Bài 5: Vị trí Trái Đất trong hệ Mặt Trời. Hình dạng, kích thước của Trái Đất

Bài 5: Vị trí Trái Đất trong hệ Mặt Trời. Hình dạng, kích thước của Trái Đất

562
  Tải tài liệu

Bài 5: Vị trí Trái Đất trong hệ Mặt Trời. Hình dạng, kích thước của Trái Đất

Phần 1: Giải Sách Giáo Khoa

Câu hỏi giữa bài

Câu hỏi 1 trang 126 Địa Lí lớp 6: Quan sát hình 5.1, em hãy :

- Kể tên các hành tinh quay quanh Mặt Trời.

- Sắp xếp các hành tinh theo thứ tự xa dần Mặt Trời. Theo thứ tự này, Trái Đất nằm ở vị trí thứ mấy?

Bài 5: Vị trí Trái Đất trong hệ Mặt Trời. Hình dạng, kích thước của Trái Đất

Trả lời:

- Các hành tinh quay quanh Mặt Trời: Thủy Tinh, Kim Tinh, Trái Đất, Hỏa Tinh, Mộc Tinh, Thổ Tinh, Thiên Vương Tinh, Hải Vương Tinh.

- Sắp xếp các hành tinh theo thứ tự xa dần Mặt Trời như sau: Thủy Tinh, Kim Tinh, Trái Đất, Hỏa Tinh, Mộc Tinh, Thổ Tinh, Thiên Vương Tinh, Hải Vương Tinh. Theo thứ tự này, Trái Đất nằm ở vị trí thứ 3.

Bài 5: Vị trí Trái Đất trong hệ Mặt Trời. Hình dạng, kích thước của Trái Đất

Câu hỏi 2 trang 127 Địa Lí lớp 6: Dựa vào hình 5.2, hình 5.3 và thông tin trong bài, em hãy:

- Cho biết:

+ Hình dạng của Trái Đất.

+ Độ dài của bán kính Trái Đất tại Xích đạo.

+ Độ dài đường Xích đạo.

- Nhận xét về kích thước của Trái Đất so với các hành tinh khác trong hệ Mặt Trời.

 

Trả lời:

- Đặc điểm Trái Đất

+ Trái Đất có dạng hình cầu với kích thước lớn.

+ Độ dài bán kính của Trái Đất là 6378 km.

+ Độ dài đường xích đạo là 40076 km.

- Nhận xét: Trong hệ Mặt Trời, Trái Đất có kích thước đứng thứ tư theo thứ tự từ nhỏ đến lớn so với các hành tinh khác.

Câu hỏi 2 trang 127 Địa Lí lớp 6

Luyện tập - Vận dụng

Luyện tập trang 127 Địa Lí lớp 6: Hãy lập sơ đồ hệ thống hóa kiến thức về hình dạng, kích thước và vị trí của Trái Đất trong hệ Mặt Trời.

Trả lời:

Sơ đồ hệ thống hóa kiến thức về hình dạng, kích thước và vị trí của Trái Đất trong hệ Mặt Trời, học sinh có thể tham khảo một trong các cách sơ đồ hóa sau:

 

Bài 5. Vị trí Trái Đất trong hệ Mặt Trời. Hình dạng, kích thước của Trái Đất

Vận dụng trang 127 Địa Lí lớp 6: Hãy sưu tầm một số thông tin và hình ảnh về Trái Đất hoặc hệ Mặt Trời.

Trả lời:

Học sinh có thể tìm kiếm thông tin qua sách, báo, internet,… về một số thông tin và hình ảnh về Trái Đất hoặc hệ Mặt Trời

Bài 5. Vị trí Trái Đất trong hệ Mặt Trời. Hình dạng, kích thước của Trái Đất

Bài 5. Vị trí Trái Đất trong hệ Mặt Trời. Hình dạng, kích thước của Trái Đất

 

Một đoạn thông tin về Trái Đất

Trái Đất hay Địa Cầu là hành tinhthứ ba tính từMặt Trời, đồng thời cũng là hành tinh lớn nhất trong các hành tinh đất đá của hệ Mặt Trời xét về bán kínhkhối lượng và mật độ vật chất. Trái Đất còn được biết tên với các tên gọi "hành tinh xanh”, là nhà của hàng triệu loài sinh vật, trong đó có con người và cho đến nay nó là nơi duy nhất trong vũ trụ được biết đến là có sự sống.

Hành tinh này được hình thành cách đây 4,55 tỷ năm và sự sống xuất hiện trên bề mặt của nó khoảng 1 tỷ năm trước. Kể từ đó, sinh quyểnkhí quyển của Trái Đất và các điều kiện vô cơ khác đã thay đổi đáng kể, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phổ biến của các vi sinh vật ưa khí cũng như sự hình thành của tầng ôzôn-lớp bảo vệ quan trọng, cùng với từ trường của Trái Đất, đã ngăn chặn các bức xạ có hại và chở che cho sự sống.

Các đặc điểm vật lý của Trái Đất cũng như lịch sử địa lý hay quỹ đạo, cho phép sự sống tồn tại trong thời gian qua. Người ta ước tính rằng Trái Đất chỉ còn có thể hỗ trợ sự sống thêm 1,5 tỷ năm nữa, trước khi kích thước của Mặt Trời tăng lên và tiêu diệt hết sự sống.

Phần 2: Lý thuyết bài học 

Với tóm tắt lý thuyết Địa Lí lớp 6 Bài 5: Vị trí Trái Đất trong hệ Mặt Trời. Hình dạng, kích thước của Trái Đất hay nhất, chi tiết sách Chân trời sáng tạo sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt Địa Lí 6.

I. Vị trí của Trái Đất trong hệ Mặt Trời

- Vị trí: Trái Đất nằm ở vị trí thứ 3 theo thứ tự xa dần Mặt Trời

- Ý nghĩa: Khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trời là khoảng cách lí tưởng giúp cho Trái Đất nhận được lượng nhiệt và ánh sáng phù hợp để sự sống có thể tồn tại và phát triển.

Lý thuyết Địa Lí 6 Bài 5: Vị trí Trái Đất trong hệ Mặt Trời. Hình dạng, kích thước của Trái Đất | Chân trời sáng tạo

II. Hình dạng, kích thước của Trái Đất 

- Hình dạng: Trái Đất có dạng hình cầu.

- Kích thước: Trái Đất có bán kính Xích đạo là 6 378 km, diện tích bề mặt là 510 triệu km2. 

-> Nhờ có kích thước và khối lượng đủ lớn, Trái Đất đã tạo ra lực hút giữ được các chất khí làm thành lớp vỏ khí bảo vệ mình.

Lý thuyết Địa Lí 6 Bài 5: Vị trí Trái Đất trong hệ Mặt Trời. Hình dạng, kích thước của Trái Đất | Chân trời sáng tạo

Phần 3: Bài tập trắc nghiệm

Với 12 câu hỏi trắc nghiệm Địa Lí lớp 6 Bài 5: Vị trí Trái Đất trong hệ Mặt Trời. Hình dạng, kích thước của Trái Đất chọn lọc, có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Chân trời sáng tạo sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Địa Lí 6.

Câu 1. Hệ Mặt Trời gồm có Mặt Trời và bao nhiêu hành tinh khác nhau?

A. 8.

B. 9.

C. 7.

D. 6.

Lời giải

Đáp án A.

SGK/126, lịch sử và địa lí 6.

Câu 2. Trái Đất có dạng hình gì?

A. Hình tròn.

B. Hình vuông.

C. Hình cầu.

D. Hình bầu dục.

Lời giải

Đáp án C.

SGK/127, lịch sử và địa lí 6.

Câu 3. Vị trí thứ 4 trong Hệ Mặt Trời là hành tinh nào dưới đây?

A. Trái Đất.

B. Sao Mộc.

C. Sao Hỏa.

D. Sao Thổ.

Lời giải

Đáp án C.

SGK/126, lịch sử và địa lí 6.

Câu 4. Trong hệ Mặt Trời, Trái Đất ở vị trí nào theo thứ tự xa dần Mặt Trời?

A. Vị trí thứ 3.

B. Vị trí thứ 5.

C. Vị trí thứ 9.

D. Vị trí thứ 7.

Lời giải

Đáp án A.

SGK/126, lịch sử và địa lí 6.

Câu 5. Trái Đất có bán kính ở cực là

A. 6387 km.

B. 6356 km.

C. 6378 km.

D. 6365 km.

Lời giải

Đáp án B.

SGK/127, lịch sử và địa lí 6.

Câu 6. Các hành tinh trong hệ Mặt Trời được sắp xếp như thế nào trong hệ Mặt Trời từ gần đến xa?

A. Hải Vương - Sao Thủy - Sao Kim - Trái Đất - Sao Hỏa - Sao Mộc - Sao Thổ - Thiên Vương.

B. Thiên Vương - Hải Vương - Trái Đất - Sao Kim - Sao Thủy - Sao Hỏa - Sao Mộc - Sao Thổ.

C. Sao Mộc - Sao Kim - Trái Đất - Sao Hỏa - Sao Thủy - Sao Thổ - Thiên Vương - Hải Vương.

D. Sao Thủy - Sao Kim - Trái Đất - Sao Hỏa - Sao Mộc - Sao Thổ - Thiên Vương - Hải Vương.

Lời giải

Đáp án D.

SGK/126, lịch sử và địa lí 6.

Câu 7. Mặt Trời và 8 hành tinh chuyển động xung quanh nó còn được gọi là

A. Thiên hà.

B. Hệ Mặt Trời.

C. Trái Đất.

D. Dải ngân hà.

Lời giải

Đáp án B.

SGK/126, lịch sử và địa lí 6.

Câu 8. Nếu xếp theo thứ tự khoảng cách xa dần Mặt Trời ta sẽ có

A. Thuỷ Tinh, Kim Tinh, Trái Đất, Hoả Tinh.

B. Kim Tinh, Trái Đất, Thuỷ Tinh, Hoả Tinh.

C. Kim Tinh, Thuỷ Tinh, Hoả Tinh, Trái Đất.

D. Kim Tinh, Thuỷ Tinh, Trái Đất, Hoả Tinh.

Lời giải

Đáp án A.

SGK/126, lịch sử và địa lí 6.

Câu 9. Trái Đất có bán kính ở Xích đạo là

A. 6387 km.

B. 6356 km.

C. 6378 km.

D. 6365 km.

Lời giải

Đáp án C.

SGK/127, lịch sử và địa lí 6.

Câu 10. Hành tinh đứng đầu tiên trong Hệ Mặt Trời là

A. Sao Kim.

B. Sao Thủy.

C. Trái Đất.

D. Sao Hỏa.

Lời giải

Đáp án B.

SGK/126, lịch sử và địa lí 6.

Câu 11. Nếu xếp theo thứ tự khoảng cách gần dần Mặt Trời ta sẽ có

A. Hỏa Tinh, Trái Đất, Thuỷ Tinh, Hoả Tinh.

B. Hỏa Tinh, Trái Đất, Kim Tinh, Thuỷ Tinh.

C. Thuỷ Tinh, Kim Tinh, Trái Đất, Hoả Tinh.

D. Hỏa Tinh, Thuỷ Tinh, Hoả Tinh, Trái Đất.

Lời giải

Đáp án B.

SGK/126, lịch sử và địa lí 6.

Câu 12. Trái Đất có dạng hình cầu nên xuất hiện hiện tượng nào dưới đây?

A. Luôn có một nửa được Mặt Trời chiếu sáng và một nửa không được chiếu sáng.

B. Bất kì thời điểm nào trong ngày cũng nhận được Mặt Trời chiếu sáng suốt 24h.

C. Trên Trái Đất khu vực nào cũng có 4 mùa điển hình với ngày đêm dài bằng nhau.

D. Trái Đất thực hiện nhiều chuyển động trong một năm nên gây ra nhiều thiên tai.

Lời giải

Đáp án A.

Do Trái Đất có dạng hình cầu nên một nửa luôn đươc chiếu sáng, nửa còn lại không được chiếu sáng -> sinh ra ngày và đêm.

Bài viết liên quan

562
  Tải tài liệu