Bài 20: Sinh vật và sự phân bố các đới thiên nhiên. Rừng nhiệt đới

Bài 20: Sinh vật và sự phân bố các đới thiên nhiên. Rừng nhiệt đới

270
  Tải tài liệu

Bài 20: Sinh vật và sự phân bố các đới thiên nhiên. Rừng nhiệt đới

Phần 1: Giải Sách Giáo Khoa

Câu hỏi giữa bài

Câu hỏi 1 trang 182 Địa Lí lớp 6: Dựa vào hình 20.1, 20.2 và nội dung đã học, em hãy cho ví dụ về sự đa dạng của thế giới sinh vật ở lục địa và đại dương mà em biết?

Bài 20. Sinh vật và sự phân bố các đới thiên nhiên. Rừng nhiệt đới

Bài 20. Sinh vật và sự phân bố các đới thiên nhiên. Rừng nhiệt đới

 

Trả lời:

1. Trên lục địa

- Thực vật: giáng hương thông, lim, sưa, muồng đen, cẩm lai, xoan đào, rêu, địa y,…

- Động vật: gấu nâu, voi, nai, hươu cao cổ, cá sấu, đà điểu, hà mã, khỉ,…

2. Dưới đại dương

- Thực vật: rêu, tảo, thực vật phù du,…

- Động vật: tôm, cá voi, rùa biển, bạch tuộc, sao biển, mực, cá rắn,…

Câu hỏi 2 trang 183 Địa Lí lớp 6: Dựa vào hình 20.3, em hãy xác định trên bản đồ các đới thiên nhiên trên thế giới.

Bài 20. Sinh vật và sự phân bố các đới thiên nhiên. Rừng nhiệt đới

Trả lời:

- Các đới thiên nhiên trên thế giới: Đới nóng, hai đới ôn hòa và hai đới lạnh.

Câu hỏi 3 trang 184 Địa Lí lớp 6: Dựa vào hình 20.4 em hãy nhận xét về các tầng cây của rừng mưa nhiệt đới.

Trả lời:

- Rừng mưa nhiệt đới được chia làm các tầng khác nhau, hay còn gọi là lớp.

- Thảm thực vật được cấu tạo thành một mô hình chiều dọc thẳng đứng từ mặt đất đến tán rừng, đó là:

+ Tầng cỏ quyết.

+ Tầng cây bụi.

+ Tầng cây gỗ cao trung bình.

+ Tầng cây gỗ cao.

+ Tầng cây vượt tán.

- Mỗi tầng gồm có các loài động, thực vật khác nhau thích nghi với điều kiện sống ở riêng tầng đó.

Luyện tập - Vận dụng

Luyện tập trang 185 Địa Lí lớp 6:

1. Em hãy kể tên một số loài sinh vật trên cạn và dưới nước mà em biết.

2. Cho biết một số rừng nhiệt đới mà em biết.

Trả lời:

1. Kể tên một số loài sinh vật

- Trên cạn: gấu nâu, voi, nai, hươu cao cổ, cá sấu, đà điểu, hà mã, khỉ,…

- Dưới nước: tôm, cá voi, rùa biển, bạch tuộc, sao biển, mực, cá rắn,…

2. Một số rừng nhiệt đới

- Rừng A-ma-dôn.

- Rừng nhiệt đới ở Madagascar.

- Rừng mưa nhiệt đới ở lưu vực sông Công-gô.

- Rừng nhiệt đới gió mùa ở Đông Nam Á,…

Vận dụng trang 185 Địa Lí lớp 6: Em hãy sưu tầm các thông tin về một vườn quốc gia mà em biết để chứng minh sự đa dạng cảu động vật và thực vật.

Trả lời:

Học sinh tìm kiếm thông tin từ sách, báo, internet,…

Bài 20. Sinh vật và sự phân bố các đới thiên nhiên. Rừng nhiệt đới

Bài 20. Sinh vật và sự phân bố các đới thiên nhiên. Rừng nhiệt đới

 

MỘT SỐ THÔNG TIN CƠ BẢN VỀ VƯỜN QUỐC GIA CÚC PHƯƠNG

Vườn Quốc gia Cúc Phương (hay rừng Cúc Phương) là một khu bảo tồn thiên nhiên, khu rừng đặc dụng nằm trên địa phận ranh giới 3 khu vực Tây Bắc, châu thổ sông Hồng và Bắc Trung Bộ. Những loài thực vật ở vườn quốc gia Cúc phương bao gồm:

- Ngành quyết thực vật có 31 họ, 57 chi, 149 loài.

- Ngành hạt trần có 3 họ, 3 chi và 3 loài.

- Ngành hạt kín có 154 họ, 747 chi và 1588 loài.

Sự phong phú về sinh vật, động vật gồm có

- 97 loài thú (trong đó nổi bật nhất là các loài khỉ châu Á).

- 313 loài chim.

- 76 loài bò sát.

- 46 loài lưỡng cư.

- 11 loài cá.

- Hàng ngàn loài côn trùng.

Đây cũng là nơi sinh sống của một số loài động vật đang có nguy cơ tuyệt chủng cao như Voọc đùi trắng, Cầy vằn, Báo hoa mai,…

Bài 20. Sinh vật và sự phân bố các đới thiên nhiên. Rừng nhiệt đới

Bài 20. Sinh vật và sự phân bố các đới thiên nhiên. Rừng nhiệt đới

Phần 2: Lý thuyết bài học 

Với tóm tắt lý thuyết Địa Lí lớp 6 Bài 20: Sinh vật và sự phân bố các đới thiên nhiên. Rừng nhiệt đới hay nhất, chi tiết sách Chân trời sáng tạo sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt Địa Lí 6.

I. Sự đa dạng của sinh vật trên lục địa

1. Thực vật

- Đặc điểm

+ Phong phú và đa dạng.

+ Có sự khác biệt rõ rệt giữa các đới khí hậu.

- Nhân tố ảnh hưởng: Khí hậu có vai trò chủ yếu trong việc hình thành các thảm thực vật.

- Phân bố: Từ cực về Xích đạo có đài nguyên, rừng lá kim, thảo nguyên, hoang mạc, rừng nhiệt đới,…

Lý thuyết Địa Lí 6 Bài 20: Sinh vật và sự phân bố các đới thiên nhiên. Rừng nhiệt đới | Chân trời sáng tạo

Lý thuyết Địa Lí 6 Bài 20: Sinh vật và sự phân bố các đới thiên nhiên. Rừng nhiệt đới | Chân trời sáng tạo

2. Động vật

- Đặc điểm

+ Động vật chịu ảnh hưởng của khí hậu ít hơn thực vật.

+ Giới động vật trên các lục địa cũng hết sức phong phú, đa dạng.

+ Có sự khác biệt giữa các đới khí hậu.

- Phân bố rộng khắp trên thế giới, từ đất liền đến đại dương.

II. Các đới thiên nhiên trên thế giới

Đới

Phạm vi

Khí hậu

Sinh vật

Nóng

Trải dài giữa hai chí tuyến thành một vành đai liên tục bao quanh Trái Đất.

Nền nhiệt độ cao. Lượng mưa lớn trong năm.

Giới động, thực vật phong phú và đa dạng.

Ôn hòa

Nằm giữa đới nóng và đới lạnh, khoảng giữa hai chí tuyến đến hai vòng cực.

Khí hậu mang tính chất trung gian giữa đới nóng và đới lạnh, thời tiết thay đổi thất thường.

Thiên nhiên thay đổi theo bốn mùa. Thảm thực vật thay đổi từ tây sang đông, động vật ít hơn so với đới nóng.

Lạnh

Nằm trong khoảng từ vòng cực về phía hai cực.

Khí hậu khắc nghiệt. Xứ sở của băng tuyết, nhiệt độ trung bình và lượng mưa rất thấp.

Thực vật kém phát triển bao gồm các cây thấp, lùn, xen với rêu, địa y. Động vật có lông và mỡ dày.

 

Lý thuyết Địa Lí 6 Bài 20: Sinh vật và sự phân bố các đới thiên nhiên. Rừng nhiệt đới | Chân trời sáng tạo

III. Rừng nhiệt đới

- Phân bố: Từ vùng Xích đạo đến hết vành đai nhiệt đới ở cả bán cầu Bắc và bán cầu Nam.

- Khí hậu

+ Nhiệt độ trung bình năm trên 210C.

+ Lượng mưa trung bình năm trên 1 700 mm.

- Sinh vật

+ Động vật rất phong phú, nhiều loài sống trên cây, leo trèo giỏi như khỉ, vượn,... nhiều loài chim ăn quả có màu sắc sặc sỡ.

+ Rừng gồm nhiều tầng, trong rừng có nhiều loài cây thân gỗ, dây leo chẳng chịt; phong lan, tầm gửi, địa y bám trên thân cây.

- Phân loại: Rừng nhiệt đới gió mùa và rừng mưa nhiệt đới

Lý thuyết Địa Lí 6 Bài 20: Sinh vật và sự phân bố các đới thiên nhiên. Rừng nhiệt đới | Chân trời sáng tạo

Lý thuyết Địa Lí 6 Bài 20: Sinh vật và sự phân bố các đới thiên nhiên. Rừng nhiệt đới | Chân trời sáng tạo

 

Phần 3: Bài tập trắc nghiệm

Với 20 câu hỏi trắc nghiệm Địa Lí lớp 6 Bài 20: Sinh vật và sự phân bố các đới thiên nhiên. Rừng nhiệt đới chọn lọc, có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Chân trời sáng tạo sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Địa Lí 6.

Câu 1. Sinh vật trên Trái Đất tập trung chủ yếu ở

A. đới ôn hòa và đới lạnh.

B. xích đạo và nhiệt đới.

C. đới nóng và đới ôn hòa.

B. đới lạnh và đới nóng.

Lời giải

Đáp án C.

SGK/182, lịch sử và địa lí 6.

Câu 2. Rừng lá kim thường phân bố tương ứng với kiểu khí hậu nào sau đây?

A. Nhiệt đới ẩm gió mùa.

B. Ôn đới lục địa.

C. Ôn đới địa trung hải.

D. Ôn đới hải dương.

Lời giải

Đáp án D.

SGK/182, lịch sử và địa lí 6.

Câu 3. Các thảm thực vật trên Trái Đất thường phân bố theo sự thay đổi nào sau đây?

A. Dạng và hướng địa hình.

B. Độ cao và hướng sườn.

C. Vĩ độ và độ cao địa hình.

D. Vị trí gần, xa đại dương.

Trả lời:

Đáp án C.

SGK/182, lịch sử và địa lí 6.

Câu 4. Khí hậu nhiệt đới gió mùa có kiểu thảm thực vật chính nào sau đây?

A. Rừng hỗn hợp. 

B. Rừng cận nhiệt ẩm. 

C. Rừng lá rộng. 

D. Rừng nhiệt đới ẩm. 

Lời giải

Đáp án D.

SGK/182, lịch sử và địa lí 6.

Câu 5. Những loài thực vật tiêu biểu ở miền cực có khí hậu lạnh giá là

A. cây lá kim.

B. cây lá cứng. 

C. rêu, địa y.

D. sồi, dẻ, lim.

Lời giải

Đáp án C.

SGK/183, lịch sử và địa lí 6.

Câu 6. Các loài động vật nào sau đây thuộc loài động vật di cư?

A. Gấu trắng Bắc Cực.

B. Vượn cáo nhiệt đới.

C. Các loài chim.

D. Thú túi châu Phi.

Lời giải

Đáp án C.

SGK/183, lịch sử và địa lí 6.

Câu 7. Rừng mưa nhiệt đới phân bố chủ yếu ở nơi có khí hậu

A. nóng, khô, lượng mưa nhỏ.

B. mưa nhiều, ít nắng, ẩm lớn.

C. nóng, ẩm, lượng mưa lớn.

D. ít mưa, khô ráo, nhiều nắng.

Lời giải

Đáp án C.

SGK/185, lịch sử và địa lí 6.

Câu 8. Sự đa dạng của sinh vật được thể hiện ở sự đa dạng của

A. số lượng loài.

B. môi trường sống.

C. nguồn cấp gen.

D. thành phần loài.

Lời giải

Đáp án D.

SGK/182, lịch sử và địa lí 6.

Câu 9. Rừng nhiệt đới được chia thành hai kiểu chính nào sau đây?

A. Rừng mưa nhiệt đới và rừng nhiệt đới gió mùa.

B. Rừng mưa nhiệt đới và rừng cận nhiệt đới mùa.

C. Rừng nhiệt đới ẩm và rừng nhiệt đới xích đạo.

D. Rừng nhiệt đới khô và rừng cận nhiệt gió mùa.

Lời giải

Đáp án A.

SGK/185, lịch sử và địa lí 6.

Câu 10. Nhân tố tự nhiên nào sau đây có ảnh hưởng đến sự phân bố sinh vật trên Trái Đất rõ nhất?

A. Khí hậu.

B. Thổ nhưỡng.

C. Địa hình.

D. Nguồn nước.

Lời giải

Đáp án A.

Trong các nhân tố tự nhiên ảnh hưởng đến sự phân bố thực vật, động vật trên Trái Đất, nhân tố ảnh hưởng rõ nhất đối với thực vật là khí hậu. Ảnh hưởng rõ rệt đến sự phân bố và đặc điểm thực vật (nhiệt độ, lượng mưa).

Câu 11. Rừng nhiệt đới phân bố chủ yếu ở

A. vùng cận cực.

B. vùng ôn đới.

C. hai bên chí tuyến.

D. hai bên xích đạo.

Lời giải

Đáp án D.

SGK/185, lịch sử và địa lí 6.

Câu 12. Loại gió nào sau đây thổi thường xuyên ở khu vực đới ôn hòa?

A. Gió Tín phong.

B. Gió Đông cực.

C. Gió Tây ôn đới. 

D. Gió Tây Nam. 

Lời giải

Đáp án C.

SGK/184, lịch sử và địa lí 6.

Câu 13. Rừng nào sau đây được mệnh danh là “lá phổi xanh” của Trái Đất?

A. Rừng cận nhiệt đới.

B. Rừng ôn đới.

C. Rừng nhiệt đới.

D. Rừng lá kim.

Lời giải

Đáp án C.

SGK/185, lịch sử và địa lí 6.

Câu 14. Trên Trái Đất có những đới khí hậu nào sau đây?

A. Một đới nóng, hai đới ôn hoà, hai đới lạnh.

B. Hai đới nóng, một đới ôn hoà, hai đới lạnh.

C. Một đới nóng, hai đới ôn hoà, một đới lạnh.

D. Hai đới nóng, hai đới ôn hoà, một đới lạnh.

Lời giải

Đáp án A.

SGK/183, lịch sử và địa lí 6.

Câu 15. Khu vực nào sau đây có rừng nhiệt đới?

A. Trung Mĩ.

B. Bắc Á.

C. Nam cực.

D. Bắc Mĩ.

Lời giải

Đáp án A.

SGK/185, lịch sử và địa lí 6.

Câu 16. Loại gió nào sau đây thổi thường xuyên trong khu vực đới nóng?

A. Gió Tây ôn đới. 

B. Gió mùa.

C. Gió Tín phong.

D. Gió Đông cực.

Lời giải

Đáp án C.

SGK/184, lịch sử và địa lí 6.

Câu 17. Ở đới nào sau đây thiên nhiên thay đổi theo bốn mùa rõ nét nhất?

A. Nhiệt đới.

B. Cận nhiệt đới.

C. Ôn đới. 

D. Hàn đới. 

Lời giải

Đáp án C.

SGK/184, lịch sử và địa lí 6.

Câu 18. Loại gió nào sau đây thổi thường xuyên ở khu vực đới lạnh?

A. Gió Tín phong.

B. Gió Đông cực.

C. Gió Tây ôn đới. 

D. Gió mùa. 

Lời giải

Đáp án B.

SGK/184, lịch sử và địa lí 6.

Câu 19. Cảnh quan ở đới ôn hòa thay đổi theo

A. vĩ độ.

B. kinh độ.

C. độ cao.

D. hướng núi.

Lời giải

Đáp án A.

SGK/184, lịch sử và địa lí 6.

Câu 20. Nguyên nhân chủ yếu một số động vật bị suy giảm hiện nay là do

A. Mở đường giao thông.

B. Thâm canh lúa nước.

C. Khai thác rừng bừa bãi.

D. Khai thác khoáng sản.

Lời giải

Đáp án C.

Nguyên nhân chủ yếu một số động vật bị suy giảm là do những hoạt động khai thác rừng bừa bãi không có kế hoạch của con người một phần làm mất nơi cư trú, một phần khiến nhiều loài ăn cỏ bị chết đói dẫn đến các loài ăn thịt cũng bị ảnh hưởng.

Bài viết liên quan

270
  Tải tài liệu