Nguyên tố potassium thuộc ô 19 trong bảng tuần hoàn. Cho biết cấu tạo của nguyên tử
Lời giải luyện tập trang 50 Hóa học 10 sách Chân trời sáng tạo hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Hóa học 10.
Giải Hóa học 10 Chân trời sáng tạo Bài 7: Định luật tuần hoàn – Ý nghĩa của bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học
Luyện tập trang 50 Hóa học 10: a) Nguyên tố potassium thuộc ô 19 trong bảng tuần hoàn. Cho biết cấu tạo của nguyên tử này.
b) Nguyên tử của nguyên tố chlorine có 17 proton. Cho biết vị trí của nguyên tố này trong bảng tuần hoàn.
c) Nguyên tử của nguyên tố sulfur thuộc ô 16 trong bảng tuần hoàn. Cho biết tính chất hóa học cơ bản của nguyên tố sulfur.
Lời giải:
a) Nguyên tố potassium thuộc ô 19.
Số hiệu nguyên tử (Z) = 19 = số proton = số electron.
Cấu hình electron K (Z = 19): 1s22s22p63s23p64s1.
Số lớp electron: 4.
Số electron lớp ngoài cùng: 1.
b) Nguyên tử của nguyên tố chlorine có 17 proton.
Số hiệu nguyên tử (Z) = số proton = số electron = 17.
Cấu hình electron: 1s22s22p63s23p5.
Vậy chlorine thuộc:
+ Ô thứ 17 (do Z = 17)
+ Chu kì 3 (do có 3 lớp electron)
+ Nhóm VIIA (do 7 electron hóa trị, nguyên tố p).
c) Nguyên tử của nguyên tố sulfur thuộc ô 16
Số hiệu nguyên tử (Z) = số proton = số electron = 16.
Cấu hình electron: 1s22s22p63s23p4.
Sulfur là phi kim do có 6 electron lớp ngoài cùng.
Hóa trị cao nhất với oxygen là VI.
Công thức oxide cao nhất: SO3 là acidic oxide.
Công thức hydroxide tương ứng: H2SO4 là acid mạnh.
Xem thêm các bài giải sách giáo khoa Hóa học 10 bộ sách Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
Bài viết liên quan
- Giải Hoá 10 (Chân trời sáng tạo) Bài 5: Cấu tạo bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học
- Giải Hoá 10 (Chân trời sáng tạo) Bài 6: Xu hướng biến đổi một số tính chất của nguyên tử các nguyên tố, thành phần và một số tính chất của hợp chất trong một chu kì và nhóm
- Giải Hoá 10 (Chân trời sáng tạo) Bài 7: Định luật tuần hoàn – Ý nghĩa của bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học