Giải Công nghệ 10 (Kết nối tri thức) Ôn tập chương 2

Hoidap.vietjack.com trân trọng giới thiệu: lời giải bài tập Công nghệ lớp 10 Ôn tập chương 2 sách Kết nối tri thức hay nhất, chi tiết giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Công nghệ 10 Ôn tập chương 2. Mời các bạn đón xem:

359


Giải Công nghệ 10 Ôn tập chương 2

Câu hỏi 1 trang 40 Công nghệ 10: Trình bày khái niệm, thành phần và tính chất của đất trồng?

Lời giải:

a. Khái niệm đất trồng: - Là lớp bề mặt tơi xốp của vỏ trái đất mà trên đó thực vật có thể sinh sống, phát triển và sản xuất ra sản phẩm

b. Thành phần đất trồng:

- Phần lỏng

- Phần rắn

- Phần khí

- Sinh vật đất

c. Tính chất đất trồng:

*Thành phần cơ giới của đất

- Tỉ lệ các hạt cát, limon và sét trong đất tạo nên thành phần cơ giới của đất.

- Đất có nhiều hạt kích thước nhỏ

- Có 3 loại đất chính:

+ Đất cát: tỉ lệ cát lớn

+ Đất thịt: tỉ lệ hạt cân đối

+ Đất  sét: tỉ lệ sét lớn

* Phản ứng của dung dịch đất

+ Phản ứng chua

- Là do nồng độ H+ lớn hơn nồng độ OH-

- Độ PH dưới 6,6.

+ Phản ứng kiềm

- Là do nồng độ H+ nhỏ hơn nồng độ OH-

- Độ PH trên 7,5

+ Phản ứng trung tính:

- Là do nồng độ H+ và OH trong dung dịch đất cân bằng nhau.

- Độ PH từ 6,6 đến 7,5

Câu hỏi 2 trang 40 Công nghệ 10: Giải thích cơ sở khoa học của các biện pháp sử dụng và cải tạo đất chua, đất mặn và đất bạc màu?

Lời giải:

Cơ sở khoa học của các biện pháp sử dụng và cải tạo đất chua, đất mặn và đất bạc màu

* Biện pháp cải tạo đất chua

- Biện pháp vôi

+ Mất khả năng gây độc cho cây và cố định lân trong đất

+ Tăng cường hoạt động của vi sinh vật 

+ Đất tơi xốp

+ Điều chỉnh PH phù hợp.

- Biện pháp thủy lợi:

+ Vùng ngoài: đắp đê kết hợp trồng cây chắn sóng.

+ Vùng trong: dùng nước ngọt kết hợp bón vôi

- Biện pháp canh tác:

+ Không làm đất vào mùa mưa

+ Che phủ đất bằng tàn dư thực vật, nylon, trồng cây phân xanh.

* Biện pháp cải tạo đất mặn

- Biện pháp bón phân: Sử dụng phân hữu cơ, hạn chế phân vô cơ, kết hợp bón vôi

- Biện pháp thủy lợi:

+ Xây dựng, củng cố hệ thống đê biển, trồng cây chắn sóng.

+ Xây dựng hệ thống kênh, mương

+ Làm mương hạ mực nước ngầm.

- Biện pháp canh tác:

+ Xây dựng chế độ luân canh

+ Bố trí thời vụ tránh mặn

- Chế độ làm đất thích hợp

+ Cày không lật, xới đất nhiều lần

+ Vùng đã cải tạo không để khô hạn, không làm ải.

* Biện pháp cải tạo đất bạc màu

- Biện pháp bón phân: 

+ Phân hữu cơ

+ Phân vô cơ

+ Phân xanh

+ Bón vôi

- Biện pháp thủy lợi: tưới tiêu hợp lí

- Biện pháp canh tác:

+ Sử dụng giống ngắn ngày

+ Sử dụng luân canh, tăng vụ, trồng xen cây họ đậu.

Câu hỏi 3 trang 40 Công nghệ 10: Phân biệt giá thể hữu cơ tự nhiên và giá thể trơ cứng. Trình bày đặc điểm của một số loại giá thể trồng cây phổ biến?

Lời giải:

1. Phân biệt giá thể hữu cơ tự nhiên và giá thể trơ cứng

- Giá thể hữu cơ tự nhiên: có nguồn gốc từ thực vật

- Giá thể trơ cứng có nguồn gốc từ các loại đá khoáng.

2. Đặc điểm của một số loại giá thể trồng cây phổ biến:

* Giá thể than bùn

- Là giá thể được tạo ra từ xác các loài thực vật khác nhau, thủy phân trong điều kiện kị khí

- Ưu điểm:

+ Xốp, nhẹ, thoáng khí, giữ ẩm tốt

+ Giữ chất dinh dưỡng không bị rửa trôi.

- Nhược điểm:

+ Hàm lượng chất dinh dưỡng thấp

* Giá thể mùn cưa

- là loại giá thể tạo ra từ mùn cưa trong quá trình sản xuất và chế biến gỗ.

- Ưu điểm:

+ Đất tơi xốp, ổn định nhiệt

+ Cung cấp chất dinh dưỡng cho cây thông qua biến đổi của vi sinh vật.

- Nhược điểm:

+ Độ thoáng khí thấp

+ Giữ ẩm không đều

* Giá thể trấu hun

- Là loại giá thể được tạo bởi quá trình đốt vỏ trấu của hạt thóc trong điều kiện kị khí.

- Ưu điểm:

+ Sạch, tơi, xốp

+ Giữ nước và giữ phân tốt

+ Không có nấm bệnh và vi khuẩn

+ Tốt cho đất trồng và cây trồng

+ Không hại cho môi trường

+ Giúp cây cứng cáp, chống rét tốt

- Nhược điểm:

+ Dinh dưỡng kém

+ Hấp thụ nhiệt lớn

+ Không tốt cho cây ở điều kiện nắng nóng.

* Giá thể xơ dừa

- Là loại giá thể tạo ra từ vỏ dừa

- Ưu điểm:

+ Nhẹ, tơi, xốp, thoáng khí

+ Giữ và duy trì độ ẩm tốt, thoát nước xanh

+ Cải thiện quá trình trao đổi cation

+ Tăng cường hoạt động của vi sinh vật cố đinh đạm

+ Kích thích quá trình nảy mầm

+ Cây sinh trưởng nhanh, phát triển thuận lợi.

- Nhược điểm:

+ Gây nghẽn quá trình hút dinh dưỡng và nước của rễ.

* Giá thể perlite

- Khái niệm: Là giá thể tạo ra từ đá perlite trong tự nhiên bằng cách xay, nghiền nhỏ và nung ở nhiệt độ cao.

- Đặc điểm: trắng, xốp, nhẹ, ngậm nước, chứa nhiều chất khoáng.

- Ưu điểm:

+ Giúp đất xốp

+ Giữ nước

+ Cân bằng nhiệt độ

+ Giúp rễ cây sinh trưởng, phát triển thuận lợi

+ Năng suất cao

- Nhược điểm: Độ PH giảm

* Giá thể gốm

- Là loại giá thể được sản xuất từ đất sét, đất phù sa, một số phụ phẩm nông nghiệp bằng cách nghiền, nặn thành viên và nung ở nhiệt độ cao

- Ưu điểm:

+ Xốp, nhẹ, thoáng khí

+ Giữ chất dinh dưỡng giúp rễ cây phát triển tốt

+ Rẻ. sạch, không ô nhiễm môi trường

+ Độ bền cao, trung tính, tái sử dụng nhiều lần

+ Hạn chế sâu bệnh và cỏ dại

+ Chất lượng cao

- Nhược điểm: 

+ Không giữ được nước, khô nhanh, không chứa chất dinh dưỡng

+ Đất sét là nguyên liệu không tái tạo được.

Câu hỏi 4 trang 40 Công nghệ 10: Trình bày các bước sản xuất giá thể than bùn, giá thể mùn cưa, giá thể trấu hun và giá thể xơ dừa?

Lời giải:

* Các bước sản xuất giá thể than bùn:

+ Bước 1: Tập kết than bùn sau khi thai thác về nơi chế biến

+ Bước 2: Phơi khô than bùn ngoài không khí và nghiền nhỏ

+ Bước 3: Phối trộn với vôi bột, chất phụ gia, chế phẩn vi sinh vật; sau đó ủ một thời gian

+ Bước 4: Kiểm tra chất lượng, đóng gói và vận chuyển.

* Các bước sản xuất giá thể mùn cưa

+ Bước 1: Tập kết mùn cưa về xưởng chế biến

+ Bước 2: Phơi khô đảo đều 

+ Bước 3: Ủ mùn cưa với chế phẩm vi sinh vật

+ Bước 4: Kiểm tra chất lượng, đóng gói và vận chuyển.

* Các bước sản xuất giá thể trấu hun 

+ Bước 1: Thu nhận trấu về cơ sở sản xuất

+ Bước 2: Đốt trấu trong điều kiện kị khí; làm nguội bằng việc dàn thành lớp mỏng, dội nước lên trấu đã hun; loại bỏ tạp chất.

+ Bước 3: Phối trộn với chế phẩm vi sinh vật

+ Bước 4: Kiểm tra chất lượng, đóng gói và vận chuyển.

* Các bước sản xuất giá thể xơ dừa:

+ Bước 1: Thu gom vỏ dừa, phơi khô, làm khô

+ Bước 2: Ngâm vỏ dừa đã được làm nhỏ trong nước sạch khoảng 2 – 3 ngày; sau đó, ngâm trong nước vôi khoảng 5 – 7 ngày để loại bỏ các chất độc hại đối với cây trồng.

+ Bước 3: Phối trộn và ủ với chế phẩm vi sinh vật.

+ Bước 4: Kiểm tra chất lượng, đóng gói và vận chuyển.

Câu hỏi 5 trang 40 Công nghệ 10: Xác định độ chua, độ mặn của đất trồng có ý nghĩa như thế nào đối với trồng trọt? Nêu ví dụ minh họa.

Lời giải:

1. Ý nghĩa của việc xác định độ chua, độ mặn của đất trồng đối với trồng trọt:

Cần xác định độ chua, độ kiềm của đất để có biện pháp cải tạo thành đất màu mỡ thì mới có thể trồng trọt

2. Ví dụ:

* Nếu là đất chua cần:

- Biện pháp vôi

+ Mất khả năng gây độc cho cây và cố định lân trong đất

+ Tăng cường hoạt động của vi sinh vật 

+ Đất tơi xốp

+ Điều chỉnh PH phù hợp.

- Biện pháp thủy lợi:

+ Vùng ngoài: đắp đê kết hợp trồng cây chắn sóng.

+ Vùng trong: dùng nước ngọt kết hợp bón vôi

- Biện pháp canh tác:

+ Không làm đất vào mùa mưa

+ Che phủ đất bằng tàn dư thực vật, nylon, trồng cây phân xanh.

* Nếu là đất mặn cần:

- Biện pháp bón phân: Sử dụng phân hữu cơ, hạn chế phân vô cơ, kết hợp bón vôi

- Biện pháp thủy lợi:

+ Xây dựng, củng cố hệ thống đê biển, trồng cây chắn sóng.

+ Xây dựng hệ thống kênh, mương

+ Làm mương hạ mực nước ngầm.

- Biện pháp canh tác:

+ Xây dựng chế độ luân canh

+ Bố trí thời vụ tránh mặn

- Chế độ làm đất thích hợp

+ Cày không lật, xới đất nhiều lần

+ Vùng đã cải tạo không để khô hạn, không làm ải.

* Nếu là đất bạc màu cần:

- Biện pháp bón phân: 

+ Phân hữu cơ

+ Phân vô cơ

+ Phân xanh

+ Bón vôi

- Biện pháp thủy lợi: tưới tiêu hợp lí

- Biện pháp canh tác:

+ Sử dụng giống ngắn ngày

Bài viết liên quan

359