Giải Công nghệ 10 (Kết nối tri thức) Bài 12: Một số phương pháp chọn, tạo giống cây trồng
Hoidap.vietjack.com trân trọng giới thiệu: lời giải bài tập Công nghệ lớp 10 Bài 12: Một số phương pháp chọn, tạo giống cây trồng sách Kết nối tri thức hay nhất, chi tiết giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Công nghệ 10 Bài 12. Mời các bạn đón xem:
Giải Công nghệ 10 Bài 12: Một số phương pháp chọn, tạo giống cây trồng
Mở đầu trang 60 Công nghệ 10: Giống cây trồng được tạo ra bằng những phương pháp nào? Các phương pháp chọn tạo giống cây trồng có những điểm gì giống và khác nhau?
Lời giải:
* Phương pháp tạo giống cây trồng:
- Phương pháp lai
- Phương pháp gây đột biến
- Công nghệ gene
I. Các phương pháp chọn giống cây trồng
Khám phá trang 61 Công nghệ 10: Quan sát Hình 12.1, mô tả phương pháp chọn lọc hỗn hợp một lần và chọn lọc hỗn hợp nhiều lần?
Lời giải:
* Chọn lọc hỗn hợp 1 lần: Gồm có 2 vụ:
+ Vụ 1: Gieo trồng quần thể giống khởi đầu, chọn 10% cây tốt để thu hoạch hỗn hợp hạt
+ Vụ 2: Gieo chung hạt các cây được chọn. Sau đó thu hoạch, so sánh với giống khởi đầu và giống đối chứng để đánh giá.
* Chọn lọc hỗn hợp nhiều lần:
+ Vụ 1: Gieo trồng quần thể giống khởi đầu, chọn 10% cây tốt để thu hoạch hỗn hợp hạt
+ Vụ 2: Gieo chung hạt các cây được chọn. Sau đó thu hoạch, so sánh với giống khởi đầu và giống đối chứng để đánh giá.
+ Vụ 3 (4, 5, …): chưa đạt thì lặp lại vụ 1 và vụ 2 đến khi đạt.
Khám phá trang 61 Công nghệ 10: Quan sát Hình 12.2 và mô tả phương pháp chọn lọc cá thể?
Lời giải:
Mô tả phương pháp chọn lọc cá thể:
+ Vụ 1: Gieo trồng quần thể giống khởi đầu, chọn vài cá thể tốt nhất, thu hoạch, bảo quản hạt riêng để trồng cho vụ sau.
+ Vụ 2: Gieo riêng hạt được chọn, so sánh với giống khởi đầu và giống đối chứng để đánh giá
+ Vụ 3 (4, 5, …): Lặp lại chu kì của vụ 1 và vụ 2 đến khi đạt được mục tiêu.
II. Một số phương pháp tạo giống cây trồng
Khám phá trang 62 Công nghệ 10: Quan sát Hình 12.3 và mô tả các bước trong quy trình chọn tạo giống cây trồng thuần chủng bằng phương pháp lai đơn
Lời giải:
Mô tả các bước trong quy trình chọn tạo giống cây trồng thuần chủng bằng phương pháp lai đơn:
+ Bước 1: Chọn giống hay dòng làm bố, mẹ
+ Bước 2: Gieo trồng, lấy phấn cây bố thụ cho hoa cây mẹ, thu hoạch hạt F1 gieo trồng ở vụ sau.
+ Bước 3: Gieo trồng F1, loại bỏ cây xấu, thu hoạch hạt cây tốt để thành từng dòng.
+ Bước 4: Gieo hạt cây F1 thành hàng hay ô, chọn cây tốt thu hoạch lấy hạt để thành dùng. Tiếp tục thực hiện đến khi được dòng thuần.
+ Bước 5: Đánh giá, so sánh dòng thuần với dòng đối chứng.
+ Bước 6: Khảo nghiệm và đăng kí giống mới.
Khám phá trang 63 Công nghệ 10: Quan sát Hình 12.5, mô tả các bước tạo giống ưu thế lai?
Lời giải:
Mô tả các bước tạo giống ưu thế lai:
+ Bước 1: Thu thập vật liệu di truyền
+ Bước 2: Tự thụ phấn qua nhiều thế hệ tạo dòng thuần bố mẹ
+ Bước 3: Cho các dòng thuần bố mẹ lai với nhau
+ Bước 4: Đánh giá và chọn tổ hợp lai ưu thế
+ Bước 5: Nghiên cứu sản suất hạt lai
+ Bước 6: Khảo nghiệm và đăng kí giống mới.
Kết nối năng lực trang 63 Công nghệ 10: Tìm hiểu thêm về các thành tựu tạo giống ưu thế lai ở Việt Nam và trên thế giới.
Lời giải:
* Thành tựu tạo giống ưu thế lai ở Việt Nam và trên thế giới:
- Giống lúa lai LY006: năng suất cao, chống chịu tốt.
- Giống ngô lai LYN10: năng suất cao, chịu hạn, chịu chua và ít nhiễm các loại sâu bệnh
- Giống cà chua lai HT25: năng suất cao, chất lượng tốt, chịu nóng, chống chịu tốt với bệnh héo cây và xoăn lá.
Khám phá trang 64 Công nghệ 10: Quan sát Hình 12.7 và mô tả các bước tạo giống cây bằng phương pháp gây đột biến?
Lời giải:
Mô tả các bước tạo giống cây bằng phương pháp gây đột biến:
+ Bước 1: Thu thập vật liệu di truyền
+ Bước 2: Xử lí vật liệu bằng tác nhân gây đột biến
+ Bước 3: Chọn thể đột biến có kiểu hình mong muốn
+ Bước 4: Tự thụ phấn qua nhiều thế hệ để tạo dòng thuần chủng
+ Bước 5: Đánh giá các dòng
+ Bước 6: Khảo nghiệm và đăng kí giống mới.
Kết nối năng lực trang 64 Công nghệ 10: Sử dụng internet, sách, báo, .. để tìm hiểu thêm về một số giống cây trồng được tạo ra bằng phương pháp gây đột biến ở Việt Nam và trên thế giới?
Lời giải:
* Một số giống cây trồng được tạo ra bằng phương pháp gây đột biến ở Việt Nam :
- Ngô NK4300 Bt/GT
* Một số giống cây trồng được tạo ra bằng phương pháp gây đột biến trên thế giới:
- Cây bông CNSH ở Trung Quốc
- Gạo GMO
- Ngô DP4114 Qrome
- Đậu nành DAS-44406-6
Khám phá trang 65 Công nghệ 10: Quan sát Hình 12.9 và mô tả các bước tạo giống cây trồng bằng kĩ thuật chuyển gene.
Lời giải:
Mô tả các bước tạo giống cây trồng bằng kĩ thuật chuyển gene:
- Bước 1: Chuẩn bị sinh vật hoặc tế bào cho gen, sinh vật hoặc tế bào nhận gene
- Bước 2: Thu nhận gene bằng kĩ thuật phù hợp
- Bước 3: Gắn gene cần chuyển vào công cụ chuyển gene
- Bước 4: Chuyển gene
- Bước 5: Chọn loc sinh vật hoặc tế bào mang gene cần chuyển
- Bước 6: Đánh giá, khảo nghiệm và đăng kí giống mới
Kết nối năng lực trang 65 Công nghệ 10: Tìm hiểu thêm về các thành tựu của tạo giống cây trồng bằng công nghệ gene ở Việt Nam và trên thế giới?
Lời giải:
* Thành tựu của tạo giống cây trồng bằng công nghệ gene ở Việt Nam:
- Khoai tây kháng côn trùng, kháng vi rút
- Đậu tương chống chịu chất diệt cỏ, hàm lượng oleic acid
- Cà chua chín chậm
* Thành tựu của tạo giống cây trồng bằng công nghệ gene ở Việt Nam:
- Giống đậu nành BĐG
- Cây bông CNSH ở Trung Quốc
- Gạo GMO
Luyện tập
Luyện tập 1 trang 65 Công nghệ 10: So sánh chọn lọc hỗn hợp và chọn lọc cá thể. Nêu ưu điểm và nhược điểm của từng phương pháp
Lời giải:
* So sánh chọn lọc hỗn hợp và chọn lọc cá thể
So sánh |
Chọn lọc hỗn hợp |
Chọn lọc cá thể |
Giống nhau |
Chọn lọc để tạo giống cây trồng |
|
Khác nhau |
- Đơn giản, dễ thực hiện |
- Tiến hành công phu |
- Ít tốn kém |
- Tốn kém |
|
- Hiệu quả không cao |
Hiệu quả cao |
|
Chọn một nhóm cá thể |
Chọn 1 hoặc 1 số cá thể |
* Phương pháp chọn lọc hỗn hợp:
- Ưu điểm:
+ đơn giản
+ dễ thực hiện
+ ít tốn kém
- Nhược điểm: Hiệu quả không cao
* Phương pháp chọn lọc cá thể
- Ưu điểm:
+ Nhanh đạt kết quả
+ Độ đồng đều cao
+ Năng suất ổn định
- Nhược điểm:
+ Tiến hành công phu
+ Tốn kém
+ Cần nhiều diện tích gieo trồng
Luyện tập 2 trang 65 Công nghệ 10: So sánh các bước tạo giống thuần và giống ưu thế lai bằng phương pháp lai.
Lời giải:
So sánh các bước tạo giống thuần và giống ưu thế lai bằng phương pháp lai.
So sánh |
|
Tạo giống thuần |
Tạo giống ưu thế lai |
Giống |
Bước 6 |
Khảo nghiệm và đăng kí giống mới |
|
Khác |
Bước 1 |
Chọn giống hay dòng làm bố, mẹ |
Thu thập vật liệu di truyền |
Bước 2 |
Lấy phấn cây bố thụ cho hoa cây mẹ, thu hoạch hạt F1 |
Tự thụ phấn qua nhiều thế hệ để tạo dòng thuần bố mẹ |
|
Bước 3 |
Gieo hạt F1,chọn cây tốt thu hoạch hạt để thành từng dòng |
Cho các dòng thuần bố mẹ lai với nhau |
|
Bước 4 |
Gieo thành hàng hay ô hạt cây F1, chọn cây tốt thu hoạch hạt để riêng thành từng dòng |
Đánh giá, chọn tổ hợp lai có ưu thế
|
|
Bước 5 |
Đánh giá, so sánh với dòng đối chứng |
Nghiên cứu sản xuất hạt lai |
Luyện tập 3 trang 65 Công nghệ 10: Tạo giống cây trồng bằng phương pháp gây đột biến và phương pháp chuyển gene có những điểm gì giống và khác nhau?
Lời giải:
Tạo giống cây trồng bằng phương pháp gây đột biến và phương pháp chuyển gene:
- Giống nhau: Đều tạo ra giống cây trồng
- Khác nhau:
+ Phương pháp gây đột biến: tạo giống mới có kiểu gene mới theo nhu cầu của con người
+ Phương pháp: tạo ra tế bào hoặc sinh vật có gene bị biến đổi hoặc có thêm gene mới.
Vận dụng
Vận dụng trang 65 Công nghệ 10: Vận dụng kiến thức đã học kết hợp với tìm hiểu qua internet, sách, báo, … em hãy viết một đoạn văn nêu quan điểm của em về cây trồng biến đổi gene.
Lời giải:
Quan điểm của em về cây trồng biến đổi gene:
Quá trình chọn tạo giống theo cách thông thường đòi hỏi thời gian lâu, tốn kém và việc tính trạng tạo ra không bền vững lại khá phổ biến, nhất là đối với các tính trạng do nhiều gien quy định như chịu hạn hay năng suất. Đây là điều các nhà sản xuất hạt giống cây trồng đều không mong muốn. Nguyên nhân là trên nhiễm sắc thể, đôi khi gien có lợi (ví dụ gien kháng bệnh) lại ở gần gien có hại (ví dụ gien năng suất thấp, hạt nhỏ). Khi cho giao phối giữa hai cá thể theo phương thức tự nhiên đòi hỏi nhà chọn giống phải lai liên tục nhiều thế hệ (7-9 thế hệ), hoặc phải tạo một quần thế rất lớn (hàng chục nghìn cá thể) mới có thể loại bỏ hoàn toàn gien xấu và giữ lại gien tốt. Trong khi đó kĩ thuật di truyền cho phép chuyển chỉ một hoặc vài gien có ích vào gien của một sinh vật khác trong vòng một thế hệ. Do vậy rút ngắn thời gian và tạo ra hiệu quả tức thời.
Bài viết liên quan
- Giải Công nghệ 10 (Kết nối tri thức) Bài 11: Khái niệm và vai trò của giống cây trồng
- Giải Công nghệ 10 (Kết nối tri thức) Bài 13: Nhân giống cây trồng
- Giải Công nghệ 10 (Kết nối tri thức) Bài 14: Thực hành: Nhân giống cây ăn quả bằng phương pháp ghép
- Giải Công nghệ 10 (Kết nối tri thức) Ôn tập chương 4