Giải Hoá 10 (Chân trời sáng tạo) Bài 4: Cấu trúc lớp vỏ electron của nguyên tử
Hoidap.vietjack.com trân trọng giới thiệu: lời giải bài tập Hoá lớp 10 Bài 4: Cấu trúc lớp vỏ electron của nguyên tử sách Chân trời sáng tạo hay nhất, chi tiết giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Hoá 10 Bài 4. Mời các bạn đón xem:
Giải bài tập Hóa lớp 10 Bài 4: Cấu trúc lớp vỏ electron của nguyên tử
Video giải Hóa lớp 10 Bài 4: Cấu trúc lớp vỏ electron của nguyên tử
Lời giải:
- Sự chuyển động của electron trong nguyên tử:
+ Theo mô hình nguyên tử của Rutherford – Bohr, các electron chuyển động trên những quỹ đạo hình tròn hay bầu dục xác định xung quanh hạt nhân.
+ Theo mô hình hiện đại, trong nguyên tử, các electron chuyển động rất nhanh xung quanh hạt nhân không theo một quỹ đạo xác định, tạo thành đám mây electron.
- Trong nguyên tử các electron được sắp xếp thành từng lớp và phân lớp theo mức năng lượng từ thấp đến cao.
- Trình tự sắp xếp các mức năng lượng:
+ Các electron trên cùng một phân lớp có năng lượng bằng nhau.
+ Các electron trên cùng một lớp có năng lượng gần bằng nhau.
1. Sự chuyển động của electron trong nguyên tử
Lời giải:
|
Mô hình Rutherford – Bohr |
Mô hình hiện đại |
Giống nhau |
Electron chuyển động quanh hạt nhân |
|
Khác nhau |
Hạt nhân nằm ở giữa, electron chuyển động quanh hạt nhân trên quỹ đạo đường đi xác định có hình tròn hoặc hình bầu dục. |
Electron chuyển động hỗn loạn không có quỹ đạo xác định quanh hạt nhân ⇒ Chỉ xác định được khoảng không gian mà electron chuyển động trong đó, khoảng không gian đó gọi là Orbital nguyên tử. |
- Các thiên thể quay quanh Mặt Trời theo quỹ đạo xác định.
- Theo Rutherford – Bohr: các electron chuyển động trên những quỹ đạo hình tròn hay bầu dục xác định xung quanh hạt nhân.
⇒ Mô hình nguyên tử của Rutherford – Bohr được gọi là mô hình hành tinh nguyên tử, tương tự như hệ Mặt Trời.
Lời giải:
- Đám mây nguyên tử được tạo thành khi các electron chuyển động rất nhanh xung quanh hạt nhân với xác suất tìm thấy không giống nhau.
- Orbital nguyên tử là khu vực không gian xung quanh hạt nhân mà tại đó xác suất có mặt electron khoảng 90%.
Lời giải:
Khái niệm orbital nguyên tử xuất phát từ mô hình nguyên tử hiện đại.
Lời giải:
- Điểm giống nhau giữa các orbital p (px; py; pz): đều có dạng hình số tám nổi.
- Điểm khác nhau: Sự định hướng trong không gian, cụ thể:
+ Orbital px có dạng hình số tám nổi, định hướng theo trục x.
+ Orbital py có dạng hình số tám nổi, định hướng theo trục y.
+ Orbital pz có dạng hình số tám nổi, định hướng theo trục z.
2. Lớp và phân lớp electron
Lời giải:
Trong nguyên tử, các electron được sắp xếp thành từng lớp kí hiệu K, L, M, N, O, P, Q từ gần đến xa hạt nhân theo thứ tự từ lớp n = 1 đến n = 7.
Lời giải:
Từ hình 4.5 ta thấy: Lực hút của hạt nhân với lớp K là lớn nhất, lớp Q là nhỏ nhất.
Lời giải:
Với 4 lớp đầu (1, 2, 3, 4) số phân lớp trong mỗi lớp bằng số thứ tự của lớp đó.
3. Cấu hình electron nguyên tử
Lời giải:
Ở trạng thái cơ bản, các electron trong nguyên tử chiếm lần lượt những orbital có mức năng lượng từ thấp đến cao: 1s 2s 2p 3s 3p 4s 3d 4p 5s 4d 5p …
Lưu ý: Khi điện tích hạt nhân tăng có sự chèn mức năng lượng mức 4s trở nên thấp hơn 3d, mức 5s thấp hơn 4d, ...
Lời giải:
Cách biểu diễn 2 electron trong một orbital dựa trên nguyên lí Pauli:
+ Để biểu diễn orbital nguyên tử, người ta sử dụng các ô vuông, gọi là ô lượng tử, mỗi ô lượng tử ứng với một AO, mỗi AO chứa tối đa 2 electron và có chiều tự quay ngược nhau.
+ Nếu trong AO chỉ chứa một electron thì electron đó gọi là electron độc thân (kí hiệu bởi một mũi tên hướng lên ↑). Ngược lại, nếu AO chứa đủ hai electron thì các electron đó gọi là electron ghép đôi (kí hiệu bởi hai mũi tên ngược chiều nhau ↑↓).
Lời giải:
Nguyên tử oxygen có 6 electron ghép đôi và 2 electron độc thân.
Lời giải:
Từ bảng 4.1 ta có mối quan hệ: lớp n có tối đa 2n2 electron (với n ≤ 4).
Lời giải:
Số electron tối đa trong phân lớp p là 6.
Trong nguyên tử nitrogen, phân lớp 2p chỉ chứa một nửa số electron tối đa ⇒ phân lớp 2 p chứa 3 electron.
Nitrogen có 2 phân lớp s đều chứa electron tối đa ⇒ tổng số các electron trên các phân lớp s là 2 × 2 = 4.
Nguyên tử nitrogen có 3 + 4 = 7 electron.
Lời giải:
Trường hợp a) không có electron độc thân ⇒ Phân lớp bão hòa chứa đủ số electron tối đa.
Trường hợp b) có 3 electron độc thân ⇒ Phân lớp nửa bão hòa chứa một nửa số electron tối đa.A
Trường hợp hợp c) có 2 electron độc thân ⇒ Phân lớp chưa bão hòa chưa đủ số electron tối đa.
Lời giải:
Cách phân bố electron vào các orbial để số electron độc thân là tối đa:
Biểu diễn các electron bằng mũi tên đi lên vào lần lượt các orbital trước, sau đó mới quay lại biểu diễn các electron bằng mũi tên đi xuống vào các orbital.
Lời giải:
Quy tắc Hund: Trong cùng một phân lớp chưa bão hòa, các electron sẽ phân bố vào các orbital sao cho số electron độc thân là tối đa. Vậy:
+ Trường hợp (a) tuân theo quy tắc Hund vì số electron độc thân đã tối đa.
+ Trường hợp (b) không tuân theo quy tắc Hund vì số electron độc thân chưa tối đa.
Câu hỏi 14 trang 32 Hóa học 10: Cấu hình electron của một nguyên tử cho biết những thông tin gì?
Lời giải:
Cấu hình electron của một nguyên tử cho biết sự phân bố electron trong vỏ nguyên tử trên các phân lớp thuộc các lớp khác nhau
Lời giải:
Z = 13 ⇒ nguyên tử aluminium có 13 electron.
Cấu hình electron nguyên tử aluminium là: 1s22s22p63s23p1 hoặc viết gọn [Ne]3s23p1.
Cấu hình electron theo ô orbital:
⇒ Nguyên tử aluminium có 1 electron độc thân.
Lời giải:
Dựa vào Bảng 4.2, cấu hình electron của phosphorus (Z = 15): 1s22s22p63s23p3 hay [Ne]3s23p3.
Cơ sở để dự đoán phosphorus (Z = 15) là nguyên tố phi kim: có 5 electron lớp ngoài cùng.
Lời giải:
Dựa vào Bảng 4.2, cấu hình electron của lithium (Z = 3) là 1s22s1 hay [He]2s1.
Nguyên tử lithium có 1 electron lớp ngoài cùng ⇒ là kim loại.
Bài tập (trang 34)
Lời giải:
Chọn (1) phân bố đúng vì chứa tối đa electron độc thân và các electron độc thân được biểu diễn bằng mũi tên hướng lên trên.
Lời giải:
Số electron của nguyên tử của X là 2 + 6 = 8 electron.
⇒ X có 8 proton, số hiệu nguyên tử của X là 8.
Lời giải:
Ở trạng thái cơ bản, nguyên tử của tất cả các nguyên tố trên đều chứa electron độc thân. Cụ thể:
Nguyên tử |
Cấu hình electron |
Orbital lớp ngoài cùng |
Số electron độc thân |
Boron (Z = 5) |
1s22s22p1 hay [He] 2s22p1 |
|
1 |
Oxygen (Z = 8) |
1s22s22p4 hay [He] 2s22p4 |
|
2 |
Phosphorus (Z = 15) |
1s22s22p63s23p3 hay [Ne] 3s23p3 |
|
3 |
Chlorine (Z = 17) |
1s22s22p63s23p5 hay [Ne] 3s23p5 |
|
1 |
Lời giải:
Cấu hình electron carbon (Z = 6): 1s22s22p2 hay [He] 2s22p2
⇒ Nguyên tử carbon có 4 electron lớp ngoài cùng ⇒ là phi kim.
Cấu hình electron sodium (Z = 11): 1s22s22p63s1 hay [Ne] 3s1
⇒ Nguyên tử sodium có 1 electron lớp ngoài cùng ⇒ là kim loại.
Cấu hình electron oxygen (Z = 8): 1s22s22p4 hay [He] 2s22p4
⇒ Nguyên tử oxygen có 6 electron lớp ngoài cùng ⇒ là phi kim.