Bài 24: Thực hành tác động của con người đến thiên nhiên
Bài 24: Thực hành tác động của con người đến thiên nhiên
Bài 24: Thực hành tác động của con người đến thiên nhiên
Phần 1: Giải Sách Giáo Khoa
Với soạn, giải bài tập Địa Lí lớp 6 Bài 24: Thực hành tác động của con người đến thiên nhiên sách Chân trời sáng tạo hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Địa Lí 6 Bài 24.
Câu hỏi giữa bài
I. Nội dung
II. Chuẩn bị
Xây dựng kế hoạch học tập theo các nội dung sau:
1. Lựa chọn chủ đề: xác định nội dung ở mục I, chọn một chủ đề phù hợp (vấn đề xử lí nước thải của một cơ sở sản xuất công nghiệp; tác động của khí thải nhà máy đến môi trường không khí, ảnh hưởng của phân bón, thuốc trừ sâu,... đến môi trường đất, nước, không khí,...; vấn đề thu gom và xử lí rác thải ở khu du lịch,...).
2. Xác định địa điểm, thời gian phù hợp với chủ đề, kế hoạch học tập và điều kiện thực tế ở địa phương (có thể chọn một khu du lịch; nhà máy, cơ sở sản xuất công nghiệp; cánh đồng, trang trại chăn nuôi gia cầm, gia súc, thuỷ sản,...).
3. Tư liệu, thiết bị
- Sách giáo khoa, sách tham khảo, bài báo,...
- Các tài liệu từ internet.
- Dụng cụ xác định phương hướng.
- Dụng cụ thu gom và chứa mẫu vật.
- Phương tiện ghi hình, thu âm,... (nếu có).
4. Phân công nhiệm vụ thành viên trong nhóm.
III. Tổ chức học tập tại thực địa
- Quan sát địa bàn tham quan.
- Ghi chép thông tin đầy đủ.
- Thu thập mẫu vật.
- Chụp hình hoặc ghi chủ những thông tin quan trọng.
- Ghi nhớ lộ trình tham quan.
Lưu ý: Học sinh cần phải thông tin và phản hồi với giáo viên trong quá trình tham quan.
IV. Thực hiện và báo cáo sản phẩm
1. Sắp xếp thông tin thu thập được theo chủ đề.
2. Kiểm tra các thông tin thu thập được với các nguồn tài liệu khác.
3. Trình bày sản phẩm:
- Cá nhân: Trình bày các bước thực hiện một chuyến tham quan.
- Nhóm: Viết bài báo cáo, vẽ lược đồ trí nhớ, sưu tập mẫu vật phù hợp với chủ đề đã chọn.
4. Rút kinh nghiệm từ các nhóm khác và ý kiến của giáo viên.
Phần 2: Lý thuyết bài học
Với tóm tắt lý thuyết Địa Lí lớp 6 Bài 24: Thực hành tác động của con người đến thiên nhiên hay nhất, chi tiết sách Chân trời sáng tạo sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt Địa Lí 6.
I. Nội dung
II. Chuẩn bị
* Lựa chọn chủ đề
- Vấn đề xử lí nước thải của một cơ sở sản xuất công nghiệp.
- Tác động của khí thải nhà máy đến môi trường không khí.
- Ảnh hưởng của phân bón, thuốc trừ sâu,... đến môi trường đất, nước, không khí,...
* Xác định địa điểm, thời gian phù hợp, kế hoạch học tập và điều kiện thực tế ở địa phương
* Tư liệu, thiết bị
- Sách giáo khoa, sách tham khảo, bài báo,...
- Các tài liệu từ internet.
- Dụng cụ xác định phương hướng.
- Dụng cụ thu gom và chứa mẫu vật.
- Phương tiện ghi hình, thu âm,...
* Phân công nhiệm vụ thành viên trong nhóm
III. Tổ chức học tập tại thực địa
- Quan sát địa bàn tham quan.
- Ghi chép thông tin đầy đủ.
- Thu thập mẫu vật.
- Chụp hình hoặc ghi chủ những thông tin quan trọng.
- Ghi nhớ lộ trình tham quan.
IV. Thực hiện và báo cáo sản phẩm
- Sắp xếp thông tin thu thập được theo chủ đề.
- Kiểm tra các thông tin thu thập được với các nguồn tài liệu khác.
- Trình bày sản phẩm
+ Cá nhân: Trình bày các bước thực hiện một chuyến tham quan.
+ Nhóm: Viết bài báo cáo, vẽ lược đồ trí nhớ, sưu tập mẫu vật phù hợp với chủ đề đã chọn.
- Rút kinh nghiệm từ các nhóm khác và ý kiến của giáo viên.
Phần 3: Bài tập trắc nghiệm
Với 10 câu hỏi trắc nghiệm Địa Lí lớp 6 Bài 24: Thực hành tác động của con người đến thiên nhiên chọn lọc, có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Chân trời sáng tạo sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Địa Lí 6.
Câu 1. Dân cư phân bố thưa thớt ở những khu vực nào sau đây?
A. Ven biển, ven sông.
B. Hoang mạc, núi cao.
C. Các trục giao thông.
D. Đồng bằng, trung du.
Lời giải
Đáp án B.
SGK/190, lịch sử và địa lí 6.
Câu 2. Phát triển bền vững là sự phát triển nhằm đáp ứng nhu cầu của
A. sản xuất hiện tại mà không làm tổn hại đến sự phát triển kinh tế tương lai.
B. thế hệ tương lai mà không làm tổn hại đến nhu cầu của các thế hệ hiện tại.
C. sản xuất hiện tại mà không làm tổn hại đến môi trường tự nhiên tương lai.
D. thế hệ hiện tại mà không làm tổn hại đến nhu cầu của các thế hệ tương lai.
Lời giải
Đáp án D.
SGK/194, lịch sử và địa lí 6.
Câu 3. Ở châu Á, dân cư tập trung thưa thớt ở khu vực nào sau đây?
A. Đông Nam Á.
B. Nam Á.
C. Trung Á.
D. Đông Á.
Lời giải
Đáp án C.
SGK/190, lịch sử và địa lí 6.
Câu 4. Các điều kiện tự nhiên có ảnh hưởng đến đời sống hằng ngày của con người là
A. địa hình, sinh vật, nguồn vốn và khí hậu.
B. khí hậu, địa hình, nguồn nước và đất đai.
C. nguồn nước, dân số, khí hậu và địa hình.
D. đất đai, nguồn vốn, dân số và chính sách.
Đáp án B.
SGK/192, lịch sử và địa lí 6.
Câu 5. Châu lục nào sau đây tập trung nhiều siêu đô thị nhất trên thế giới?
A. Châu Á.
B. Châu Mĩ.
C. Châu Âu.
D. Châu Úc.
Lời giải
Đáp án A.
SGK/191, lịch sử và địa lí 6.
Câu 6. Siêu đô thị nào sau đây thuộc khu vực Đông Nam Á?
A. Gia-cac-ta.
B. Thượng Hải.
C. Tô-ky-ô.
D. Mum-bai.
Lời giải
Đáp án A.
SGK/191, lịch sử và địa lí 6.
Câu 7. Nhân tố nào sau đây làm cho vùng Bắc Á mật độ dân số rất thấp?
A. Rừng rậm.
B. Băng tuyết.
C. Núi cao.
D. Hoang mạc.
Lời giải
Đáp án B.
SGK/190, lịch sử và địa lí 6.
Câu 8. Cơ sở của phát triển bền vững không phải là
A. bảo tồn tính đa dạng sinh học và quản lí tốt phương thức sản xuất.
B. bảo vệ các hệ sinh thái tự nhiên, phục hồi môi trường đã suy thoái.
C. sử dụng tối đa, khai thác nhiều tài nguyên không thể tái tạo được.
D. giảm đến mức thấp nhất của sự cạn kiệt tài nguyên và môi trường.
Lời giải
Đáp án C.
SGK/194, lịch sử và địa lí 6.
Câu 9. Nguyên nhân chủ yếu khiến cho diện tích đất ở các vùng khí hậu nhiệt đới khô ngày càng bị sa mạc hoá là do
A. ảnh hưởng của đốt rừng.
B. bị rửa trôi xói mòn nhiều.
C. thiếu công trình thuỷ lợi.
D. không có người sinh sống.
Lời giải
Đáp án C.
Diện tích đất ở các vùng khí hậu nhiệt đới khô ngày càng bị sa mạc hoá chủ yếu do thiếu các công trình thủy lợi. Đặc biệt là ở các nước đang phát triển và kém phát triển ở khu vực châu Phi.
Câu 10. Năm 2020, dân số nước ta là 97,3 triệu người và nước ta có diện tích 331212 km2. Vậy mật độ dân số ở nước ta vào thời điểm trên là
A. 294 người/km2.
B. 297 người/km2.
C. 295 người/km2.
D. 299 người/km2.
Lời giải
Đáp án A.
- Công thức tính: Mật độ dân số = Dân số / Diện tích (người/km2).
- Áp dụng công thức (Đổi 97,3 triệu người = 97 300 000 người):
-> Mật độ dân số nước ta 2020 = 97 300 000 / 331212 = 293,76 (người/km2).
-> Năm 2020 nước ta có mật độ dân số là 294 người/km2.