Bài 14: Biến đổi khí hậu và ứng phó với biến đổi khí hậu
Bài 14: Biến đổi khí hậu và ứng phó với biến đổi khí hậu
Bài 14: Biến đổi khí hậu và ứng phó với biến đổi khí hậu
Phần 1: Giải Sách Giáo Khoa
Câu hỏi giữa bài
Câu hỏi 1 trang 160 Địa Lí lớp 6: Quan sát hình 14.1, hình 14.2 và đọc thông tin trong bài, em hãy:
- Cho biết sự khác nhau giữa hình 14.1 và hình 14.2. Giải thích.
- Nêu một số biểu hiện của biến đổi khí hậu trên Trái Đất.
Trả lời:
- Sự khác nhau ở hai hình là tới năm 2005 trên đỉnh núi An-pơ đã xuất hiện hiện tượng băng tuyết tan. Nguyên nhân do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, nhiệt độ Trái Đất tăng lên,…
- Một số biểu hiện của biểu đổi khí hậu trên Trái Đất
+ Nhiệt độ không khí tăng, khí hậu Trái Đất nóng lên.
+ Mực nước biển dâng cao, dẫn đến số lượng các loài sinh vật suy giảm.
+ Biến động trong chế độ mưa, lượng mưa, gia tăng tốc độ tan băng.
+ Gia tăng các hiện tượng thời tiết cực đoan: bão, lũ lụt, hạn hán,...
Câu hỏi 2 trang 161 Địa Lí lớp 6: Dựa vào thông tin trong bài, bảng 14.1 và hình 14.3, em hãy:
- Cho biết bản thân em có thể thực hiện được biện pháp phòng tránh thiên tai nào?
- Giải thích tại sao các hoạt động trong hình 14.3 sẽ giúp chúng ta ứng phó với biến đổi khí hậu?
Trả lời:
- Một số biện pháp để phòng tránh thiên tai
+ Tăng cường trồng cây gây rừng và bảo vệ rừng.
+ Sử dụng nước và thực phẩm hợp lí, tiết kiệm.
+ Theo dõi thông tin thiên tai, khắc phục sự cố.
+ Vệ sinh môi trường nơi ở, giúp đỡ người khác,...
- Những hoạt động trong hình 14.3 là những giải pháp có thể góp phần làm giảm lượng khí thải nhà kính, sử dụng nặng lượng tái tạo thay cho những năng lượng khai thác tự nhiên, đi xe công cộng đến trường.,... giúp đỡ, khắc phục sự cố sau thiên tai.
Luyện tập - Vận dụng
Luyện tập trang 162 Địa Lí lớp 6: Em hãy lập sơ đồ các biểu hiện của biến đổi khí hậu.
Trả lời:
Học sinh có thể tham khảo một số sơ đồ biểu hiện của biến đổi khí hậu sau:
Vận dụng trang 162 Địa Lí lớp 6: Địa phương em ở thường xảy ra loại thiên tai nào? Bản thân em có thể làm gì để phòng tránh thiên tai ấy?
Trả lời:
- Địa phương em thường xảy ra một số thiên tai như bão lũ, lốc xoáy, lũ lụt, hạn hán, mưa đá, sương muối, giá rét,...
- Một số phương pháp để phòng tránh thiên tai
+ Nghe dự báo thời tiết, hạn chế di chuyển khi mưa lớn.
+ Tăng cường trồng cây và bảo vệ rừng.
+ Sử dụng nước, thực phẩm hợp lí và tiết kiệm.
+ Thường xuyên vệ sinh môi trường xung quanh,…
Phần 2: Lý thuyết bài học
Với tóm tắt lý thuyết Địa Lí lớp 6 Bài 14: Biến đổi khí hậu và ứng phó với biến đổi khí hậu hay nhất, chi tiết sách Chân trời sáng tạo sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt Địa Lí 6.
I. Biến đổi khí hậu
- Khái niệm: Là sự thay đổi trạng thái của khí hậu so với trung bình nhiều năm.
- Biểu hiện
+ Sự nóng lên toàn cầu.
+ Mực nước biển dâng.
+ Gia tăng các hiện tượng khí tượng cực đoan (băng tan, bão, lũ lụt,…).
- Nguyên nhân: Các hoạt động công nghiệp và sinh hoạt của con người làm tăng nhanh khí CO2.
- Tác động
+ Tích cực: Mở ra các tuyến hàng hải mới, nhiều vùng đất lạnh giá có thể canh tác được,…
+ Tiêu cực: Thiệt hại lớn về người, của từ các thiên tai; nhiều vùng đất bị ngập, sạt lở,…
- Giải pháp
+ Sử dụng tiết kiệm và hiệu quả năng lượng.
+ Sử dụng phương tiện giao thông công cộng.
+ Hạn chế dùng túi ni-lông, đồ nhựa.
+ Tích cực trồng cây xanh, bảo vệ rừng,...
II. Phòng tránh thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu
- Một số biện pháp phòng tránh thiên tai
Giai đoạn |
Biện pháp |
Trước khi xảy ra thiên tai |
Dự báo thời tiết, dự trữ lương thực, trồng và bảo vệ rừng, xây dựng hồ chứa, sơ tán người dân. |
Trong khi xảy ra thiên tai |
Ở nơi an toàn, hạn chế di chuyển, giữ gìn sức khoẻ, sử dụng nước và thực phẩm tiết kiệm, theo dõi thông tin thiên tai. |
Sau khi xảy ra thiên tai |
Khắc phục sự cố, vệ sinh nơi ở, vệ sinh môi trường, giúp đỡ người khác. |
- Một số biện pháp ứng phó với biến đổi khí hậu
+ Tăng cường trồng cây gây rừng và bảo vệ rừng.
+ Sử dụng tiết kiệm và hiệu quả năng lượng.
+ Sử dụng phương tiện giao thông công cộng.
+ Sử dụng nước và thực phẩm hợp lí, tiết kiệm,…
Phần 3: Bài tập trắc nghiệm
Với 10 câu hỏi trắc nghiệm Địa Lí lớp 6 Bài 14: Biến đổi khí hậu và ứng phó với biến đổi khí hậu chọn lọc, có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Chân trời sáng tạo sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Địa Lí 6.
Câu 1. Biến đổi khí hậu là những thay đổi của
A. sinh vật.
B. sông ngòi.
C. khí hậu.
D. địa hình.
Lời giải
Đáp án C.
SGK/160, lịch sử và địa lí 6.
Câu 2. Các chất khí chủ yếu gây hiệu ứng nhà kính là
A. H2O, CH4, CFC.
B. N2O, O2, H2, CH4.
C. CO2, N2O, O2.
D. CO2, CH4, CFC.
Lời giải
Đáp án D.
Các chất khí gây hiệu ứng nhà kính là CO2 (Cacbonic - 50%), tiếp đến là các khí CFC (20%), khí CH4 (metan - 16%). Ngoài ra còn có khí N2O, O3,...
Câu 3. Biến đổi khí hậu là vấn đề của
A. mỗi quốc gia.
B. mỗi khu vực.
C. mỗi châu lục.
D. toàn thế giới.
Đáp án D.
SGK/160, lịch sử và địa lí 6.
Câu 4. Sự nóng lên của Trái Đất không làm cho
A. băng hai cực tăng.
B. mực nước biển dâng.
C. sinh vật phong phú.
D. thiên tai bất thường.
Lời giải
Đáp án C.
SGK/162, lịch sử và địa lí 6.
Câu 5. Biểu hiện chủ yếu của biến đổi khí hậu là
A. nhiệt độ Trái Đất tăng.
B. số lượng sinh vật tăng.
C. mực nước ở sông tăng.
D. dân số ngày càng tăng.
Lời giải
Đáp án A.
SGK/160, lịch sử và địa lí 6.
Câu 6. Hội nghị thượng đỉnh Liên Hiệp Quốc (COP21) năm 2015 về biến đổi khí hậu diễn ra ở
A. Béc-lin (Đức).
B. Luân Đôn (Anh).
C. Pa-ri (Pháp).
D. Roma (Italia).
Lời giải
Đáp án C.
Hội nghị thượng đỉnh Liên Hiệp Quốc (COP21) năm 2015 diễn ra tại Pa-ri (Pháp), lần đầu tiên có 196 nước tham gia Công ước khung của Liên Hiệp Quốc về biến đổi khí hậu đã đi đến một Thỏa thuận Pa-ri buộc tất cả các nước cắt giảm lượng phát khí cacbonic (CO2).
Câu 7. Biến đổi khí hậu làm nước biển dâng ảnh hưởng lớn nhất đến vùng
A. cao nguyên.
B. đồng bằng.
C. đồi.
D. núi.
Lời giải
Đáp án B.
SGK/161, lịch sử và địa lí 6.
Câu 8. Hoạt động ứng phó với biến đổi khí hậu không phải là
A. tiết kiệm điện, nước.
B. trồng nhiều cây xanh.
C. giảm thiểu chất thải.
D. khai thác tài nguyên
Đáp án D.
SGK/162, lịch sử và địa lí 6.
Câu 9. Biến đổi khí hậu là do tác động của
A. các thiên thạch rơi xuống.
B. các vụ nổ hạt nhân, thử vũ khí.
C. các thiên tai trong tự nhiên.
D. các hoạt động của con người.
Lời giải
Đáp án D.
SGK/160, lịch sử và địa lí 6.
Câu 10. Một trong những biểu hiện của biến đổi khí hậu là
A. quy mô kinh tế thế giới tăng.
B. dân số thế giới tăng nhanh.
C. thiên tai bất thường, đột ngột.
D. thực vật đột biến gen tăng.
Lời giải
Đáp án C.
SGK/162, lịch sử và địa lí 6.