải chất hữu cơ
Bước 1: Chuẩn bị và tập kết nguyên liệu hữu cơ
Bước 2: Ủ nguyên liệu đã sơ chế với vi sinh vật phân giải chất hữu cơ
Bước 3: Kiểm tra chất lượng, đóng bao, bảo quản và đưa ra sử dụng.
Câu hỏi 5 trang 56 Công nghệ 10: Quan sát và nêu những điểm chưa hợp lí trong bảo quản sử dụng phân bón ở gia đình địa phương em; đề xuất giải pháp để khắc phục những điểm chưa hợp lí đó.
Lời giải:
|
Gia đình |
Địa phương |
Giải pháp |
Cách sử dụng |
Dùng phân lân bón thúc |
|
Chỉ nên dùng phân lân cho bón lót. |
Chưa dùng vôi để cải tạo đất |
|
Đất chua cần bón vôi để cải tạo |
|
|
Chưa chú trọng đến thời gian bón phân của nông dân |
Cần thông báo cụ thể thời gian bón lót, bón thúc đến người dân |
|
Cách bảo quản |
Bảo quản các loại phân lẫn nhau, không chia thành các ngăn riêng |
|
Cần phân chia khu vực để phân, tránh để lẫn |
|
Đa số phân bón để ẩm, ướt |
Đảm bảo phân không bị ẩm |
|
Đổ phân dưới nền đất |
|
Chọn nền để phân cho đúng yêu cầu |
Bài viết liên quan
- Giải Công nghệ 10 (Kết nối tri thức) Bài 7: Giới thiệu về phân bón
- Giải Công nghệ 10 (Kết nối tri thức) Bài 8: Sử dụng và bảo quản phân bón
- Giải Công nghệ 10 (Kết nối tri thức) Bài 9: Sử dụng công nghệ vi sinh trong sản xuất phân bón
- Giải Công nghệ 10 (Kết nối tri thức) Bài 10: Thực hành: Nhận biết một số loại phân bón hoá học